284-2019 - page 8

8
Đô thị -
ThứHai 9-12-2019
Đề xuất 2 ha tầng hầm
Công viên 23-9 cho xe buýt
Sở GTVT TP.HCMđề xuất được sử dụng tổngmặt bằng tại Công viên 23-9
là 2 ha tầng hầm (-1) cho giao thông công cộng.
ĐÀOTRANG
S
au khi Chủ tịch UBND
TP.HCM Nguyễn Thành
Phong yêu cầu Sở QH-
KT khẩn trương hoàn thành
phương án chỉnh trang, thủ
tục pháp lý có liên quan để
khởi công cải tạo Công viên
23-9 vào đầu năm 2020, Sở
GTVT đã có kiến nghị nhằm
đảm bảo diện tích cho bến xe
buýt phát triển trong tương lai.
Đáp ứng phát triển
giao thông công cộng
Trao đổi với PV, ông Trần
Chí Trung, Giám đốc Trung
tâm Quản lý giao thông công
cộng, cho biết bãi trung chuyển
xe buýt tại Công viên 23-9 vẫn
hoạt động bình thường, đây là
bãi trung chuyển quan trọng
trong việc điều phối xe hiện
nay. Đồng thời việc mở rộng,
có đề án xây dựng nhằm đảm
bảo diện tích cho bến xe buýt
phát triển là cần thiết trong thời
điểm hiện nay.
Sở GTVT cũng cho hay quy
hoạch của UBND TP về đồ án
quy hoạch chi tiết xây dựng đô
thị tỉ lệ 1/2.000 khu trung tâm
hiện hữu TP.HCMđã xác định:
Côngviên23-9đượcđịnhhướng
quy hoạch là không gian công
cộng có quy mô lớn trong khu
vực trung tâm TP. Bên cạnh
đó, công viên còn đóng vai
trò đầu mối giao thông công
cộng quan trọng trong tương
lai với nhà ga tàu điện ngầm
trung tâm, bến xe buýt và bãi
đậu xe ngầm dưới công viên.
Qua đó Sở GTVT đã nghiên
cứu, rà soát về nhu cầu đỗ xe
hiện tại và tương lai nhằm đáp
ứng việc phát triển mạng lưới
giao thông công cộng. Từ đó
Sở GTVT đã đề xuất tổng diện
tích mặt bằng dành cho bến xe
buýt tại khu vựcCông viên 23-9
là 2 ha, bố trí tại tầng hầm (-1)
thuộc khu B công viên.
Riêngphầndiện tíchdành cho
bến xe buýt tại khu vực ngầm
dưới đường Hàm Nghi được
quy hoạch là 1,05 ha, phục vụ
kết nối nhà ga URMT (metro)
và tuyến BRT (buýt nhanh).
Vì vậy, trạm trung chuyển
trên bến Hàm Nghi có vai trò
vô cùng quan trọng, đảm nhận
chức năng kết nối với hệ thống
các nhà ga phục vụ vận tải
hành khách lớn (kết nối với hệ
thống các nhà ga tuyến metro
số 1, 2, 3A và 4). Dự kiến đến
năm 2030, ngoài 31 tuyến xe
buýt hiện hữu, trạm này sẽ bố
trí thêm 14 tuyến, nâng tổng
số lên 45 tuyến.
Sở GTVT cho biết đơn vị đề
xuất tổng diện tích cho khu vực
này là 14.145m
2
 (chưa bao gồm
diện tích xây dựng lối lên xuống
tầng hầm), đã bao gồm6.000m
2
xe gắn máy. Sau khi mạng lưới
các loại hình
vận tải hành
khách công
cộngđượchình
thành(xebuýt,
metro,BRT...)
và hoàn chỉnh
đồng bộ, Sở
GTVTsẽphối
hợp với Sở
QH-KTràsoát
diện tích mặt
bằng tại các
bếnxebuýt và
đề xuất chuyển đổi công năng
một phần diện tích khi không
có nhu cầu khai thác (nếu có).
Hào hứng trước quy hoạch
xây dựng tầng hầm và bãi đậu
xe máy cho người di chuyển
bằng các phương tiện công
cộng ở khu vực Công viên
23-9 trong thời gian tới, anh
Nguyễn Văn Hùng chia sẻ:
“Việc xây dựng một nơi đậu
xe cho người đi xe máy là hết
sức cần thiết, bởi hiện nay tôi
muốn gửi xe để đi xe buýt cho
tiện hoặc muốn vui chơi, giải
trí ở khu vực công viên cũng
khó khăn. TP thực sự có quy
hoạchđápứngđược nhu cầu cho
người đi xe buýt thì người dân
sẽ ủng hộ và sử dụng phương
tiện này nhiều hơn”.
Phải đưa vào đề án
tổng thể
Ông Võ Khánh Hưng, Phó
Giám đốc Sở GTVTTP.HCM,
cho biết việc xây dựng bãi giữ
xe gắn máy cho người đi xe
buýt là vô cùng quan trọng.
HiệnTPđang có
dự án giao thông
xanh nhằm khai
thác tuyến xe
buýt BRT chạy
từ Bến xe Miền
Tâymới(khuvực
AnLạc) -Bếnxe
MiềnĐôngmới.
Trên tuyến xe
buýt buộc phải
có bãi giữ xe để
khuyến khích
người đi xe buýt
đến đó gửi xe và đi lại, không
những phục vụ cho học sinh
nói riêng mà kể cả các đối
tượng khác.
“Chính vì vậy, Sở GTVT đã
xác định vị trí bãi giữ xe trên
vỉa hè đường Hàm Nghi cần
phải cân đo đong đếm sự thuận
lợi và hạn chế của bãi giữ xe đối
với người dân và địa bàn. Đồng
thời Sở GTVT sẽ tiếp tục phối
hợp với Ban quản lý đầu tư xây
dựng công trình giao thông về
việc xây dựng bãi giữ xe nằmrải
rác trên tuyến chứ không riêng
gì quận 1” - ông Hưng cho biết.
Theo chuyên gia quy hoạch
đô thị Ngô Viết Nam Sơn, đề
xuất của Sở GTVT như vậy
là hợp lý trong việc phát triển
giao thông công cộng. Khu
vực Bến Thành là đầu mối giao
thông quan trọng nhất của cả
TP, theo định hướng thì tất cả
đầu mối giao thông đều dẫn về
đây. Từ Bến Thành sẽ kết nối
giao thông đi các nơi, tuy nhiên
với vai trò của Sở GTVT thì
cần đưa thông tin chi tiết hơn.
Cụ thể, khu BếnThành thì xử
lý metro các tầng ra sao, vị trí
đầu mối xe buýt cần có nhiều
vị trí hơn và cần có sự kết nối
giữa các mảng giao thông với
nhau. Tất cả điều này phải đưa
ra một đề án chi tiết và tổng
thể thì mới có thể phục vụ giao
thông lâu dài được.
Hơn nữa, Sở GTVT đang sử
dụng công viên làm đầu mối
giao thông như vậy có phù hợp
không? Bởi mảng xanh của
TP đã quá nhỏ hẹp và nếu TP
sử dụng diện tích này cho các
phương tiện công cộng thì nên
bù lại một khoảng xanh khác.
“Không thể nói sử dụng
phương tiện công cộng nên
không cần làm bãi đậu xe mà
việc làm bãi đậu xe là hết sức
cần thiết để người dân có sự lựa
chọn. Sở dĩ người dân chưa sử
dụng phương tiện công cộng là
chưa có bãi đậu xe, giao thông
chưa có sự kết nối. Nếu TP đáp
ứng được các yêu cầu trên thì
phương tiện công cộng sẽ có
nhiều người sử dụng” - ông
Nam Sơn nói.•
Trước đó Chủ tịch UBNDTP NguyễnThành Phong yêu cầu các
côngtrìnhởCôngviên23-9phảididời,chuẩnbịhoàntrảmặtbằng
đểNhà nước tiến hành chỉnh trang công viên vào đầu năm2020.
Theo đó, Sở TN&MT chỉ đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất
chấm dứt hợp đồng cho thuê và yêu cầu Công ty TNHH Đầu
tư thươngmại Cửu Long phải tháo dỡ, hoàn trả mặt bằng; bàn
giao ngaymặt bằng đang khai thác phía trên công viên cho Sở
Xây dựng tiếp nhận, quản lý. Riêng khu vực tầng hầmdo Công
tyTNHHĐầu tư thươngmại Cửu Long đang khai thác được duy
trì cho đến khi dự án khởi công vào năm sau.
Theo quy hoạch,
Công viên 23-9 đóng
vai trò đầu mối giao
thông công cộng
quan trọng trong
tương lai với nhà ga
tàu điện ngầm trung
tâm, bến xe buýt và
bãi đậu xe ngầm
dưới công viên.
Sạt lở tuyến kè biển uy hiếp
sân bay Tuy Hòa
Ngày 8-12, trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
, ông
Nguyễn Chí Hiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú
Yên, xác nhận đã ký ban hành quyết định tình
huống khẩn cấp sạt lở tuyến kè biển bảo vệ đường
thuộc tiểu dự án 2, đường từ nam cầu Hùng Vương
đến Khu công nghiệp Hòa Hiệp 1.
Đây là tuyến kè biển bảo vệ đường Hùng
Vương, sân bay Tuy Hòa nằm sát biển.
Theo phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, việc
quyết định tình huống khẩn cấp nhằm cho phép
áp dụng triển khai thực hiện ngay việc xử lý khắc
phục khẩn cấp 600 m kè biển bị sạt lở nghiêm
trọng.
Trước mắt UBND tỉnh Phú Yên giao UBND TP
Tuy Hòa triển khai cắm biển báo hạn chế tải trọng,
tốc độ, không để người vào khu vực sạt lở, đồng
thời bố trí lực lượng canh gác, theo dõi chặt chẽ
diễn biến sạt lở khu vực này.
Ông Cao Đình Huy, Giám đốc Ban quản lý đầu
tư xây dựng các công trình tỉnh Phú Yên, cho hay
hệ thống kè biển bảo vệ đường Hùng Vương, sân
bay Tuy Hòa bị sạt lở nghiêm trọng trong hai cơn
bão số 5 và số 6 vừa qua.
Những ngày qua, triều cường, sóng lớn kết hợp
với nước biển dâng cao đã làm sạt lở trầm trọng
một đoạn bờ biển dài hơn 600 m. Toàn bộ rọ đá
bảo vệ chân kè đã bị cuốn trôi, chân kè bị xói lở,
có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào.
TẤN LỘC
Sở GTVT TP.HCM yêu cầu sửa chữa
nhiều cây cầu
Sở GTVT TP.HCM vừa yêu cầu Trung tâm Quản
lý hạ tầng giao thông đường bộ tiến hành sửa chữa,
cải tạo nhiều cây cầu trên địa bàn TP.
Cụ thể, đối với cầu Bình Lợi trên đường Phạm
Văn Đồng sẽ tiến hành kiểm tra, rà soát, đánh giá
và đề xuất phương án để thực hiện sửa chữa, thay
thế các thiết bị quan trắc bị hư hỏng.
Đối với hầm chui Tân Tạo trên quốc lộ 1, quận
Bình Tân: Tiến hành sửa chữa các bóng đèn chiếu
sáng, các vị trí bị đọng nước trong phòng đặt máy
bơm thoát nước. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi
tình trạng khai thác của công trình để tiến hành sửa
chữa ngay khi có hư hỏng hoặc các vị trí bị thấm,
nứt.
Đối với cầu Tân Thuận 1 (đường Huỳnh Tấn
Phát, quận 4, quận 7): Cung cấp cho Sở GTVT hồ
sơ hoàn thành công việc sửa chữa.
Đối với cầu Rạch Ông trên đường Phạm Thế
Hiển (quận 8): Thường xuyên thực hiện vệ sinh trụ
cầu và đường dẫn hai bên cầu; lắp đặt camera giao
thông ở hai đầu cầu để giám sát vi phạm về an toàn
giao thông. Bên cạnh đó, phối hợp với chính quyền
địa phương tiến hành giải tỏa các vị trí chiếm dụng
gầm cầu. Tháo dỡ các đường dây, đường ống đi
trên lan can cầu không đúng quy định hoặc chưa
được sự cho phép của Sở GTVT...
Ngoài ra, một số cầu khác cũng sẽ được tiến
hành sửa chữa như cầu Rạch Cát (đường Mễ Cốc,
quận 8), cầu Cống Đập Rạch Chiếc (đường Đỗ
Xuân Hợp, quận 9)…
ĐÀO TRANG
Cầu CốngĐập Rạch Chiếc (quận 9) sẽ được nâng cấp,
sửa chữa. Ảnh: ĐÀOTRANG
Công viên
23-9 đang
trong quá
trình di dời các
công trình nổi
để tiến hành
chỉnh trang
vào đầu
năm2020.
Ảnh:
ĐÀOTRANG
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook