271-2019 - page 3

3
TRỌNGPHÚ- CHÂNLUẬN
C
hiều 22-11, với 431/448
đại biểu Quốc hội bấm
nút tán thành (chiếm
89,23%), Quốc hội chính
thức thông qua Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của
Luật Tổ chức Chính phủ và
Luật Tổ chức chính quyền
địa phương. Các sửa đổi, bổ
sung này sẽ có hiệu lực kể
từ ngày 1-7-2020.
Thêm quyền cho
Thủ tướng, bộ trưởng
Với Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Tổ chức
Chính phủ (luật mới) bổ sung
một số thẩm quyền mới cho
Chính phủ, Thủ tướng và các
bộ trưởng.
Về thẩm quyền của Thủ
tướng (Điều 28), Quốc hội bổ
sung thêm một số quyền hạn
như Thủ tướng chỉ đạo việc
quản lý cán bộ, công chức,
viên chức trong các cơ quan
hành chính nhà nước, đơn vị
sự nghiệp công lập thay cho
quy định Thủ tướng “chỉ đạo
và thống nhất quản lý cán
bộ, công chức, viên chức
trong hệ thống hành chính
nhà nước từ trung ương đến
địa phương”.
Luật mới cũng quy định
Thủ tướng có quyền quyết
định phân cấp hoặc ủy quyền
thực hiện những nội dung
thuộc thẩm quyền quyết
định của Thủ tướng Chính
phủ về quản lý công chức,
viên chức trong các cơ quan
hành chính nhà nước, đơn vị
sự nghiệp công lập.
Thủ tướng quyết định thành
lập, sáp nhập, giải thể các
cơ quan, tổ chức khác thuộc
UBND cấp tỉnh; quyết định
thành lập hội đồng, ủy ban
hoặc ban khi cần thiết để giúp
Thủ tướng Chính phủ nghiên
Thời sự -
ThứBảy23-11-2019
cứu, chỉ đạo, phối hợp giải
quyết những vấn đề quan
trọng liên ngành.
Về thẩm quyền của bộ
trưởng, luật mới quy định bộ
trưởng thực hiện việc tuyển
hiện phân cấp quản lý công
chức, viên chức đối với các
tổ chức, đơn vị trực thuộc.
Bộ trưởng quyết định thành
lập đơn vị sự nghiệp công lập
theo quy định của pháp luật;
bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho từ
chức, điều động, luân chuyển,
biệt phái, đình chỉ công tác,
đánh giá, khen thưởng, kỷ
luật người đứng đầu, cấp phó
của người đứng đầu tổ chức,
đơn vị trực thuộc.
Phân cấp, phân quyền
phải kèm nguồn lực
Luât Tổ chức chính quyền
địa phương (mới) gồm 28
điểm. Trong đó có ba nhóm
nội dung đáng lưu ý là phân
quyền, phân cấp, ủy quyền;
số lượng cấp phó của HĐND,
UBND; bộ máy giúp việc
của chính quyền địa phương.
Về phân cấp phân quyền
(Điều 11), luật mới quy định
việc phân quyền, phân cấp
cho các cấp chính quyền địa
phương phải bảo đảm điều
kiện về tài chính, nguồn nhân
lực và các điều kiện cần thiết
khác gắn với cơ chế kiểm tra,
thanh tra. Chính quyền địa
phương thực hiện các nhiệm
vụ, quyền hạn đã được phân
quyền, phân cấp và chịu trách
nhiệm trong phạm vi được
phân quyền, phân cấp.
Đặc biệt, luật mới cũng
chỉ rõ khi cấp trên phân
cấp, phân quyền cho cấp
dưới phải hướng dẫn, kiểm
tra việc thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn đã phân cấp và
chịu trách nhiệm về kết quả
thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn mà mình phân cấp.
Về số lượng phó chủ tịch
HĐND và phó trưởng ban
của HĐND cấp tỉnh, luật
mới quy định: Nếu chủ tịch
HĐND/trưởng ban HĐND là
đại biểu chuyên trách thì bố
trí một phó chủ tịch HĐND/
phó trưởng ban HĐND hoạt
động chuyên trách. Trường
hợp chủ tịch HĐND/trưởng
ban HĐND là đại biểu hoạt
động kiêm nhiệm thì bố trí
hai phó chủ tịch HĐND/hai
phó trưởng ban HĐND hoạt
động chuyên trách.
Hai luật trên có hiệu lực
thi hành từ ngày 1-7-2020.
Đồng thời, hai luật còn có
điều khoản chuyển tiếp
đối với một số quy định
liên quan đến số lượng đại
biểu HĐND các cấp, cơ cấu
thường trực HĐND cấp tỉnh,
số lượng cấp phó tại HĐND
và UBND để áp dụng từ
nhiệm kỳ 2021-2026.•
Chiều 22-11, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Tổ chức Chính phủ và
Luât Tổ chức chính quyền địa phương. Ảnh: TP
Chiều 22-11, ông Bùi Văn Cường, trưởng ban kiểm
phiếu, đã công bố kết quả kiểm phiếu miễn nhiệm ủy viên
Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH), chủ nhiệm Ủy ban
Pháp luật của QH khóa XIV; phê chuẩn việc miễn nhiệm
bộ trưởng Bộ Y tế nhiệm kỳ 2016-2021.
Nếu như không có đại biểu nào không đồng ý tán thành
việc miễn nhiệm ông Nguyễn Khắc Định thì lại có 30 đại
biểu không đồng ý miễn nhiệm bà Nguyễn Thị Kim Tiến.
Theo kết quả kiểm phiếu đối với việc miễn nhiệm bà
Nguyễn Thị Kim Tiến, số phiếu đồng ý là 424, bằng 87%
tổng số đại biểu; số phiếu không đồng ý là 30, bằng 6%
tổng số đại biểu QH.
Như vậy, QH đã đồng ý miễn nhiệm chức vụ bộ trưởng
Bộ Y tế đối với bà Nguyễn Thị Kim Tiến.
Sau khi Tổng thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc trình bày
dự thảo nghị quyết về việc miễn nhiệm chức vụ đối với
ông Nguyễn Khắc Định và bà Nguyễn Thị Kim Tiến, QH
đã lần lượt thông qua hai nghị quyết này.
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết QH có
mời bà Nguyễn Thị Kim Tiến đến dự họp, tuy nhiên bà
Nguyễn Thị Kim Tiến bận việc nên không thể đến. Vì vậy,
chỉ có ông Nguyễn Khắc Định nhận hoa từ chủ tịch QH
thay cho lời cám ơn vì những đóng góp của ông đối với
QH kể từ đầu nhiệm kỳ này.
C.LUẬN - T.PHÚ
ÔngNguyễn Khắc Định
(trái)
và bàNguyễn Thị KimTiến.
dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm,
cho từ chức, điều động, luân
chuyển, biệt phái, đánh giá,
quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng,
khen thưởng, kỷ luật cán bộ,
công chức, viên chức và thực
Khi phân cấp,
phân quyền, cấp trên
phải hướng dẫn,
kiểm tra và chịu
trách nhiệm về kết
quả thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn mà
mình phân cấp.
Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Xuất cảnh, nhập cảnh
của công dân Việt Nam (gồm tám chương, 54 điều), trong đó
luật quy định các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh gồm:
1. Bị can, bị cáo; người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi
tố mà qua kiểm tra, xác minh có căn cứ xác định người đó bị
nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc
người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ theo quy định của Bộ
luật Tố tụng hình sự.
2. Người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được tạm
đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời
hạn có điều kiện trong thời gian thử thách, người được hưởng
án treo trong thời gian thử thách, người chấp hành án phạt
cải tạo không giamgiữ trong thời gian chấp hành án theo quy
định của Luật Thi hành án hình sự.
3. Người có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về tố
tụng dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có
liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, cơ quan, tổ
chức, cá nhân khác và việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến
việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích
hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc để bảo
đảm việc thi hành án.
4. Người phải thi hành án dân sự, người đại diện theo pháp
luật của cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án,
quyết định được thi hành theo quy định của pháp luật về thi
hành án dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc xuất cảnh của họ
ảnh hưởngđến lợi ích củaNhà nước, quyền và lợi ích hợppháp
của cơquan, tổchức, cánhânhoặcđểbảođảmviệc thi hànhán.
5. Người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh
nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính
về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước
ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất
cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của
pháp luật về quản lý thuế.
6. Người đangbị cưỡng chế, người đại diện cho tổ chức đang
bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạmhành chính
và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.
7. Người bị thanh tra, kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác
định người đó vi phạmđặc biệt nghiêm trọng và xét thấy cần
ngăn chặn ngay việc người đó trốn.
8. Người đang bị dịch bệnh nguy hiểm lây lan, truyền nhiễm
và xét thấy cần ngăn chặn ngay, không để dịch bệnh lây lan,
truyền nhiễm ra cộng đồng, trừ trường hợp được phía nước
ngoài cho phép nhập cảnh.
9. Người mà cơ quan chức năng có căn cứ cho rằng việc xuất
cảnh của họ ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2020.
Việt kiều nợ thuế sẽ bị cấm xuất cảnh
Thêm quyền cho Thủ tướng,
bộ trưởng
Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định chi tiết số lượng phó chủ tịchHĐND và phó trưởng ban của
HĐND cấp tỉnh.
Quốc hội chính thứcmiễnnhiệmbộ trưởngY tế
100%đại biểu cómặt bỏ phiếu tán thànhmiễn nhiệm chức chủ nhiệmỦy ban Pháp lu t của Quốc hội
với ông Nguyễn Khắc Định.
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook