028-2020 - page 14

14
Bạn đọc -
Thứ Tư12-2-2020
HỮUĐĂNG
D
ịch viêm phổi cấp do
chủng mới của virus
Corona (nCoV) đang
xảy ra và lan nhanh, tính đến
ngày 11-2, số lượng người
tử vong đã lên tới con số
hơn 1.000.
Trong tình hình dịch vẫn
tiếp tục kéo dài và không có
dấu hiệu dừng lại, nhiều gia
đình đã có tâm lý mua hàng
tích trữ để ứng phó với dịch
bệnh. Tuy nhiên, đối nghịch
lại với tâm lý đó, cũng không
ít người cho rằng không cần
thiết phải làm như vậy.
Vẫn còn tâm lý
mua hàng tích trữ
Anh Hoàng Văn Đại (đang
làm việc tại Khu chế xuất
Linh Trung 2, quận Thủ Đức,
TP.HCM) cho biết từ khi có
khuyến cáo của Bộ Y tế và
cơ quan chức năng thông báo
hạn chế di chuyển nếu không
cần thiết, tránh tụ tập nơi đông
người, anh cũng ít ra ngoài ăn
hơn. Thay vì trước đây một
tuần ăn ba, bốn bữa ở bên
ngoài thì giờ anh mua đồ về
nhà nấu ăn cả tuần.
“Nhận thấy sự nguy hiểm
của dịch bệnh, cộng với những
thông tin trên mạng nói có thể
sẽ thiếu hụt thực phẩm nên
cách đây vài ngày tôi chạy ra
chợ đầu mối nông sản Thủ
Đức để mua đồ về cho gia
đình ăn cả tuần. Thấy lượng
thực phẩm ngoài chợ đầu mối
có vẻ như không đến nỗi thiếu
hụt lắm nhưng thôi cứ mua
về cho chắc” - anh Đại nói.
Một trường hợp khác là chị
Nguyễn Thị Yến Nhạn (quận
7, TP.HCM) cũng chia sẻ:
“Gia đình tôi không có thói
quen ăn ngoài tiệm nên trước
khi có dịch hay giờ đang có
dịch thì thói quen đó vẫn vậy.
Tuy nhiên, trước đây thay
vì ngày nào tôi cũng đi chợ
mua đồ thì nay tôi đi chợ
một lần để mua đồ về ăn
cho hai tuần. Sở dĩ đi mua
số lượng lớn thực phẩm phần
là vì ngại tiếp xúc những
nơi đông người, phần là vì
sợ thực phẩm khan hiếm rồi
tăng giá lên cao”.
Không nên mua
hàng dự trữ
Bên cạnh tâm lý của một số
người vì sợ thiếu lương thực,
thực phẩm, đi mua hàng về
dự trữ thì phần còn lại mọi
người đều cho rằng với tình
hình như hiện tại thì việc làm
này là không nên, không tới
mức quá nghiêm trọng để
làm điều này.
Chị Bùi Kim Quyên (nhân
viên văn phòng) so sánh với
câu chuyện của người dân
Nhật Bản trong trận động
đất lịch sử năm 2011. Chị
cho biết thời điểm đó báo
chí cả trong nước và thế
giới đưa tin về trận động
đất lịch sử, tuy nhiên câu
chuyện mà chúng ta cần học
hỏi ở người Nhật chính là
văn hóa ứng xử.
Không lo thiếu hàng trong tình hình
dịch bệnh
Ngày 10-2, Sở Công Thương TP.HCM ban hành kế hoạch
đảm bảo cân đối cung cầu các mặt hàng lương thực, thực
phẩm thiết yếu trong giai đoạn ứng phó khẩn cấp đối với
dịch Corona.
Sở sẽ vận động, khuyến khích các doanh nghiệp trên địa
bàn tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, dự trữ, cung ứng các mặt
hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu, gồm lương thực như
gạo, mì gói; thịt gia súc, thịt gia cầm, trứng gia cầm, thực
phẩm chế biến, rau củ quả... Cam kết cung ứng, đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn.
Trong tháng 2, các doanh nghiệp sản xuất phối hợp với
hệ thống phân phối sẽ tổ chức bán hàng giảmgiá 10%-15%
tùy theo mặt hàng đối với các mặt hàng lương thực, thực
phẩm thiết yếu.
TÚ UYÊN
Đừng đổ xô mua hàng tích trữ
vì Corona
Ở chợGò Vấp (TP.HCM), tiểu thương cho biết lượng hàng hóa vẫn luôn ổn định. Ảnh: HỮUĐĂNG
Đây chính là hình
ảnh mà chúng ta và
nhiều nơi khác cần
phải học hỏi: Bình
tĩnh ứng phó và vì
cái chung.
Trái ngược với một số người đi mua hàng về dự trữ thì đa sốmọi người cho rằng không nên làmnhư vậy.
Từ ngày 1-3, bằng đại học
không còn ghi hình thức
đào tạo
Con tôi đang theo học ngành cơ khí của một trường đại
học (ĐH), hệ vừa học vừa làm. Đến tháng 5 năm nay, con
tôi sẽ tốt nghiệp. Vừa qua, tôi nghe nói Bộ GD&ĐT đã có
quy định không ghi hình thức đào tạo trên bằng ĐH. Xin
hỏi thông tin trên có chính xác? Khi nào thì quy định này
được áp dụng?
Bạn đọc
Huỳnh Nhân
(nhanan…@gmail.com)
Luật sư
Nguyễn Tri Đức
,
Đoàn Luật sư TP.HCM
, trả
lời: Ngày 30-12-2019, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư
27 quy định nội dung chính ghi trên văn bằng và phụ lục
văn bằng giáo dục ĐH, thay thế Thông tư số 19/2011.
Theo Thông tư 27, sinh viên tốt nghiệp giáo dục ĐH sẽ
được cấp văn bằng và phụ lục văn bằng. Văn bằng giáo
dục ĐH gồm: Bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và
các văn bằng trình độ tương đương.
Theo Điều 2 của thông tư trên, các nội dung sau sẽ
được ghi trên văn bằng ĐH: Tên văn bằng theo từng
trình độ đào tạo (bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến
sĩ, văn bằng trình độ tương đương); ngành đào tạo; tên
cơ sở giáo dục ĐH cấp văn bằng; họ, chữ đệm, tên của
người được cấp văn bằng; ngày tháng năm sinh của
người được cấp văn bằng; hạng tốt nghiệp (nếu có); địa
danh, ngày tháng năm cấp văn bằng; chức danh, chữ
ký, họ, chữ đệm, tên của người có thẩm quyền cấp văn
bằng và đóng dấu theo quy định; số hiệu, số vào sổ gốc
cấp văn bằng. Thông tư 27/2019 có hiệu lực từ ngày
1-3-2020.
Như vậy, so với quy định hiện hành thì quy định mới
đã loại bỏ việc ghi thông tin về hình thức đào tạo trên văn
bằng ĐH.
Thông tin về hình thức đào tạo sẽ được ghi tại phụ lục
văn bằng. Phần phụ lục cũng được ghi các nội dung về
chuyên ngành đào tạo, ngày nhập học, ngôn ngữ đào tạo,
thời gian đào tạo, trình độ đào tạo theo khung trình độ
quốc gia Việt Nam.
Cơ sở giáo dục ĐH được bổ sung các nội dung khác
ghi trên văn bằng giáo dục ĐH phù hợp với quy định của
pháp luật. Đồng thời được tự thiết kế mẫu và được bổ
sung các nội dung khác ghi trên phụ lục văn bằng.
TRÚC PHƯƠNG
Chưa có CCCD, có được cấp hộ chiếu?
Tôi đang sinh sống tại quận Phú Nhuận, TP.HCM.
Năm nay, tôi 26 tuổi. Hiện giấy chứng minh nhân dân
(CMND) 12 số của tôi còn thời hạn sử dụng. Tôi nghe
nói đến ngày 1-1-2020 thì phải chuyển đổi từ giấy
CMND sang thẻ căn cước công dân (CCCD). Tuy nhiên,
tôi chưa làm thủ tục cấp CCCD và giờ tôi có nhu cầu
làm hộ chiếu để xuất cảnh gấp. Vậy xin hỏi, tôi có thể
sử dụng CMND để làm thủ tục cấp hộ chiếu hay không?
Thủ tục cấp hộ chiếu ra sao?
Bạn đọc
Trần Ngọc Như
(nhutran…@yahoo.com)
Luật sư
Phạm Minh Tâm
,
Đoàn Luật sư TP.HCM
, trả
lời: Theo khoản 3 Điều 6 Thông tư 29/2016 của Bộ Công
an, công dân đủ 14 tuổi trở lên phải xuất trình CMND
hoặc thẻ CCCD còn giá trị sử dụng khi nộp hồ sơ đề nghị
cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu và nhận kết quả.
Việc xuất trình CMND hoặc thẻ CCCD nhằm mục đích
cập nhật, kiểm tra và đối chiếu các thông tin cá nhân của
người đề nghị cấp hộ chiếu.
Mặt khác, khoản 2 Điều 38 Luật CCCD, các CMND
đã được cấp trước ngày Luật CCCD có hiệu lực (tức
ngày 1-1-2016) thì vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời
hạn theo quy định. Khi công dân có yêu cầu thì được đổi
sang thẻ CCCD.
Từ hai quy định trên, sau ngày 1-1-2020, công dân có
giấy CMND còn thời hạn sử dụng, không bị hư hỏng thì
vẫn được phép sử dụng giấy CMND để xuất trình khi thực
hiện thủ tục cấp hộ chiếu mà không phải đổi sang CCCD.
Về thủ tục cấp hộ chiếu, người đề nghị cấp hộ chiếu
mới (cấp lần đầu, cấp lại khi hộ chiếu hết hạn) nộp hồ sơ
tại phòng quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh, TP trực
thuộc trung ương nơi thường trú hoặc tạm trú.
Hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu bao gồm: Một tờ khai theo
mẫu do Bộ Công an ban hành; hai ảnh mới chụp, cỡ 4 x
6 cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu,
phông nền màu trắng.
VÕ PHẠM
“Sau khi động đất xảy ra,
tưởng chừng sự khủng hoảng
khiến cho nhiều người dân
Nhật đi gom hàng tiêu dùng
về nhà dự trữ lương thực để
dùng dần. Nhưng không,
chính vì khủng hoảng nên
đa số người dân mới không
tích trữ lương thực, mà mỗi
người trích phần lương thực
dưđó để dành cho những vùng
đang gặp tai họa nặng hơn,
cho những người cần hơn.
Đây chính là hình ảnh mà
chúng ta và nhiều nơi khác
cần phải học hỏi: Bình tĩnh
ứng phó và vì cái chung. Bởi
lẽ dịch bệnh do chủng mới
của virus Corona gây ra so
với tình hình của Nhật năm
2011 vẫn chưa là gì” - chị
Quyên chia sẻ.
Có chung quan điểm này,
anh Tô Vĩnh Đạt (làm kinh
doanh) cho biết: “Cuối tuần
rồi tôi vào siêu thị mua đồ thì
thấy rõ sự khác biệt so với
ngày thường, nhiều khu vực
bán hàng hết sản phẩm, rau
củ quả. Ra cửa hàng Vissan
ở Hậu Giang (quận 6) cũng
hết sạch những loại thịt mà
trước đây nhà tôi hay mua.
Tôi thấy chúng ta không đến
mức quá thiếu thốn để mà
phải mua hàng về dự trữ. Hơn
nữa, Sở Công Thương cũng
như các chủ doanh nghiệp
của nhiều siêu thị cũng đã
phối hợp chủ động tăng
30%-50% nguồn hàng cho
nên mọi người cũng không
cần quá lo lắng để mà phải
mua đồ về tích trữ”.•
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook