271-2019 - page 12

12
Đời sống xã hội -
ThứBảy 23-11-2019
32 cuốn sách giáo khoa:
Chờ hướng dẫn lựa chọn
ANHIỀN
C
hiều 22-11, Bộ GD&ĐT
họp báo công bố kết quả
thẩmđịnh sách giáo khoa
(SGK) lớp 1 biên soạn theo
chương trình giáo dục phổ
thông (GDPT) 2018.
Sách của NXB Giáo
dục chiếm đa số
Tại cuộc họp báo, ông Thái
Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo
dục tiểu học (Bộ GD&ĐT),
cho biết trong tổng số 49 bản
mẫu SGK đối với chín môn
học ở lớp 1, sau hai vòng
thẩm định, kết quả có 38/49
bản mẫu SGK lớp 1 ở tất cả
chín môn học/hoạt động giáo
dục (77,70%) được đánh giá
mức “đạt”. Đồng thời có
11/49 bản mẫu SGK lớp 1 ở
sáu môn học/hoạt động giáo
dục (22,3%) được đánh giá
ở mức “không đạt”.
Với 38 bản mẫu SGK lớp 1
được hội đồng thẩmđịnh đánh
giá mức “đạt”, Bộ GD&ĐT
tiếp tục tiến hành các bước
rà soát, kiểm tra cuối cùng về
các nội dung liên quan đến
tính pháp lý đối với SGK để
trình bộ trưởng Bộ GD&ĐT
phê duyệt.
Ngày 21-11, bộ trưởng Bộ
GD&ĐTđã ký quyết định phê
duyệt danh mục SGK lớp 1
sử dụng trong cơ sở GDPT.
Theo đó, có 32 cuốn SGK
của tám môn học được phê
duyệt trong lần này. Trong đó,
NXB Giáo dục Việt Nam có
24 cuốn gồmTiếngViệt 1 (bốn
cuốn), Toán 1 (bốn cuốn), Đạo
đức 1 (bốn cuốn), Tự nhiên
và xã hội 1 (hai cuốn), Âm
nhạc 1 (bốn cuốn), Mĩ thuật
1 (bốn cuốn), Hoạt động trải
nghiệm 1 (hai cuốn). NXB
ĐH Sư phạm TP.HCM có
bốn cuốn gồm Tiếng Việt
1, Đạo đức 1, Âm nhạc 1,
Hoạt động trải nghiệm 1.
NXB ĐH Sư phạm Hà Nội
có bốn cuốn gồmMĩ thuật 1,
Giáo dục thể chất 1, Toán 1,
Tự nhiên và xã hội 1. Riêng
TiếngAnh lớp 1, Bộ GD&ĐT
cho biết sẽ công bố sau do
là môn tự chọn.
Đối với 11 bản mẫu SGK
xếp loại “không đạt”, hầu hết
các tác giả đều có nguyện
vọng và gửi đơn (thông qua
NXB) đề nghị về BộGD&ĐT
để được tiếp tục chỉnh sửa,
biên soạn lại theo góp ý của
các hội đồng và tiếp tục trình
thẩm định lại theo quy định.
Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức thẩm
định các bản mẫu này như
thẩm định lần đầu vào tháng
12-2019.
UBND các tỉnh
lựa chọn SGK
Trước lo ngại về việc độc
quyền SGKkhi sách củaNXB
Giáo dục Việt Nam chiếm ưu
thế, ông Tài cho rằng tính độc
quyền chỉ có khi có một bộ
SGK, còn hiện giờ có nhiều
bộ SGK từ nhiều nhóm tác
giả khác nhau nên tính độc
quyền đã bị hạn chế. Hơn
nữa, luật không quy định địa
phương chọn sách theo bộ hay
theo môn mà chỉ yêu cầu lựa
chọn cho phù hợp với từng
địa phương.
Ông Tài cho biết thực hiện
quy định tại Luật Giáo dục,
Bộ GD&ĐT đang xây dựng
thông tư để hướng dẫn việc
lựa chọn SGK theo từng môn
học, hoạt động giáo dục ở các
cấp học. Cũng theo ông Tài
không quy định cứng là các
UBND tỉnh phải chọn tất cả
SGK của các môn học trong
cùng một bộ hay chỉ được
chọn một bộ SGK cho địa
phương.
Căn cứ vào điều kiện của
địa phương, UBND tỉnh xây
dựng các tiêu chí để lựa chọn
được SGK phù hợp với nhu
cầu và điều kiện tổ chức dạy
học tại địa phương.
Trong thông tư hướng dẫn,
BộGD&ĐTsẽ quyđịnh cụ thể
thành phần của hội đồng lựa
chọn SGK để căn cứ vào đó
UBND tỉnh, thành thực hiện.
Thành phần sẽ bao gồm các
nhà quản lý giáo dục, nhà khoa
học, đặc biệt chiếm tỉ lệ đa số
là các giáo viên trực tiếp giảng
dạy môn học đó ở cấp học.
Tiêu điểm
Luật không quy
định địa phương
chọn sách theo bộ
hay theo môn mà
chỉ yêu cầu lựa chọn
cho phù hợp với
từng địa phương.
NXBGiáo dục giới thiệu bảnmẫu bốn bộ SGK biên soạn theo chương trìnhGDPTmới. Ảnh: AH
Dự thảo thông tư sẽ có
quy định để việc lựa chọn
SGK đảm bảo tính phù hợp
với điều kiện của từng vùng
miền, địa phương.
“Sau khi tiếp thu tất cả ý
kiến của các bên liên quan,
thông tư sẽ được hoàn thiện,
sớm trình bộ trưởng phê duyệt
ban hành để các địa phương
tổ chức lựa chọn SGK đáp
ứng yêu cầu năm học mới.
Bộ GD&ĐT sẽ triển khai
công tác kiểm tra, giám sát,
hướng dẫn các địa phương,
các NXB thực hiện tốt các
khâu lựa chọn SGK lớp 1.
Cùng với đó, bộ sẽ tổ chức
tập huấn sử dụng SGK theo
chương trình GDPT 2018,
thực hiện việc in và phát hành
SGK đảm bảo đủ số lượng,
kịp thời về tiến độ thời gian
cho năm học 2020-2021 và
các năm học tiếp theo” - ông
Tài cho biết.•
Quảng cáo
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
TP. HỒ CHÍ MINH
THÔNG BÁO
Việnkiểmsát nhândânThành
phốHồChíMinhđanggiải quyết
đơnkhiếunại,yêucầubồithường
oan sai của ông
Nguyễn Huy
Chi
,
sinh năm: 1936
; Cư ngụ
tại số: 1358Quốc lộ 14, phường
Tiến Thành, thị xã Đồng Xoài,
tỉnh Bình Phước. Ông Chi đang
ở đâu đề nghị liên hệ với Viện
kiểm sát nhân dân Thành phố
HồChíMinh, số120NamKỳKhởi
Nghĩa, phườngBếnNghé, Quận
1 trong thời gian sớm nhất để
được giải quyết theo quy định
của pháp luật.
Cònnhiềukhoảng trống trong thực thi LuậtGiáodục
Ngày 22-11, hội thảo khoa học cấp quốc gia
về hai chủ đề Hoàn thiện hệ thống văn bản
dưới luật để triển khai thực hiện Luật Giáo
dục và Khung pháp lý về thành lập, quản trị
và chuyển đổi các loại hình nhà trường đã
diễn ra tại Trường ĐH Luật TP.HCM.
Ông Trần Minh Ngôn, Trưởng phòng
GD&ĐT quận 4, thẳng thắn: “Luật Giáo dục
dù đã được Quốc hội thông qua nhưng để áp
dụng vào thực tế thì còn nhiều vướng mắc”.
Ông Ngôn nêu cụ thể một vấn đề lâu nay ảnh
hưởng nhiều đến các trường, phòng kiến nghị
nhiều nhưng vẫn không giải quyết được liên
quan đến Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ. Đó là
bố trí nhân sự cho bốn vị trí việc làm là nhân
viên y tế, kế toán, thủ quỹ và văn thư khi quy
định chỉ cho tuyển hai người.
Tương tự, ở một góc khác, ông Lương Lê
Minh (Trường ĐH Luật Hà Nội), cho hay các
luật trong giáo dục hiện nay chưa điều chỉnh
được các vấn đề về các khoản tiền trường, cơ
chế chịu trách nhiệm dẫn đến nhiều khoảng
trống trong nhà trường.
Cụ thể, ông Minh cho rằng học phí quy định
của các cấp học không cao nhưng các khoản
thu chi khác phụ huynh phải đóng rất nhiều, cấp
học càng thấp đóng càng nhiều các loại quỹ tiền
cho nhà trường, cho quỹ phụ huynh. Phụ huynh
không đóng cũng không được khi chính giáo
viên, nhà trường đang quản lý con họ.
Theo ông Minh, các loại hình quỹ của nhà
trường đó là hình thức của quỹ ủy thác. Học
sinh, phụ huynh đóng và nhà trường đứng ra
sử dụng nhưng lại không có cơ chế nào để
giám sát.
“Thực tế không có phụ huynh nào dám lên
tiếng. Pháp luật cũng không đủ hành lang
về mặt dân sự để kiểm soát. Rõ ràng trong
khi Luật Nhà ở có quy định về quỹ chung
cư, còn luật dân sự, Luật Giáo dục và văn
bản hướng dẫn thiếu hẳn một chương để xử
lý vấn đề này nên nó cứ tồn tại mãi” - ông
Minh nói.
Từ đây ông Minh cũng cho rằng hiện nay cơ
chế chịu trách nhiệm của nhà trường khi đứng
ra thực hiện các vấn đề liên quan đến học sinh
cũng chưa có.
“Phụ huynh đóng tiền cho trường nhưng
khi vấn đề xảy ra thì cơ chế chịu trách nhiệm
không có. Trường thuê công ty là sân sau của
mình để cung cấp suất ăn. Nếu có sự cố xảy ra
đối với suất ăn của học sinh thì cắt hợp đồng
với bên dịch vụ là xong? Tôi đề nghị khi soạn
thảo các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật
Giáo dục 2019, chúng ta nên quy định những
vấn đề trên thật cụ thể để thực thi rõ ràng
hơn” - ông Minh kiến nghị.
PHẠMANH
Có 32 cuốn
sách giáo khoa
lớp 1 của tám
môn học được
biên soạn
theo chương
trình giáo dục
phổ thông
mới được Bộ
GD&ĐT phê
duyệt trong
lần này.
Nhữngbảnmẫunàyđềuđược
xây dựng côngphu, tâmhuyết,
tuân thủ định hướng đổi mới
của chương trình GDPT mới.
Nhiềubảncócấu trúc sáchmới,
tiếp cận với cáchbiên soạn của
các nước tiên tiến và vẫn phù
hợp với điều kiện nhà trường,
học sinh tiểu học Việt Nam,
đảm bảo tính “mở”, linh hoạt,
giúp giáo viên phát huy tính
chủ động, sáng tạo.
Ông
THÁI VĂN TÀI
,
Vụ trưởng
Vụ Giáo dục tiểu học
SGK công nghệ giáo dục không đạt
Về SGK công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại bị đánh
giá là“không đạt”, ôngThái VănTài cho biết BộGD&ĐT đã có
báo cáo gửi Thủ tướng về việc vì sao sách của GS Hồ Ngọc
Đại không đạt. Đồng thời Bộ GD&ĐT cũng gửi báo cáo cho
GS Nguyễn Kế Hào, người có bản kiến nghị gửi Thủ tướng
Chính phủ về việc loại SGK công nghệ giáo dục.
“Ngay trong quá trình thẩm định, hội đồng đã đối thoại
với tác giả hai lần. Trong buổi đối thoại cuối cùng, hội đồng
tiếp tục mời tác giả đến để thông báo kết quả và hỏi xem
tác giả có ý kiến gì không nhưng GS Hồ Ngọc Đại không có
ý kiến gì. Thời điểm này Bộ GD&ĐT cũng chưa nhận được
bất kỳ ý kiến chính thức nào từ GS Đại theo đúng quyền lợi
của tác giả” - ông Tài nói.
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook