284-2019 - page 2

2
Thời sự -
ThứHai 9-12-2019
TÁ LÂM
C
hiều 8-12, tại kỳ họp thứ
17HĐNDTP.HCMkhóa
IX, Thường trực HĐND
TP đã báo cáo kết quả giám
sát chuyên đề “Việc bảo tồn
di sản và cảnh quan kiến trúc
đô thị trên địa bàn TP”.
Xây nhà cao tầng lấn
công trình cổ
Trong bảo tồn cảnh quan
kiến trúc đô thị, TP xác định
đây là công việc quan trọng,
phải được tiến hành nghiêm
túc, thận trọng và làm ngay
để sớm xác định được dấu ấn
kiến trúc của TP.HCM.
Theo thống kê, địa phương
có trên 1.000 biệt thựđược xây
dựng trước năm 1975 mang
giá trị về kiến trúc, nghệ thuật,
lịch sử được phân loại nhằm
bảo tồn tạo nên bản sắc và bề
dày văn hóa đô thị.
Tuy nhiên, ôngNguyễnVăn
Đạt, PhóTrưởng banVăn hóa
- Xã hội HĐNDTP.HCM, cho
rằng TP.HCM đã và đang đối
mặt với các vấn đề nan giải
trong quá trình phát triển đô
thị, gây khó cho vấn đề bảo
tồn di sản và cảnh quan kiến
trúc đô thị. Các di sản văn
hóa, không gian kiến trúc
đô thị có phần bị biến dạng,
biến mất hoặc đang bị đe dọa
trước áp lực về quá trình đô
thị hóa, tăng dân số.
Hiện có những công trình
rất quan trọng, cần đặc biệt
quan tâm như trụ sở UBND
TP.HCM, Bưu điệnTP.HCM,
chợBếnThành, chợTânĐịnh,
chùa Chantarangsay (chùa
Khmer), chùa Vĩnh Nghiêm,
nhà thờ Đức Bà... vẫn chưa
được xếp hạng di tích.
Theo ông Đạt, nhiều công
trìnhmới đã và đang xây dựng
ở khu vực trung tâm các quận
1, 3 và 5, tác động và thay đổi
“Nếu chúng ta nhìn
vào di sản và kiến
trúc đô thị như là
cái lạc hậu, cần phá
dỡ thì chúng ta đã
đánh mất chúng
ta với lịch sử hình
thành của Sài Gòn.”
Ông
Phan Nguyễn Như
Khuê
, Trưởng ban Tuyên
giáo Thành ủy TP.HCM
TP.HCM: Lo nhiều di sản văn hó
TP.HCMkhá lúng túng và
gần như buông trôi các di sản của
học giả Vương Hồng Sển,
nhà nghiên cứuNguyễnĐìnhĐầu,
GS âmnhạc Trần Văn Khê...
Chủ tịchỦy ban
MTTQTP.HCM
Tô Thị Bích Châu
(trái)
vàGiámđốc
Sở Văn hóa - Thể
thaoHuỳnh Thanh
Nhân phát biểu
tại kỳ họp. Ảnh:
HOÀNGGIANG
TP.HCM có ba di sản phi vật thể được công nhận là ca trù,
nghệ thuật đờn ca tài tử, lễ hội Nghinh Ông (huyện Cần Giờ).
TP.HCM còn có 172 di tích đã được xếp hạng, 14 bảo tàng
đang lưu giữ gần 541.000 hiện vật. Đặc biệt, có 15 bảo vật
quốc gia được Thủ tướng công nhận.
Hằng nămUBNDTP bố trí ngân sách khoảng 10 tỉ đồng để
mua hiện vật cho các bảo tàng.
Năm 2020, gần 34.000 tỉ đồng cho
đầu tư công.
Trong kế hoạch đầu tư công
năm 2020, UBND TP.HCM cho biết khả
năng cân đối, nguồn vốn trung ương là
hơn 8.000 tỉ đồng. Trong đó, vốn ngân
sách trung ương là hơn 3.000 tỉ đồng, vốn
ODA cấp phát từ ngân sách trung ương là
hơn 5.000 tỉ đồng.
UBND TP cũng trình HĐND thông qua
nguồn vốn cân đối ngân sách TP bố trí
cho kế hoạch đầu tư công năm 2020 là
gần 34.000 tỉ đồng. Cùng với đó cho phép
UBND TP bố trí vốn theo khả năng cân
đối ngân sách, huy động vốn đến đâu bố
trí vốn đến đó, phấn đấu tổng mức vốn
cho đầu tư công năm 2020 đạt chỉ tiêu
trung ương giao.
UBND TP kiến nghị được chủ động
rà soát phương án chuyển đổi các dự án
có nguồn thu sang các hình thức đầu tư
không sử dụng vốn ngân sách để huy động
thêm nguồn lực trong xã hội...
Nhân sự mới tại TP.HCM.
Chiều 8-12,
các đại biểu bầu bổ sung chức danh phó
trưởng Ban Pháp chế HĐND TP.HCM.
Với 84,47% số phiếu bầu, bà Phạm Quỳnh
Anh đã trúng cử chức danh phó trưởng Ban
Pháp chế HĐND TP.HCM.
Bà Phạm Quỳnh Anh là ủy viên Ban
Thường vụ Huyện ủy Củ Chi, phó chủ tịch
HĐND huyện Củ Chi. Bà cũng là đại biểu
HĐND TP khóa X, nhiệm kỳ 2016-2021.
Đề nghị, quyết địnhnhiềuvấnđề quan trọng
cấu trúc cảnh quan đô thị nói
chung và không gian nhiều
công trình cổ nói riêng.
Vì vậy, Thường trựcHĐND
đề nghị UBND TP cần sớm
rà soát, kiểm kê di tích lịch
sử - văn hóa, danh lam thắng
cảnh trên địa bàn để ban hành
chính sách bảo tồn phù hợp
đối với từng loại công trình,
địa điểm, đặc biệt là các cơ
sở tôn giáo, tín ngưỡng.
Cần bảo tồn tài liệu
biển, đảo của ông
Nguyễn Đình Đầu
Đại biểuTôThị Bích Châu,
Chủ tịch Ủy ban MTTQ
TP.HCM, cho rằng bà chưa
thấy sự quyết liệt trong bảo
quản, bảo tồn di sản văn hóa.
Bànêu:NhàcổcủacụVương
Hồng Sển (quận BìnhThạnh),
khi mất cụ đã giao choTPtoàn
bộ tài sản là ngôi biệt thự cổ và
đồ cổ mà cụ giữ gìn, sưu tầm
nhiều năm. “Nhưng đến nay
chưa có giải pháp bảo tồn, bây
giờ không còn gì nữa. Chúng
ta thể hiện sự quan tâm của
mình đối với bảo quản những
di sản này như thế nào?” - bà
Châu đặt câu hỏi.
Về những tài liệu biển, đảo
của nhà nghiên cứu sử học
Nguyễn Đình Đầu mà ông đã
dành tiền bạc, công sức dày
công sưu tầm, cất giữ hơn
nửa thế kỷ vẫn chưa được
quan tâm đúng mức. Trong
hơn 3.000 tấm bản đồ mà ông
lưu giữ, có hàng trăm bản đồ
miêu tả rất tỉ mỉ những vùng
thềm lục địa và các hải đảo
của Việt Nam. Trong đó có
nhiều tấm bản đồ do Pháp và
Anh thực hiện về thềm lục địa
và hải đảo đều thể hiện rất rõ
hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa là của Việt Nam.
“Làm sao lưu giữ được
những tư liệu quý của ông,
bởi có lần ông đã gửi tặng cho
Thư viện Quốc gia TP.HCM
nhưng việc lưu giữ cũng rất
khó khăn...Tôi đề nghị HĐND
và UBND TP quan tâm đến
vấn đề này bởi ông tuổi cũng
đã cao” - bà Châu nói.
Một di tích khác là đình
Nam Tiến. Bà Châu cho biết
năm đời chủ tịch quận 4 đã
nhiều lần kiến nghị UBND
TP và Sở Văn hóa có giải
pháp nhưng đến nay chỉ còn
là miếng đất trống.
“Đùn đẩy suốt 30 năm,
các nhà khoa học cũng nói
cần phục dựng lại nhưng có
phục dựng hay không phải
trả lời cho đại biểu biết. Nếu
chúng ta phục dựng thì phải
đảm bảo kiến trúc cũ, còn
nếu không phải chuyển đổi,
chứ không để đất trống lãng
phí như vậy” - bà Châu nói.
1 3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,...16
Powered by FlippingBook