262-2019 - page 8

8
Đô thị -
Thứ Tư13-11-2019
Đại diệnACV thuyếtminh dự án sân bay Long Thành cho đại biểu bên lềQuốc hội. Ảnh: C.LUẬN
Cácđại biểuQuốchội cóquanđiểm
khácnhauvề việc chọndoanhnghiệp
có thực lựcđể triểnkhai dựán.
“Chọn mặt gửi vàng”cho dự án sân
CHÂNLUẬN-ĐỨCMINH
N
gày 12-11, Quốc hội
(QH) thảo luận về báo
cáo nghiên cứu khả thi
dự án Cảng hàng không quốc
tế Long Thành giai đoạn một
do Chính phủ trình và dự thảo
nghị quyết về vấn đề này. Các
đại biểu (ĐB) đều đồng tình
rằng làm sân bay Long Thành
là cần thiết nhưng vẫn có quan
điểm khác nhau về việc doanh
nghiệp nào sẽ được giao triển
khai dự án.
Tư nhân cũng có thể
làm tốt
Giai đoạn một của sân bay
Long Thành có bốn hạng mục.
Chính phủ đề nghị giao hạng
mục một cho Tổng Công ty
Cảng hàng không Việt Nam
(ACV) trực tiếp đầu tư và
cho các cơ quan quản lý nhà
nước thuê lại; hạng mục hai
giao cho Tổng Công ty Quản
lý bay Việt Nam (VATM) trực
tiếp đầu tư bằng vốn của doanh
nghiệp; hạng mục ba giao cho
ACV trực tiếp đầu tư bằng vốn
của doanh nghiệp; hạng mục
bốn giaoACV hợp tác đầu tư,
nhượng quyền đầu tư, khai
thác hoặc xã hội hóa đầu tư.
Theo tờ trình của Chính phủ:
“ACV có năng lực tài chính
lành mạnh, có nguồn thu sẵn
sàng của 21 cảng hàng không
để bù đắp thiếu hụt dòng tiền”.
Tuy nhiên, ĐB Nguyễn Lâm
Đánh giá hiệu quả kinh tế cao
“Dự án này phải là
một phần thưởng
quý báu, không thể
là một di sản “bỏ thì
thương, vương thì
tội” trên vai các thế
hệ mai sau.”
ĐB
Trương Trọng Nghĩa
Thành (Lạng Sơn) đặt vấn đề:
“Đến nay chỉ có 8/21 cảng
hàng không nội địa có thu đủ
chi và có lãi, vậy còn 13 cảng
vẫn phải bù lỗ, chưa thể đóng
góp nguồn vốn choACV trong
tương lai gần”.
Trong khi đó, ĐB Hoàng
Văn Cường (Hà Nội) đánh giá
cao chủ trương giao sân bay
Long Thành cho ACV triển
khai vì đơn vị này có lợi thế,
kinh nghiệm đầu tư và quản
lý cảng hàng không.
Nhưng ĐBCường cũng nêu
quan điểm chưa thể khẳng
định chỉ cóACVmới có kinh
nghiệm, khả năng trong việc
đầu tư cảng hàng không, còn
các doanh nghiệp tư nhân
khác thì không. Có nhiều dự
án dù tư nhân đầu tư chưa có
kinh nghiệm nhưng vẫn thành
công, điển hình nhưCảng hàng
không quốc tế Vân Đồn chỉ
làm mất hai năm.
Từ đó ĐB Cường đề nghị
Chính phủ nên kêu gọi các tập
đoàn tư nhân có năng lực, có
mongmuốn, nguyệnvọngquan
tâm đầu tư các hạng mục vào
dự án cùng ngồi lại với nhau
và trong đó lấy ACV là hạt
nhân để liên kết những nhà
đầu tư này.
ĐB Trương Trọng Nghĩa
(TP.HCM) bày tỏ ý nghĩ: Cử tri,
nhân dân và ĐBQH đều đồng
ý phải xây dựng sân bay Long
Thành càng sớm càng tốt. Dự
án này phải tạo động lực cho
Việt Nam cất cánh, vươn cao,
thoát bẫy thu nhập trung bình.
Nhưng nếu làm không tốt, nó
sẽ đè nặng lên đôi cánh phát
triển của đất nước như một số
dự án “trùm mền, đắp chiếu”
đang tồn tại.
Theo ôngNghĩa: “Dự án này
phải là một phần thưởng quý
báu, không thể là một di sản
“bỏ thì thương, vương thì tội””
trên vai các thế hệ mai sau”.
ĐB Nghĩa cho hay đã tham
khảo ý kiến các chuyên gia và
tán thành ý kiến của các ĐB
nói trên. “Tôi hết sức tán thành
chủ trương giao cho các nhà
đầu tư trong nước nhưng về
vốn thì chắc chắn sẽ phải sử
dụng cả hai nguồn vốn đầu
tư tư nhân và đầu tư công,
bao gồm vốn tự có, vốn ngân
sách, vốn vay trong nước và
nước ngoài” - ông Nghĩa nói
và cho rằng nếu ACV đủ lực
thì cũng không ngại cạnh tranh
lành mạnh.
Sẽ huy động nguồn
lực trong nước
Khi có nhiều ĐB nhắc đến
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể,
khi sân bay Long Thành hoàn thành, lượng
khách thông qua có thể đạt ngay 20-25 triệu
khách/năm. Những sân bay khác như Cần Thơ
xây xong 10 năm mới có 1 triệu khách/năm.
Lượng khách qua sân bay Vân Đồn trong năm
đầu cũng rất thấp.
“Riêng sân bay LongThành vừa xong sẽ đảm
bảo lượng khách thông qua tới 25 triệu khách/
năm. Đến năm 2030, con số này sẽ là 85 triệu
khách/năm. Tổng công suất của Tân Sơn Nhất
và Long Thành giai đoạn hai có thể lên tới 100
triệu khách/năm… Chính vì thế, tư vấn đánh
giá hiệu quả kinh tế của dự án rất cao…”- ông
Thể nhấn mạnh.
Về giải phóngmặt bằng, ôngNguyễnVănThể
cho hay Chính phủ có ban chỉ đạo công trình
trọng điểm quốc gia do một phó thủ tướng
đứng đầu và thường xuyên kiểm tra tình hình
giải phóng mặt bằng tại Đồng Nai. Thực tế,
việc giải phóng mặt bằng chậm có nhiều lý do.
Chúng tôi tiếp thu ý kiến của ĐBQH sẽ phối hợp
với Đồng Nai, báo cáo Chính phủ, đảmbảomặt
bằng trước hết cho giai đoạn một của dự án.
Ngày 12-11, hàng loạt trang web của cơ
quan về môi trường đồng loạt cảnh báo chất
lượng không khí của Hà Nội đang ở mức
nguy hại đối với sức khỏe. Cụ thể, nồng độ
bụi mịn PM 2.5 tại nhiều khu vực ở Hà Nội
vào buổi sáng đã ở mức cảnh báo màu nâu,
mức cảnh báo khẩn cấp về sức khỏe.
Cảnh báo nâu
Theo Tổng cục Môi trường, từ ngày 5
đến 12-11, chất lượng không khí tại Hà
Nội diễn biến theo chiều hướng xấu. Đặc
biệt, trong ngày 12-11 ghi nhận chỉ số
chất lượng không khí (chỉ số AQI) vượt
ngưỡng 300 (mức nguy hại - mức cảnh
báo màu nâu).
Cụ thể, theo Tổng cục Môi trường,
nồng độ bụi mịn (PM 2.5) trung bình 24
giờ tại tất cả trạm quan trắc môi trường
đã vượt quy chuẩn quy
định và có xu hướng
tăng theo thời gian.
Trong đó, từ ngày 5
đến 12-11, có trạm
quan trắc môi trường
đo được nồng độ trung
bình 24 giờ của PM
2.5 vượt hơn hai lần.
Tương đương với nồng độ PM 2.5, có
trạm quan trắc môi trường đo được giá
trị AQI những ngày này ở mức cao (mức
xấu). Nồng độ PM 2.5 tăng cao vào
khoảng thời gian từ nửa đêm đến sáng
sớm.
Đặc biệt, sáng 12-11, thời điểm từ 1 giờ
đến 7 giờ sáng, chỉ số AQI tại các trạm
quan trắc đặt ở phố Phạm Văn Đồng,
số 556 Nguyễn Văn Cừ, phố Minh Khai
(quận Bắc Từ Liêm) và trạm quan trắc đặt
tại Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội đã
vượt ngưỡng mức nguy
hại.
Theo đó, nhiều khu
vực ở Hà Nội cũng ở
mức cảnh báo đỏ, một
số khu vực cảnh báo
tím, có khu vực cảnh
báo màu nâu.
Theo Chi cục Bảo
vệ môi trường Hà Nội, từ mức cảnh báo
đỏ trở lên, người bình thường bắt đầu
bị ảnh hưởng sức khỏe. Đối với nhóm
người nhạy cảm như trẻ em, người già,
người mắc bệnh hô hấp sẽ gặp vấn đề
sức khỏe nghiêm trọng hơn. Đặc biệt,
Đối với nhóm người nhạy
cảm như trẻ em, người
già, người mắc bệnh hô
hấp sẽ gặp vấn đề sức khỏe
nghiêm trọng hơn.
Cảnhbáokhẩn cấp: Chất lượngkhôngkhíHàNội ởmức nguy
Sáu thang bậc cảnh báo chất lượng không khí từ thấp đến cao gồmxanh (tốt), vàng (trung bình), cam (kém), đỏ (xấu), tím (rất xấu), nâu (nguy hại).
Chuyên gia nói:"Không phải do nghịch nhiệt"
Traođổi với PV,TSHoàngDươngTùng, Chủ tịch
MạnglướikhôngkhísạchViệtNam,đánhgiánhững
ngàyquachấtlượngkhôngkhícủaHàNộiliêntục
ởmức cảnh báo đỏ, tuy nhiên đến ngày 12-11 thì
lên tớimức cảnhbáo tímvànâu là rất bất thường.
TheoTSTùng, các cơquan chức năng cầnphải
tìm hiểu, làm rõ nguyên nhân và có giải pháp
quyết liệt vì ô nhiễm không khí của Hà Nội đã
đến mức báo động. Nhiều tháng qua liên tục có
các đợt cảnh báo từ xấu đến nguy hại. “Một số
người cho rằng ô nhiễm không khí ở Hà Nội do
nghịchnhiệt nhưng tôi nghĩ khôngphải nhưvậy.
Bởi nồng độ bụi mịn PM 2.5 luôn duy trì ở mức
cao trong cả ngày, cao hơn vào buổi sáng. Nếu
do nghịch nhiệt thì nồng độ bụi mịn lúc giảm
xuống sẽ giảm ngay”- ông nói.
Đồng thời TS Tùng nhấn mạnh vấn đề chính
là không được quên các nguồn gây ô nhiễm do
chính con người gây nên, không nên xoáy vào
chuyện nghịch nhiệt. Ô nhiễm không khí của
Hà Nội đã ở mức báo động, tần suất chất lượng
không khí xuống thấp ngày càng nhiều. Vì vậy
cần có hành động cương quyết trong cải thiện
chất lượng không khí cho thủ đô.
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook