284-2019 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 9-12-2019
Luật & đời
(Tiếp theo trang 1)
Chợ đầumối BìnhĐiền, nơi bị hại V. bán hàng. Ảnh: M.VƯƠNG
Gay cấn vụ thiếu niên
gí dao đòi 25 triệu
VKS truy tố tội cướp tài sản, cómức án đến 15 năm tù nhưng
tòa chỉ xử phạt bị cáo 30 tháng tù về tội cưỡng đoạt tài sản.
MINHVƯƠNG
T
ANDTP.HCM
vừa xử phúc
thẩmvụNguyễn
LâmHảiQuang(SN
2002) bị truy tố về
tội cướp tài sản.
HĐXX đã tuyên
hủy án sơ thẩm để
điều tra, xét xử lại
vì cho rằng tòa sơ
thẩm đã vi phạm
thủ tục tố tụng khi
cha mẹ của bị cáo
còn sống nhưng lại
chấp nhận bà ngoại
làmngười giámhộ.
Cạnh đó, vụ án
có tranh chấp về
tội danh khi VKS quận 8 truy tố
Quang về tội cướp tài sản nhưng tòa
cùng cấp xử tội cưỡng đoạt tài sản.
Cướp hay cưỡng đoạt
tài sản?
Theo hồ sơ, ngày 21-11-2018,
Quang mượn xe máy chạy đến chợ
đầumốiBìnhĐiền(quận8,TP.HCM),
ép anh V. (là chủ sạp hàng) lên xe.
Trên đường đi, Quang cầm dao đe
dọa yêu cầu anhV. phải giao 25 triệu
đồng. Bị đe dọa, anh V. đã gọi điện
thoại về yêu cầu người nhà chuẩn
bị tiền để đưa cho Quang.
Hôm sau, anh V. đến công an
trình báo và Cơ quan CSĐT Công
an quận 8 khởi tố vụ án, bắt tạm
giam Quang để điều tra. Tại đây,
Quang nhận tội và cho rằng số tiền
chiếm đoạt đã sử dụng cá nhân hết,
còn lại 1,5 triệu đồng được công an
thu giữ trả lại cho anh V.
Quang khai đã nhận tiền của một
người tên T. để đánh dằn mặt anh
V. với giá 30 triệu đồng. Tuy nhiên,
về việc bị đánh, anh V. đã có đơn
bãi nại và từ chối giám định nên
CQĐT không xử lý.
Ngày 18-4, VKSND quận 8 có
cáo trạng truy tố Quang về tội cướp
tài sản theo điểm d khoản 2 Điều
168 BLHS (có mức án 7-15 năm
tù). Nhưng ngày 1-10, TAND cùng
cấp xử sơ thẩm đã phạt Quang 30
tháng tù về tội cưỡng đoạt tài sản.
Tại tòa, đại diện VKS cho rằng
Quang sử dụng dao để cướp tiền
thuộc trường hợp sử dụng vũ khí,
phương tiện hoặc thủ đoạn nguy
hiểm khác. Từ đó VKS đề nghị
HĐXX tuyên phạt quang từ 4,5
đến 5,5 năm tù.
Luật sư bảo vệ cho bị cáo không
đồng ý về tội danh cướp tài sản mà
cáo trạng truy tố. Luật sư cho rằng
từ khi bị cáo có hành vi đe dọa bị
hại đến khi chiếm đoạt tiền, bị hại
chưa lâm vào tình trạng tê liệt ý chí
do bị đe dọa. Bị hại có nhiều lựa
HĐXX nhận định: Mặc
dù bị cáo có hành vi
dùng dao đe dọa nhưng
trong người bị hại không
có tiền và cũng không
phải là người quản lý,
trông coi tài sản.
Phải là tội cướp!
Tại tòa phúc thẩm, đại diện VKS tái khẳng định cáo trạng của VKSND
quận 8 truy tốQuang là đúng tội danh. Hành vi của Quang đã cấu thành tội
cướp tài sản với tình tiết định khung tăng nặng là sử dụng vũ khí, phương
tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác. Từ đó VKS đề nghị HĐXX xét xử theo
hướng tuyên bị cáo Quang phạm tội cướp tài sản. Tuy nhiên, tòa đã tuyên
hủy án vì những lý do như trên.
chọn chứ khôngmất sức phản kháng.
Do vậy, hành vi này của bị cáo có
dấu hiệu của tội cưỡng đoạt tài sản.
HĐXX nhận định: Mặc dù bị cáo
có hành vi dùng dao đe dọa nhưng
trong người bị hại không có tiền
và cũng không phải là người quản
lý, trông coi tài sản. Do chưa thể
chiếm đoạt được tài sản nên bị cáo
yêu cầu anh V. nói với người nhà
chuẩn bị tiền. Lúc đến nhà, Quang
để cho anh V. đi cách mình 2 m để
lấy tiền giao cho bị cáo.
Vì thế, HĐXX cho rằng không có
căn cứ cho rằng bị cáo dùng vũ lực
ngay tức khắc. Bị hại có khoảng thời
gian di chuyển khỏi phạm vi khống
chế, đe dọa, có đủ thời gian đưa ra
các chọn lựa khác. Bị hại chỉ bị đe
dọa về tinh thần, chưa đến mức tê
liệt ý chí chống cự. Do đó, không
đủ yếu tố cấu thành tội cướp tài sản
như cáo trạng VKS truy tố.
Tiếp tục kháng nghị
tội cướp
SauđóVKSNDTP.HCMcókháng
nghị bản án sơ thẩmcủaTANDquận
8, cho rằng xử Quang về tội cưỡng
đoạt tài sản là không đúng. Vì bị
cáo đã dùng con dao bấm liên tiếp
kề vào hông, bụng của bị hại đe dọa
nếu không đưa tiền thì sẽ đâm. Trước
ngày xảy ra sự việc, Quang đã đâm
bị hại nhiều nhát gây thương tích.
Có đủ cơ sở để khẳng định Quang
dùng vũ lực ngay tức khắc nếu bị
hại không đưa tiền. Lúc này bị hại
hoàn toàn bị tê liệt về mặt ý chí và
buộc phải thực hiện đúng theo như
các yêu cầu của Quang vì sợ sẽ bị
đâm như lần trước.
TheoVKS, đối với tội cướp tài sản
thì chỉ cần có hành vi đe dọa dùng vũ
lực ngay tức khắc làm cho người bị
tấn công rơi vào tình trạng không thể
chống cự được nhằm chiếm đoạt tài
sản là cấu thành tội. Tội này không
cần yếu tố bị cáo có chiếmđoạt được
tài sản hay không. Do vậy, hành vi
kề dao vào hông, bụng đe dọa bị hại
đưa tiền, nếu không đưa thì sẽ đâm
đã cấu thành tội cướp tài sản.
Nhà8BLêTrực và6 lần
Thủ tướng chỉ đạo
Công trình số 8B Lê Trực.
Ảnh: TRỌNGPHÚ
Vì sao kết quả quá chậm hệt như một sự thất bại của việc thực
thi pháp luật vậy? Rồi khi Thủ tướng chỉ đạo sáu lần mà vẫn
không thực hiện, chẳng lẽ chủ tịch UBND TP Hà Nội không bị chế
tài nào hay sao?
Nằm ngay trung tâm thủ đô, sai phạm chủ yếu của công trình tai
tiếng trên là lố tầng. So với giấy phép xây dựng đã được cấp, chủ
đầu tư của công trình đã tự ý tăng chiều cao các tầng, xây thêm
tầng 19. Với tổng chiều cao hiện tại khoảng 69 m thì công trình
vượt 16 m, tương đương năm tầng. Diện tích sàn đã xây dựng
khoảng 36.000 m
2
, tăng trái phép trên 6.000 m
2
Phải nói ngay là những con số khủng đó nếu trước đây dễ dàng
lọt qua đủ cửa giám sát, xử lý của nhiều cấp quản lý ở địa phương
thì nay quay qua gây lắm trần ai cho việc cưỡng chế phá dỡ.
Việc cắt ngọn phần diện tích vi phạm đã phải được chính quyền
Hà Nội chia làm hai giai đoạn. Nếu giai đoạn một phải mất gần
một năm mới xong thì giai đoạn hai (xử lý phần không giật cấp)
đang bị khựng lại khá lâu do nguy cơ gây mất an toàn cho tòa nhà
và cư dân sinh sống ở đây.
“Để đảm bảo kỷ cương phép nước thì có đập cả tòa nhà này
cũng phải làm, vì công trình sai từ móng, từ tầng một”. Chính vì lý
do “mất an toàn” nói trên mà trong lần trả lời thắc mắc của các
cử tri vào giữa tháng 6 qua, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn
Đức Chung đã có lời quả quyết gây ấn tượng với dư luận cả nước
như vậy.
Thế nhưng nói là một chuyện, còn làm được hay không và như
thế nào thì lại là chuyện khác. Diễn biến của vụ việc và sáu lần chỉ
đạo của Thủ tướng cho thấy UBND TP Hà Nội đã có sự kéo dài
rất khó chấp nhận trong việc khắc phục các yếu kém trong công
tác quản lý quy hoạch và trật tự xây dựng đô thị ở công trình trên.
Cũng từ đó, những bức xúc của đông đảo người dân như không
chấp nhận “phạt cho tồn tại” với lý do “tránh lãng phí cho xã
hội” hoặc “không an toàn về kỹ thuật” càng tăng lên.
Cũng từ đó, có không ít lần ở diễn đàn Quốc hội, nhiều đại biểu
đã dẫn chiếu vụ tòa nhà 8B Lê Trực và nhiều công trình vi phạm
tương tự để chất vấn. Rằng vì sao có những loại vi phạm xảy ra
giữa thanh thiên bạch nhật hoặc diễn ra trên quy mô rộng lớn, kéo
dài nhiều tháng, nhiều năm hoặc lặp đi lặp lại mà chính quyền và
các cơ quan chức năng không hay biết, không kịp thời ngăn chặn,
hay khi phát hiện thì nể nang, xuê xoa, nhẹ tay trong xử lý?...
Rằng cần phải tháo dỡ ngay những công trình sai phạm, tuy có
gây thiệt hại không hề nhỏ nhưng sẽ đem lại lợi ích lớn hơn, đó là
giảm thiểu được tình trạng khinh nhờn luật pháp để không có việc
đến một lúc nào đó thì xã hội sẽ như thể không có pháp trị.
Hiện tại, ngoài Hà Nội có tòa nhà 8B Lê Trực thì nhiều tỉnh,
thành khác trên cả nước cũng có nhiều công trình xây dựng trái
phép có sự ảnh hưởng lớn, khiến cộng đồng giận dữ hoặc lo ngại
về sự xí xóa.
Chẳng hạn, Hà Giang có Mã Pì Lèng; Đồng Nai có công trình
khu phức hợp thương mại dịch vụ và căn hộ cao cấp không phép
trên khu đất 22.000 m
2
nằm giữa trung tâm TP Biên Hòa. Hay như
TP.HCM có đến 110 căn nhà liên kế đã xây xong phần thô trên
diện tích đất chưa chuyển sang đất ở thuộc
dự án khu nhà ở cao
tầng tại phường Phú Mỹ, quận 7…
Thực tế này cho thấy những chỉ đạo đã nêu của Thủ tướng
không chỉ dành riêng cho vi phạm của tòa nhà 8B Lê Trực mà còn
áp dụng cho nhiều công trình sai phạm khác để kỷ cương, pháp
luật được bảo đảm tuyệt đối. Điều
cần được lưu tâm tiếp theo là
những cơ quan thừa hành ở Hà Nội và các tỉnh, thành khác có
thật sự muốn ra tay hay không mà thôi.
Cùng cố gắng chờ thêm đi. Dù Thủ tướng không đề ra hạn
định cụ thể nhưng chủ tịch UBND TP Hà Nội nhất định sẽ nỗ lực
không để lâu hơn nữa việc “có đập cả tòa nhà cũng phải làm, vì
công trình sai từ móng, từ tầng một”. Bởi một lẽ rất đơn giản,
tháo dỡ các phần sai
phạm là chuyện phải
làm theo đúng quy
định và bất kỳ chủ
tịch tỉnh, thành nào
nếu tự cho phép mình
có sự ngoại lệ, không
chấp hành nghiêm
chỉ đạo của Thủ
tướng cũng đều phải
bị xử lý.
THU TÂM
Cũng theo VKS, việc Quang yêu
cầu bị hại gọi điện thoại cho người
nhà chuẩn bị tiền để đưa cho mình
thể hiện ý chí muốn phạm tội đến
cùng. Để đạt được mục đích cướp
tiền, Quang liên tục kề dao vào
người bị hại đe dọa, cho đến lúc bị
hại gặp người nhà lấy tiền đưa thì
Quang mới cất dao vào. Như vậy, từ
lúc bị đe dọa, bị hại đã hoàn toàn tê
liệt về mặt ý chí, làm theo toàn bộ
yêu cầu của Quang vì không có sự
lựa chọn nào khác.•
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook