284-2019 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 9-12-2019
ĐỨCHIỂN
T
ử tùHồDuyHải trong kỳ ánBưu
điệnCầuVoi (LongAn) được cứu
sống chỉ một ngày trước khi ra
pháp trường, nay đã được VKSND
Tối cao kháng nghị hủy án, như một
câu chuyện trong phim ảnh.
Không chỉ có Hải mà còn có các
bị cáo khác cũng suýt bị án tử hình
oan nếu như không có sự vào cuộc
kịp thời của những người có trách
nhiệm và báo chí.
Những câu chuyện chân thực mà
Pháp Luật TP.HCM
ghi lại dưới
đây như một hồi ức không thể nào
quên của người trực tiếp tham gia
những vụ án đó.
Ngày trở về của tử tù
vụ vườn cam
Một đêmkhuya gần 20 năm trước,
tôi rủ một người bạn đi về Bến Tre
rồi đến một vườn cam xơ xác ở xã
PhúĐức, huyệnChâuThành, bên bờ
nam sông Tiền. Người bạn hỏi đứng
chờ cái gì, tôi nói chờ coi có chiếc
ghe nào gắn máy đuôi tôm (động cơ
Kohler) đi ngang không, để coi có
nghe rõ tiếng máy không.
Tôi làm như vậy là vì có liên
quan đến một chi tiết trong loạt bài
báo kêu oan cho bị cáo Huỳnh Văn
Minh trong vụ án vườn cam của hai
phóng viên Bảo Trâm và Mạc Đại
(tức nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển). Chi
tiết ấy là vào đêm Minh bị coi là đã
giết người ở vườn cam này, người ta
nghe có tiếng ghe gắn máy Kohler
đi vào. Tức là ngoài bị cáo có thể có
người khác xuất hiện và đó có thể là
kẻ thủ ác nhưng CQĐT đã bỏ qua để
kết tội Minh.
Trước đómấyhôm, BSphápyNgô
VănQuỹ bảo tôi: “Cháu thử nửa đêm
nào về đứng giữa vườn cam nghe
Mỗi vụ ánmột bối cảnh, song ít nhiều nguyên
tắc suy đoán vô tội đã được thể hiện để không
đẩy bị cáo tới đường cùng.
Chuyện những
người suýt bị
tử hình oan
Nhà báoĐức Hiển
(phải)
phỏng vấn bàHoài Thu trong vụ án Lê BáMai
(ảnh nhỏ)
. Ảnh: CT
Hồ Duy Hải sẽ thoát án tử?
Với vụ án Cầu Voi, sắp tới nếu TAND Tối cao xử giám đốc thẩm hủy án,
điều tra lại thì những thiếu sót về chứng cứ rất khó khắc phục. Bởi con
dao Thái Lan dùng để gây án mất biệt; cái thớt dùng để đập đầu nạn
nhân không còn, phải mua hàng chợ thế vào; dấu máu không thể giám
định do bị phân hủy; dấu vân tay được coi là của thủ phạm không khớp
với dấu vân tay của Hải...
Vì thế, nếu sự phân vân của người tiến hành tố tụng chưa thay đổi thì
số phận của Hải có thể lại được“dung hòa”như Huỳnh Văn Minh và Lê Bá
Mai. Còn nếu quá trình điều tra lại chứng minh được tội phạm một cách
thuyết phục hoặc nếu việc điều tra, truy tố thiếu thuyết phục, không được
tòa chấp nhận thì điều thay đổi không chỉ là số phận một bị án.
18 năm sau khi thụ án,
Minh được ra tù, về quê
và làm lại cuộc đời dù
nỗi đau và sự mất mát
không gì đong đếm được.
tiếng máy ghe rồi cho bác hay cảm
nhận của cháu về vụ án”.
Vụ án vườn camxảy ra ngày 12-6-
1997, sau đóMinh bị tòa tuyên án tử
hìnhvề hai tội giết người và hiếpdâm.
Theo hồ sơ, Minh thức đêm canh
vườn cam, nhìn qua căn chòi vườn
bên thấy chị Lan ngồi đánh phấn nên
đã đi qua cưỡng hiếp. Bị nạn nhân
chống cự và cào cấu, Minh giết nạn
nhân rồi thực hiện hành vi xâm hại.
Bị bắt, ban đầu Minh nhận tội
và việc thực nghiệm hiện trường
phù hợp với lời khai bị cáo. Nhưng
sau đó Minh phản cung tại tòa và
cả gia đình bị cáo cũng kêu oan.
Tuy nhiên, tháng 8-1997, TAND
tỉnh Bến Tre xử sơ thẩm và tháng
11-1997 xử phúc thẩm, Tòa Phúc
thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM
đều tuyên tử hình.
Báo chí vào cuộc chứng minh
rằng nhiều lời khai nhân chứng bị
bỏ qua. Công an đã không giám
định dấu vết là tinh dịch trên thi thể
nạn nhân. Vào thời điểm xảy ra án
mạng có tiếng máy xuồng Kohler
đi vào bến vườn nạn nhân nhưng
không được làm rõ. Vết trầy xước
trên người là do Minh bị gai cam
va quẹt khi thu hoạch trái...
Trước ngày Minh bị đưa ra pháp
trường thi hành án tử, qua liên hệ
với
Pháp Luật TP.HCM
, gia đình
Minh tìm gặp BS pháp y Ngô Văn
Quỹ. Thế rồi ông cùng anh của
Minh ra Hà Nội gặp Phó Chủ tịch
nước Nguyễn Thị Bình kêu oan.
Lập tức bà Nguyễn Thị Bình gửi
văn thư cho TAND Tối cao và cơ
quan này gửi công văn về TAND
tỉnh Bến Tre, nơi tổ chức thi hành
án. Minh được hoãn thi hành án tử
đúng thời khắc cận kề.
Sauđóvụ ánđược khángnghị giám
đốc thẩm, bản án phúc thẩm tuyên
Minh mức án tử hình bị hủy để điều
tra, xét xử lại. Nhưng tại các phiên
xử sau đó, cơ quan tố tụng không
đủ căn cứ để tuyên mức án tử hình
nên đã xử Minh án tù chung thân.
18 năm sau khi thụ án, Minh được
ra tù, về quê và làm lại cuộc đời
dù nỗi đau và sự mất mát không gì
đong đếm được.
Lê Bá Mai và lá thư tay
Ngày 16-11-2004, người nhà phát
hiện thi thể cháuU. (11 tuổi) tại vườn
mít trong trang trại của ôngDươngBá
TuânởhuyệnHớnQuản, BìnhPhước
và Lê Bá Mai bị bắt. Hồ sơ vụ án chỉ
có cháu H. (chín tuổi) là nhân chứng
trực tiếp và duy nhất thấy người đã
chở U. đi.
Trong lời khai đầu tiên (ngày15-11-
2004),H. khai thấymột thanhniênđầu
quấnkhăn, đội nón lá, đi xemáy,mang
bìnhxịt, bìnhnước đámàuđỏ chởnạn
nhân đi. Cha cháu H. cũng nhận dạng
người thanhniênchừngđó, theo lời kể
của con. Nhưng ngay sau khi Mai bị
bắt, hai nhânchứng thayđổi lời khai…
Mai kêu oan rằng bị nhục hình, bị
cán bộ điều tra đánh đập. Nhưng sau
đó tại phiên tòa sơ thẩm, TAND tỉnh
Bình Phước tuyên án tử hình Lê Bá
Mai về hai tội giết người, hiếp dâm.
Báo
Pháp Luật TP.HCM
có nhiều
phân tích và đề cập những băn khoăn.
Bởilờikhainhânchứngđầymâuthuẫn
vàcóbiểuhiệnbịmớmcung,CQĐTvi
phạmtố tụng trongviệc thu thậpchứng
cứ, không đối chất, không nhận dạng
nạnnhân…Tuynhiên, sauđó tòaphúc
thẩm vẫn tuyên y án tử hình. Mai chỉ
kêu oan, không xin khoan hồng.
Khi thời gian thi hànhán tửhìnhđến
gầnthìchaLêBáMaigửithưthốngthiết:
“Mai mới 20 tuổi, là con trai duy nhất
nhưng nhà quá nghèo, phải từ Thanh
HóavàoBìnhPhướclàmthuênuôicha
mẹ già. Nhiều người thân của gia đình
tôi đã hy sinh trong kháng chiến. Nay
đất nước đã thái bình, bản án oan này
khiến dòng họ tôi tuyệt tự!”.
Thế rồiChủ tịchnướccũngcó thông
báo không có cơ sở khoan hồng giảm
ánxuốngchungthân,tứclàántửcóthể
được thi hành bất cứ lúc nào.
Trước tình thế ấy, tôi đã xin ý kiến
lãnhđạo
b
áorồiviếtthưchobàNguyễn
Thị Hoài Thu, lúc đó là chủ nhiệmỦy
banVềcácvấnđềxãhội củaQuốchội,
khi bà vào TP.HCM trước khi đi Hàn
Quốc công tác.
Nội dung thư cũng như quan điểm
của những bài báo đã đăng trên
Pháp
LuậtTP.HCM
rằngkhôngthểtướcđoạt
mạng sống của một người với những
căn cứ không rõ ràng, đầy mâu thuẫn
và quá trình tố tụng có nhiều vi phạm.
Ngayhômsau,điệnthoạicủatòasoạn
reobởi thưký của bàHoàiThugọi lại:
“Tôi đãnhậnhồ sơ, chịThuđãđi nước
ngoài và giao cho nhóm chuyên viên
nghiêncứu.Trướckhi lênmáybay, chị
đãgửi thưhỏa tốc choChủ tịchnước”.
Nhưng sau đóTAND Tối cao trả lời
là không kháng nghị giám đốc thẩm.
Thế rồi lại thêm những lá thư công
tác và công văn được bà Hoài Thu
gửi đến các cơ quan chức năng. Kết
quả là tháng 12-2006, VKSND Tối
cao đã kháng nghị giám đốc thẩm và
án tử hình của Mai bị hủy để điều tra
lại từ đầu. Sau khi nghỉ hưu, bà Hoài
Thu vẫn luôn quan tâm và theo dõi
vụ án. Ngày 13-5-2013, đích thân bà
đã đi thực địa hiện trường nơi đã xảy
ra vụ án.
Quá trình tố tụng kéo dài 10 năm,
Lê Bá Mai bị tuyên án tử hình. Sau
khi bị hủy án tại phiên sơ thẩm lần
hai, TAND tỉnhBình Phước đã tuyên
bị cáo không phạm tội nhưng bị cấp
phúc thẩm hủy án.
Xử sơ thẩm lần ba, tòa tỉnh Bình
Phước lại tuyên Mai có tội nhưng
thay vì tử hình thì tòa tuyên án chung
thân. Dù sau đóVKS tỉnh kháng nghị
tăng nặng hình phạt, đồng thời Mai
tiếp tục kháng cáo kêu oan nhưng tòa
phúc thẩm tuyên y án chung thân và
vụ án khép lại.•
Ghẹo cháunhưngbị ônghàng xómhiểu lầm
TAND tỉnh Khánh Hòa vừa tuyên hủy toàn bộ bản án
sơ thẩm của TAND huyện Vạn Ninh vụ bị cáo Trương Cư
(SN 1966) bị xét xử vụ cố ý gây thương tích để điều tra,
xét xử lại.
Cấp phúc thẩm nhận định các tài liệu, lời khai cho thấy
hành vi phạm tội của bị cáo có dấu hiệu tội giết người.
Ngoài ra, cần tiến hành trưng cầu giám định về tính năng,
tác dụng của chiếc đèn pin mà bị hại sử dụng, nếu đủ căn
cứ thì xử lý theo quy định. Trước đó cấp sơ thẩm đã xử
phạt Cư hai năm tù về tội danh trên.
Theo hồ sơ, Cư và anh Nguyễn Anh Quốc là hàng xóm
liền kề nhà nhau tại thôn Phú Cang 2 Nam, xã Vạn Phú,
huyện Vạn Ninh. Khoảng 16 giờ 30 ngày 23-2-2019, sau
khi nhậu ở nhà một người bạn, bị cáo quay về nhà và trêu
chọc hai cháu của Cư trước sân nhà. Lúc này anh Quốc
đang sử dụng điện thoại và chơi trò chơi.
Anh Quốc cho rằng bị cáo Cư đang chửi mình nên hai
bên xảy ra cãi vã và thách đố đánh nhau. Cư đi vào nhà
lấy một cây dũm xỉa trầm hương dài 29 cm đựng trong
ống tre dắt sau lưng quần đi đến trước sân nhà Quốc.
Cùng lúc này, anh Quốc vào nhà lấy cây đèn pin loại
sạc điện chạy đến chích vào người Cư nên Cư rút dũm từ
trong ống tre ra xông đến. Anh Quốc quay người bỏ chạy
vào hướng sân nhà thì bị Cư dùng dũm đâm hai nhát trúng
vào lưng rồi bỏ về nhà.
Anh Quốc được mọi người đưa đi cấp cứu, hậu quả bị
thương tật 18%.
HOÀNG VĂN
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook