028-2020 - page 8

8
Đô thị -
Thứ Tư12-2-2020
TRỌNGPHÚ
C
hiều 11-2, BanTuyên giáo
ThànhủyTPHàNộitổchức
buổi họp giao ban báo chí.
Tại đây, các PV đặt nhiều câu
hỏi liên quan đến việc UBND
phường Phú Lương (quận Hà
Đông) cưỡng chế tháo dỡ toàn
bộ công trình xây dựng tại khu
CôngviênnướcThanhHà thuộc
Công ty cổ phần Phát triển địa
ốc Cienco 5 (Cienco 5 Land)
vào ngày 15 và 16-1.
Xem xét xử lý cán bộ
để xảy ra sai phạm
Tại buổi giao ban báo chí nói
trên, các PV đã đặt vấn đề về
việc lực lượng cưỡng chế đập
phá cả những tài sản có thể di
dời được trongCông viên nước
Thanh Hà như hệ thống máng
trượt, máy tạo sóng… khiến
doanh nghiệp thiệt hại nặng nề,
gây phản cảm trong dư luận.
“Đề nghị UBND quận Hà
Đông cho biết phương án được
phê duyệt là cưỡng chế tháo dỡ
hay phá dỡ.Vì sao phải đập phá
khối tài sản hàng trăm tỉ trong
khi có thể tháo dỡ?” - báo chí
truy vấn.
Bêncạnhđó, dư luậncũngđặt
vấn đề Công viên nước Thanh
Hà là công trình lớnđãđượcxây
dựng trong thời gian rất lâu, vậy
chính quyền địa phương có biết
không và các cán bộ, đơn vị có
liên quan công trình này đã bị
xử lý trách nhiệm như thế nào.
Trả lời các câu hỏi trên, ông
NguyễnQuangNgọc, PhóChủ
tịchUBNDquậnHàĐông, cho
Cưỡng chế Công viên Thanh Hà:
Chưa rõ tháo dỡ hay phá dỡ
Các ý kiến cho rằng UBND quậnHà Đông (TPHà Nội) cần làm rõ phương án cưỡng chế Công viên nước
ThanhHà là tháo dỡ hay phá dỡ.
Một hạngmục tại Công viên nước ThanhHà bị cưỡng chế. Ảnh: TRỌNG PHÚ
“Toàn bộ tài sản của
Cienco 5 đầu tư hơn
200 tỉ đồng tại công
viên đều đã bị lực
lượng cưỡng chế đập
phá, hủy hoại thành
đống phế liệu.”
Ông
Trương Xuân Danh
Doanh nghiệp kêu cứu
Sau khi chính quyền phường Phú Lương tổ chức cưỡng chế,
Cienco 5 Land đã có đơn kêu cứu các cơ quan chức năng. Nội
dung đơn cho hay sau khi các sai phạm tại Công viên nước
Thanh Hà được cơ quan chức năng xử lý, đơn vị này đã ngừng
vận hành công viên và chuẩn bị phương án tháo dỡ, di chuyển
tài sản để xây dựng công viên nước tại địa phương khác.
Ngày 27-11-2019, chínhquyềnđịa phương có yêu cầudoanh
nghiệp tự tháo dỡ các hạng mục xây dựng không phép trong
công viên. Do khối lượng công việc nhiều và các hạngmục lắp
đặt tại công viên có kết cấu kỹ thuật phức tạp, cần thực hiện
theo quy trình kỹ thuật…nên công ty này đã đề nghị quận Hà
Đônggiahạnvà tạođiều kiệnđể xử lý các thiết bị theoquy trình.
Đến ngày 24-12-2019, quận Hà Đông có quyết định cưỡng
chế tháo dỡ 19 hạng mục xây dựng trong Công viên nước
Thanh Hà. Ngày 30-12-2019, phường Phú Lương có thông báo
về việc quyết định cưỡng chế buộc Cienco 5 Land phải tự tháo
dỡ 19 hạng mục theo yêu cầu của quận Hà Đông xong trước
17 giờ ngày 10-1-2020.
Chiều 11-2, ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND
TP.HCM, tham gia cuộc họp về kế hoạch thực hiện nhiệm vụ
năm 2020 của Sở GTVT.
Tại cuộc họp này, ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở
GTVT TP.HCM, nêu ra một số nhiệm vụ trọng tâm, tập trung
trong năm 2020. Trong đó, tập trung phát triển hạ tầng, tổ chức
triển khai thực hiện các dự án trọng điểm, cấp bách đảm bảo
tiến độ theo kế hoạch đề ra.
Cụ thể, Sở GTVT sẽ rà soát, lập danh mục các công trình
trọng điểm, cấp bách cần triển khai nhanh và trình UBND TP
thông qua như cao tốc TP.HCM - Mộc Bài; khép kín vành đai
2, vành đai 3; cao tốc Bến Lức - Long Thành…
Đặc biệt, Sở GTVT đã đưa ra một số kiến nghị đối với TP.
Cụ thể, ưu tiên đầu tư cho giao thông có trọng tâm, nhất là tập
trung thực hiện các công trình giảm ùn tắc khu vực Cảng hàng
không quốc tế Tân Sơn Nhất, khu vực cảng Cát Lái, khu vực
trung tâm, cửa ngõ TP…
Bên cạnh đó, sở này cũng đề nghị đẩy nhanh tiến độ rà soát
các hợp đồng theo hình thức BOT, BT, BOO… đảm bảo phù
Nhiềukiếnnghị để phát triểngiao thôngTP.HCM
hợp quy định về đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Ngoài
ra, sở này kiến nghị UBND TP tập trung chỉ đạo về công tác
quản lý, sử dụng lòng, lề đường trên địa bàn TP…
Đối với Công an TP, Sở GTVT yêu cầu tăng cường xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ được
phát hiện thông qua hệ thống camera giám sát do Trung tâm
Quản lý đường hầm sông Sài Gòn cung cấp. Đồng thời, quan
tâm phôi hơp vơi đơn vi thuôc Sơ GTVT đê xư ly tinh trang vi
pham khi lưu thông qua cac công trinh câp đăc biêt, câu yêu,
câu han chê tai trong…
Phát biểu chỉ đạo, ông Võ Văn Hoan cho biết căn cứ vào
kiến nghị của Sở GTVT, trên một con đường hiện hữu có biết
bao cơ quan quản lý về hạ tầng giao thông như cấp nước, viễn
thông… Chính vì vậy, giữa Sở GTVT và Sở Xây dựng cần
phối hợp với nhau để tránh tình trạng người đào xới, người lấp
lại.
Ngoài ra, ông Hoan đề nghị Công an TP và Sở GTVT xây
dựng đề án triển khai thực hiện xử phạt trên lĩnh vực giao
thông thông qua hệ thống ứng dụng quản lý thông minh. Đề
nghị hai đơn vị này tham vấn ý kiến của Bộ GTVT và Bộ
Công an. Đầu tiên, để thực hiện được thì cần xây dựng đầu
tư cơ sở vật chất để thực hiện bởi hệ thống camera chưa đồng
nhất.
Ngoài ra, ông Hoan yêu cầu Sở GTVT phải hoàn thành kế
hoạch 12 đầu việc trước tháng 6-2020 như sau:
Quyết định điều chỉnh lòng, lề đường; đề án hạn chế giao
thông ngày và phát triển kinh tế đêm; xây dựng đề án phát triển
giao thông công cộng; kiểm soát phương tiện giao thông cá
nhân vào nội thành theo phạm vi, không làm áp lực cho giao
thông; đề án giảm thiểu khí thải ra môi trường.
Ngoài ra, hoàn thành việc cấm lưu thông xe 3-4 bánh, không
được cho các phương tiện này đi vào trung tâm TP; phương
án tổ chức, điểm dừng, đỗ cho taxi; đề án phát triển giao thông
thủy.
Bên cạnh đó, hoàn thành đề án trợ giá xe buýt; thẻ vé xe
buýt tích hợp của tất cả phương tiện; xử phạt vi phạm, ứng
dụng công nghệ thông tin thông qua hình ảnh; cơ chế phát triển
nguồn lực để phát triển hạ tầng giao thông.
ĐÀO TRANG
biết: Khu vực Công viên nước
Thanh Hà thuộc dự án Thanh
Hà Cienco 5 và quy hoạch của
khu xây dựng dự án này là khu
đất công cộng. “Ởđây, chủ đầu
tư xây dựng không có phép nên
cơ quan Hà Đông đã thiết lập
biên bản, hồ sơ xử lý vi phạm
xây dựng không phép đối với
công trình này. Việc thiết lập hồ
sơ, các bước theo đúng các quy
định pháp luật” - ôngNgọc nói.
Liên quan đến thông tin một
số hạng mục công trình không
vi phạm mà cưỡng chế, ông
Ngọc cho rằng: Qua biên bản
thiết lập hồ sơ xử lý vi phạm
hành chính về trật tự xây dựng
đã thiết lập 19 hạng mục công
trình thuộc Công viên nước
Thanh Hà là vi phạm.
Dù được đề nghị làm rõ quan
điểm của quận Hà Đông trong
quá trình cưỡng chế Công viên
nước Thanh Hà là tháo dỡ hay
phá dỡ nhưng trong phần trả
lời, ông Ngọc chỉ giải thích
quá trình triển khai, xử lý công
trìnhCông viên nướcThanhHà
đảmbảo đúng trình tự, quy định
pháp luật.
Chưa bằng lòng trước câu trả
lời của ông Ngọc, một số PV
tiếp tục hỏi về việc phương án
cưỡng chế được phê duyệt chưa
và đây là phá dỡ hay tháo dỡ,
có đúng quy định không. Ông
Ngọc cho hay quận đã thuê các
đơnvị lậpphươngáncưỡngchế,
cơ quan chuyênmôn thẩmđịnh
và UBND quận Hà Đông đã ra
văn bản phê duyệt đảmbảo quy
định pháp luật…
Liên quan đến xử lý trách
nhiệm cán bộ, tập thể để xảy ra
sai phạmtrênđịa bàn, ôngNgọc
cho hay hiện quận Hà Đông
đang xem xét trách nhiệm của
các cơ quan quản lý xây dựng
và cán bộ có liên quan. “Hiện
chúng tôi đang xem xét và sai
đến đâu, trách nhiệm đến đâu
sẽ xử lý đến đó” - ông Ngọc
nhấn mạnh.
“Đập bỏ toàn bộ
các hạng mục”
Chiều 11-2, trao đổi với
Pháp
Luật TP.HCM
, ông Trương
Xuân Danh, Phó Tổng giám
đốc Cienco 5, cho hay: Trước
các yêu cầu của cơ quan chức
năng, công ty tiếp tục tháo dỡ
các hạng mục trong Công viên
nước Thanh Hà.
“Dokhốilượngcôngviệcnhiều
và kỹ thuật phức tạp trong khi
lại cận tết Nguyên đán, chúng
tôi không thể mời chuyên gia
của nhà thầu nước ngoài sang
tháo dỡ nên không đảm bảo
tiến độ theo yêu cầu của quận
Hà Đông. Chúng tôi có văn
bản trình bày rõ nội dung này
gửi quận Hà Đông để nắm bắt
và chỉ đạo” - ông Danh bày tỏ.
ÔngDanhcũngthôngtinngày
15-1,UBNDphườngPhúLương
đã tổ chức lực lượng cưỡng chế
gồm 100 người và khoảng 10
xe cơ giới đến đập phá toàn bộ
hạngmụcxâydựng trongkhuôn
viênThanhHà. “Toànbộ tài sản
của Cienco 5 Land đầu tư hơn
200 tỉ đồng tại công viên đều
đã bị lực lượng cưỡng chế đập
phá, hủy hoại thành đống phế
liệu” - ông Danh nói.
Theo ông Danh, việc cưỡng
chế của chínhquyềnđịaphương
theo cách “không tháo dỡ các
hạng mục kỹ thuật có thể tháo
dỡ, di dời đượcmà đập bỏ hoàn
toàn” là không phù hợp với quy
định trong Luật Xử lý vi phạm
hành chính. Cụ thể, nếu công
trìnhkhôngphéphoặcxâydựng
không đúng với giấy phép thì
phải tháodỡ, nếuđơnvị vi phạm
không tự nguyện thực hiện thì
bị cưỡng chế.
“Quy định nêu rõ việc tháo
dỡ (bảo toàn giá trị tài sản,
công năng sử dụng) công trình
vi phạm, chứ không quy định
việc phá dỡ (hủy hoại giá trị tài
sản và công năng sử dụng). Tuy
nhiên, quậnHàĐông đã không
tháo dỡ các hạng mục kỹ thuật
lắp đặt trong khuôn viên Công
viên nước Thanh Hà mà thực
hiện phá dỡ, đập bỏ toàn bộ
các hạng mục xây dựng và lắp
đặt” - ông Danh nói.•
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook