271-2019 - page 11

11
Kinh tế -
ThứBảy 23-11-2019
Gạo Việt đặc biệt ngon nhưng
rẻ nhất thế giới
Việt Namphải biết khai thác giải thưởng gạo ngon nhất thế giới để tạo dựng thương hiệu,
gạo chất lượng trongmắt người tiêu dùng quốc tế.
Tiêu điểm
QUANGHUY
S
au khoảng 30 năm xuất
khẩu và sau hơn 10 năm
ra đời cuộc thi gạo ngon
nhất thế giới (World’s Best
Rice), lần đầu tiên hạt gạo
củaViệt Nam (VN) mới giành
giải nhất khi vượt qua Thái
Lan, Campuchia vốn lâu nay
thay nhau thống trị giải này.
Tuy nhiên, khi hạt gạo được
vinh danh ngon nhất thì cũng
là thời điểm giá gạo VN xuất
khẩu đang bán rẻ nhất trong
hơn 10 năm qua.
Bán nhiều, thu tiền
về không bao nhiêu
Dù VN luôn đứng tốp 3
nước xuất khẩu gạo lớn nhất
thế giới nhưng giá gạo xuất
khẩu thường rẻ hơn các nước
khác. Báo cáo mới đây Bộ
NN&PTNT cho thấy giá gạo
xuất khẩu của nước ta đang
thấp nhất trong 12 năm qua.
Ví dụ, tính riêng trong tháng
9 vừa qua, giá gạo 5% tấm
của VN giảm từ 330 USD/
tấn xuống còn 325 USD/tấn.
Trong khi đó, cùng phân
khúc này, gạo Ấn Ðộ tăng đạt
mức giá khoảng 379USD/tấn;
gạo Thái Lan có giá 400-418
USD/tấn, tức cao hơn giá gạo
cùng loại của VN từ 75 đến
93 USD/tấn.
Là người dõi theo suốt
hành trình của hạt gạo Việt,
GSVõ Tòng Xuân chỉ ra một
nghịch lý là gạo VN giá rẻ
không phải do giá thành sản
xuất thấp mà bị khách hàng
thế giới trả giá rẻ.
Cụ thể là trước đâyVN chủ
yếu bán gạo trắng qua các hợp
đồng tập trung của công ty
quốc doanh với giá luôn thấp
hơn gạo Thái Lan cùng loại
trên dưới 50 USD/tấn. Lý do
khách hàng thế giới trừ hao
phí rủi ro về chất lượng gạo
VN như ẩm mốc, mọt… cao
hơn Thái Lan.
Đến thời điểm hiện nay đã
có nhiều doanh nghiệp tham
gia xuất khẩu gạo nhưng giá
gạo VN vẫn thấp hơn giá gạo
Thái Lan và nhiều nước xuất
khẩu gạo khác. Nguyên nhân
khách hàng vẫn còn e ngại
rủi ro chất lượng gạo, cộng
thêm rủi ro truy xuất nguồn
gốc của hạt gạo Việt.
Ông PhạmThái Bình, Tổng
giám đốc Công ty cổ phần
Nông nghiệp công nghệ cao
Trung An, thừa nhận trước
đây gạo VN xuất khẩu chủ
yếu là gạo cấp thấp, giá rẻ.
Hiện nay, dù chất lượng gạo
của VN xuất khẩu đã thay
đổi tích cực nhưng vẫn thua
kém các nước như Thái Lan,
Campuchia về nhiều mặt.
“GạoThái Lan, Campuchia
làm được thương hiệu, xúc
tiến thương mại tốt, tiếp thị
quảng cáo để khách hàng
thế giới biết đến, tạo được
niềm tin về chất lượng nên
bán được giá hơn. Trong khi
đó, với gạo VN, từ lâu khách
hàng thế giới chỉ biết đến gạo
là gạo cấp thấp, giá rẻ, nên
bán gạo chất lượng cao họ
cũng ép giá xuống thấp” - ông
Bình lý giải.
Ông Bình dẫn chứng ngay
cả loại gạo thơmvừa đoạt giải
ngon nhất thế giới là ST25
(gạo Sóc Trăng 25) xuất khẩu
cũng chỉ có giá cao nhất 800
USD/tấn, trong khi gạo thơm
của Thái Lan với phẩm chất
tương tự lên đến 1.200 USD/
tấn.GạoCampuchia dù có chất
lượng tương đương nhưng
vẫn có giá bán cao hơn gạo
VN 50-100 USD/tấn.
Thậmchí ngay tại thị trường
trong nước, gạo VN cũng có
nguy cơ mất dần vị thế khi
người tiêu dùng chuộng các
loại gạo Đài Loan, Thái Lan,
Campuchia.
“Bàn đạp” từ danh
hiệu ngon nhất thế giới
Nhân sự kiện gạo ST25
được vinh danh là gạo ngon
nhất thế giới, Giám đốc Công
ty TNHH Gạo Việt Nguyễn
ThanhLong cho rằngđây là cơ
hội vàng để xây dựng thương
hiệu gạo VN. Danh hiệu này
đáng tự hào nếuVN biết cách
xây dựng thương hiệu, để khi
khách quốc tế nghĩ đến gạo
Việt cũng có nhiều loại gạo
ngon, chứ không chỉ mỗi gạo
cấp thấp giá rẻ.
“Cần phải khai thác, quảng
bá gạo ST24, ST25 và nhiều
giống gạo ngon khác của VN
ra các thị trường thế giới, bao
gồm cả bảo hộ chỉ dẫn địa
lý. Song song đó đẩy mạnh
thương mại loại gạo ngon
nhất thế giới này, xuất khẩu để
nhiều nước biết đến. Để làm
việc này cần có sự chung tay
từ cơ quan nhà nước chứ một
mình doanh nghiệp làmkhông
nổi” - ông Long nhấn mạnh.
GS Võ Tòng Xuân đánh
giá danh hiệu gạo ngon nhất
thế giới sẽ mang lại cơ hội
lớn cho hạt gạo VN, giúp thế
giới biết đến chất lượng gạo
Việt thơmngon. Tuy vậy, quan
trọng là sản xuất lúa gạo phải
theo chuỗi, doanh nghiệp xây
dựng vùng nguyên liệu lớn để
sản xuất đồng nhất một loại
giống, hạn chế sử dụng thuốc
trừ sâu, giảm giá thành, làm
ra gạo đẹp, ngon cơm. Bởi xu
hướng tiêu dùng của thế giới
là các sản phẩm phải ngon,
an toàn, thân thiện với môi
trường, sử dụng ít phân hóa
học và thuốc trừ sâu.
GS Xuân nhấn mạnh: “Cần
cókhuyến cáonôngdânkhông
sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
thiếu kiểmsoát làmảnh hưởng
đến sức khỏe người dân và uy
tín ngành lúa gạo. Đồng thời
phải xóa bỏ ngay tư duy chạy
đua thành tích xuất khẩu mà
cần đầu tư xuất khẩu giống
tốt, nâng cao chất lượng và
giá trị hạt gạo”.
Trao đổi với báo chí, kỹ
sư Hồ Quang Cua, cha đẻ
giống gạo ST25 cũng cho
rằng hiện nay có tình trạng
giống lúa giả, giống lúa bị
nhái, vi phạm nhãn hiệu bảo
hộ tràn lan khắp miền Tây
và cả miền Đông Nam bộ đã
dìm giá cả và giá trị hạt gạo
VN xuống tầm thấp của thế
giới. Do vậy, VN chỉ có thể
xây dựng thương hiệu gạo
khi nào kiểm soát được chất
lượng hạt giống.•
Chín tháng đầu năm nay,
giá gạo xuất khẩu bình quân
giảm 13,4% so với cùng kỳ;
khối lượng xuất khẩu gạo tăng
gần 6%với hơn 5 triệu tấn gạo
nhưnggiá trị thu về lại giảmtới
10%so với cùng kỳ, chỉ đạt hơn
2,2 tỉ USD.
VN cần phải lựa
chọn chiến lược
tập trung vào chất
lượng để tăng giá
trị, thay vì tập
trung vào sản lượng
nhưng bán giá rẻ.
Danh hiệu gạo ngon nhất thế giới sẽmang lại cơ hội lớn cho hạt gạo Việt Nam. Ảnh: QH
Ngày 12-11 vừa qua, gạo VN đã giành giải
gạo ngon nhất thế giới tại cuộc thi Gạo ngon
thếgiới(World’sBestRice),doTheRiceTradertổ
chức tại Philippines.Theođó, giốngST24, ST25
được Hiệp hội Lương thực VN tuyển chọn dự
thi quốc tế, cả hai cùng lọt vào tốpđầu thếgiới
và ban giámkhảo chọn ST25 để trao giải nhất.
Hiện nay loại gạo này đang tạo sức hút
mạnh tại thị trường trongnước với giá 30.000-
35.000 đồng/kg.
Gạo ngon nhất thế giới
Phát biểu trên diễn đàn Quốc hội mới đây,
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường
cho rằng VN đang tái cơ cấu ngành hàng lúa
gạo theo hướng ưu tiên đầu tư một số loại
giốngđể nâng caogiá trị hạt gạo, phùhợp với
nhu cầu thị trường. “Lúa gạo sẽ không chỉ là
mặt hàngbánbình thườngmà trở thànhdược
phẩm, thựcphẩmchứcnăng”- ôngCườngnói.
Ôngdẫnchứng,hiệnnaysảnphẩmdầucám
gạo đem lại giá trị cao hơn sản lượng gạo tự
nhiên. Nhiều doanh nghiệp cùng nông dân
ởĐBSCL đã đầu tư vào lĩnh vực này. ỞQuảng
Trị vừa qua đã xây dựng mô hình 600 ha lúa
gạo hữu cơ, mục đích là phát triển những gì
tinh túy nhất của hạt gạo. “Đây là hướng đi
đúng” - ông Cường nhận định.
Biến gạo thành dược phẩm, thực phẩm chức năng
Vay đầu tư, kinh doanh bất động sản sẽ khó hơn
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành Thông
tư 22/2019 quy định các giới hạn, tỉ lệ đảm bảo an toàn
trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài. Thông tư 22 sẽ chính thức có hiệu lực từ 1-1-2020.
Theo đó, cơ quan này công bố lộ trình để từng bước siết
chặt tỉ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho
vay trung và dài hạn.
Cụ thể, từ ngày 1-1 đến hết tháng 9-2010, tỉ lệ vốn ngắn
hạn được dùng cho vay dài hạn là 40%; từ tháng 10-2020
đến hết tháng 9-2021, tỉ lệ này còn là 37%; từ tháng 10-
2021 đến hết tháng 9-2022 là 34% và từ tháng 10-2022
giảm xuống còn 30%. “Mục tiêu nhằm tăng cường an toàn
trong hoạt động ngân hàng” - NHNN lý giải.
Đáng chú ý, bên cạnh việc giảm tỉ lệ vốn ngắn hạn cho
vay trung và dài hạn, NHNN còn siết mạnh cho vay bất
động sản, áp dụng từ năm 2020. Theo đó, tăng hệ số rủi
ro khi kinh doanh bất động sản từ 150% lên 200% so với
hiện nay. Đặc biệt các khoản phải đòi được đảm bảo toàn
bộ bằng nhà ở bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương
lai; quyền sử dụng đất; công trình xây dựng gắn với quyền
sử dụng đất của bên vay và đáp ứng một trong các điều
kiện sau sẽ có hệ số rủi ro 50%.
Đối với các khoản phải đòi khác như đối với cá
nhân phục vụ đời sống mà tổng số tiền thỏa thuận cho
vay, mức cho vay tại các hợp đồng tín dụng của khách
hàng đó từ 4 tỉ đồng trở lên sau khi trừ đi khoản phải
đòi của khách hàng đó đã áp dụng hệ số rủi ro 50% sẽ
bị áp hệ số rủi ro 120%, có hiệu lực từ ngày 1-1-2020
đến hết 31-12-2020; sau đó sẽ nâng lên 150% kể từ
ngày 1-1-2021.
Thông tư trên cũng nêu rõ: Tỉ lệ tối đa dư nợ cho vay
so với tổng tiền gửi là 85% đối với ngân hàng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài.
Một số chuyên gia cho rằng quy định mới sẽ giúp thanh
lọc những chủ đầu tư năng lực tài chính yếu kém, chỉ dựa
vào vốn ngân hàng, có thể gây rủi ro cho thị trường. Song
nếu siết quá chặt vốn vào lĩnh vực này có thể làm giảm
nguồn cung dự án bất động sản, đẩy giá sản phẩm tăng
cao.
PV
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook