028-2020 - page 6

6
Tiêu điểm
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Tư12-2-2020
Biểuđồ so sánh sốngười nướcngoài kết hônvới côngdânViệtNamtheo
quốcgia/vùng lãnh thổ tại TPCầnThơ. (Nguồn: Số liệu từSởTưphápTPCầnThơ)
Năm2017
100
300
500
200
400
600
700
Năm2018
Năm2019
Đài Loan Hàn Quốc
Quốc gia khác
624
666
495
228
250
584
546
253 232
NHẪNNAM
P
TCN năm nay 20 tuổi, trắng
trẻo, dáng người cao ráo,
khuôn mặt thanh tú. Nhìn N.
vui vẻ, hoạt bát, chẳng ai biết cô
từng có thời gian “sống như ở tù”
với người chồng hơn cô 30 tuổi
bên Đài Loan. Câu chuyện của N.
kể lại y như một bộ phim.
Trút bỏ mọi gánh nặng
Theo N. kể thì mấy năm trước
nhà cô nghèo lắm, nghèo đến nỗi
không cất nổi căn nhà để ở. Vì thế,
mẹ cô có ý muốn cô lấy chồng nước
ngoài đặng kiếm tiền cất nhà. Biết
mẹ có ý định vậy, có người gần nhà
dẫn cô đi chào đoàn (ra mắt những
người có ý định kiếmvợ người Việt).
Ngay khi vừa ra mắt, N. được ông
C.H.Ji (48 tuổi, người Đài Loan)
chọn làm vợ, khi ấy cô mới 18 tuổi.
Đám cưới cũng nhanh chóng diễn
ra, rồi sau đó N. theo chồng về làm
dâu xứ người.
Người ta nói cô vậy là sướng rồi
vì có chồng làm thầu xây dựng.
Nhưng N. kể mỗi lần mở miệng xin
tiền gửi về cho mẹ thì chồng lại nói
nhà họ cũng cần phải chi cái này,
xài cái kia. Còn gửi tiền về cho mẹ
mà đưa giấy của em gái ra nhận là
họ không chịu, đòi phải đúng là mẹ
thì mới gửi.
N. kể: “Emở chung với nhà chồng,
nhà nhỏ mà ở đến hai mươi mấy
người, cả cha mẹ chồng, anh chị em
bên chồng, dâu rể, các cháu. Nhà
có bốn phòng, mỗi gia đình sống
trong một phòng. Em về phải nấu
ăn hết cho tất cả mọi người. Chồng
em có một con gái riêng... Về vật
chất thì không đến nỗi khổ, có xích
mích là cái nhà tắm thôi, người tắm
trước người tắm sau, chờ đợi nhau
nó lâu gì đâu.
Mà em không có thương ổng
nên em không ở được. Người mình
không thương mà lại còn già nữa, ở
bên em khó chịu lắm chị, ở ba tháng
mà như ở tù vậy đó! Em nói rõ với
ổng là em không có tình cảm với
ổng, em muốn ly hôn. Bữa đó, ổng
dòm mặt em hầm hầm vầy nè, em
có cảm tưởng như ổng muốn giết
em. Em nói: “Giờ tôi không có yêu
anh nữa, tôi muốn về Việt Nam”.
Ổng hỏi em: “Tại sao không yêu
lại qua đây?”. Cái em nói: “Nếu
Canh bạc lấy chồng ngoại - Bài 2
Chuyện của
cô dâu trở về từ
“miền đất hứa”
Cô gái mới lớn sau vài tháng chung sống với người
chồng ngoại hơnmình 30 tuổi mới nhận ra “không
thương không ở được” nên quyết về Việt Nam,
đoạn tuyệt với một đoạn quá khứ đầy cay đắng…
Một cô gái dẫn theo cả chồngĐài Loan tới tòa xin công nhận thuận tình ly hôn. Ảnh: NHẪNNAM
“Em cần giải thoát cho em”
194
là số vụán ly hôn có yếu tốnước ngoài
màTAND tỉnh Hậu Giang thụ lý trong
năm 2019 (tòa đã giải quyết 159 vụ).
Năm 2018, số vụ tòa thụ lý là 103 vụ.
Sovới năm2018, năm2019 tăng91vụ.
ÔngHuỳnhDuy Khanh, ChánhVăn
phòngTAND tỉnhHậuGiang, cho biết
do phải thực hiện thủ tục ủy thác tư
pháp nên số vụ đã giải quyết có hạn
chế so với án ly hôn trong nước.
Sau khi N. về Việt Nam,
người chồng Đài Loan
đã làm thủ tục ly hôn và
gửi bản án qua cho N.
Cầm bản án, N. thở phào
lần nữa vì khi về Việt
Nam, cô đã thương và
lấy một thanh niên cùng
quê làm chồng.
Tôi năm nay 36 tuổi, có một con trai sáu tuổi. Sáu năm trước, tôi kết hôn
với người chồng Đài Loan hơn mình 23 tuổi. Trước khi cưới, tôi nói thẳng với
chồng về ý định muốn lấy chồng nước ngoài để đi làm kiếm tiền lo cho gia
đình. Chồng tôi chấp nhận ý định đó của vợ. Nhưng khi bắt đầu làm thủ tục
xin visa sang Đài Loan thì tôi cấn bầu mà không hay, tính thời gian để được
cấp visa thì không kịp để tôi quaĐài Loan sinh con nên tôi phải ở lại Việt Nam.
Đến khi con được một tuổi, nhà chồng giục vợ chồng tôi làm thủ tục đoàn
tụ bên Đài Loan. Lúc này cha tôi sợ con gái qua đó một mình khó sống, vì
lạ lẫm lại chăm con nhỏ hay bệnh vặt. Tôi bàn với chồng thì chồng cũng
đồng ý để con cứng cáp hơn rồi đi. Người chồng cứ đi đi về về thăm vợ con
cho đến lúc tôi đề nghị chồng lo giấy tờ đưa vợ con sang thì ông này kêu giờ
làm khó lắm…
Hai năm trở lại đây thấy tình cảm của ổng lợt lạt. Tôi hỏi ổng chuyện tiền
bạc, công việc hay chuyện vợ chồng có gì thì cứ nói thẳng để chia sẻ nhưng
ổng lại bảo tôi là “đầu óc không biết suy nghĩ, con nít”…Tôi cũng biết ổng lớn
tuổi, việc làm khó khăn nên mới bàn, kêu ổng qua ở với mẹ con tôi luôn, khó
khăn kinh tế thì sẽ tính tiếp, mà mới nói thì ổng bảo như vậy là sỉ nhục ổng.
Tôi với ổng cự nự mấy năm nay rồi. Ổng qua thăm con mà còn đánh con
làm thằng nhỏ sợ không dám lại gần. Vợ chồng không còn đồng thuận, toàn
tâm toàn ý như lúc đầu. Ổng nói nhiều câu tôi nghe đau lòng lắm, như ổng
nói con không giống ổng. Ổng nói nhiều câu tôi nghe không còn giống ổng
hồi mới cưới nữa. Tôi nói ổng không tin tôi thì đi làm xét nghiệm ADN cho
con, xét nghiệm xong rồi thì chia tay luôn…
Giờ tôi làm thủ tục ly hôn, tôi có thông báo cho ổng biết. Ổng nói tôi muốn
làm gì thì làm, ổng không ký tên. Tôi nói ổng ký hay không ký kệ ông, tôi cần
giải thoát cho tôi, để tôi yên tâm làm ăn lo con cái chứ cứ suy nghĩ mãi về
ổng khiến tôi quá mệt mỏi…
ĐTL
(Huyện Thới Lai, Cần Thơ)
tui không qua đây thì phải làm sao,
rồi tiền bạc làm sao (ý nói đã lỡ tổ
chức cưới rồi). Nói chung tui qua
đây vì mẹ tui”. Nghe vậy, ổng lại
dòm dòm em rồi bảo: “Vậy trả vàng
đây! Vàng bạc gì đưa hết đây!”. Em
cũng đồng ý trả lại hết cho ổng”.
Tới đoạn đi về, N. kể vì giận N.
không còn thương mình nên lúc
về, chồng N. cũng không cho cái
valy đựng đồ về mà bố thí cho cái
bị (túi). “Ổng cho có cái bị về nên
đâu có đựng hết đồ, em đem mấy
đồ cần thiết về hà.
Ổng chở em ra sân bay rồi để
em tự lo. Lúc đầu em cũng run vì
có biết gì đâu, sân bay toàn người
nói tiếng Đài. Đang lóng ngóng thì
may sao gặp đoàn khách Việt Nam
đi du lịch bên đó nên em nhờ mua
vé máy bay giùm cho em. Về tới
Việt Nam, em đi mua cái valy mới,
em bỏ cái bị đó vì nó nhỏ, cũ mà
nó “lúa” nữa chị. Tự nhiên bước
từ máy bay xuống mà cầm cái bị
đó, thiệt em quê luôn đó, mắc cỡ
muốn chết. Khi đặt chân xuống sân
bay ở Việt Nam là bao nhiêu gánh
nặng trước đó trong em dường như
được trút hết, cảm giác nó khỏe gì
đâu” - N. nói.
Chim trong lồng muốn ra,
chim ngoài lồng thích vào
N. thật thà nhận xét: “Giờ con gái
ở đây nó ham lấy chồng nước ngoài
muốn chết. Em bị vậy một lần, sợ
tởn tới già luôn đó. Em có nói với
mấy đứa bạn: “Trời ơi, bà đừng qua
bển, cái người mà bà không thương
sống nó cực khổ lắm”. Em khuyên
bạn em vậy đó mà nhằm đứa thì
nghe, có đứa thì nói giờ nhà tui
như dzậy, như dzậy, rồi cha mẹ tui
ở nhà trọ không rồi sao?!”.
Rồi N. kể cô có một người bạn vì
không nghe lời khuyên của cô mà
“vướng” vào chuyện lấy chồng ở
Đài Nam, Đài Loan. “Nhỏ bạn em
nó cãi em, nó qua bển rồi ở trong
ruộng làm nghề hái (củ) hành. Mỗi
lần có chuyện buồn là nó nhắn tin
cho em. Em cũng nói “trời ơi, bà
lỡ chọn rồi giờ biết sao bây giờ”.
Nghĩ lại em thấy mình hên là hồi
đó em chưa có bầu, chứ bạn em nó
có bầu, sinh con rồi. Em không biết
nó có thương chồng nó không mà
hở cái là nó khóc lóc...”.
N. nghiệm ra rằng ở đâu cũng
phải đi làm mới có tiền, chứ không
có chuyện ở không mà tiền tự đến.
“Lấy chồng qua bển còn cực hơn ở
quê nhiều. Thấy về đây sang chảnh
vậy chứ ở bển làm thấy bà luôn, đó
là chưa nói lỡ có chuyện gì thì bị
nó chửi bằng tiếng Đài cũng đâu có
biết mà nói” - N. chua xót.
Sau khi N. về Việt Nam thì ở bên
Đài Loan, chồng N. đã đi làm thủ
tục ly hôn và gửi bản án qua cho N.
thông qua tòa án. Cầm bản án, N.
thở phào lần nữa vì khi vềViệt Nam,
cô đã thương và lấy một thanh niên
cùng quê làm chồng. Hai người sắp
có con nên sắp tới các giấy tờ của
con cô không bị ảnh hưởng gì nữa.•
Kỳ sau:
Kết hôn chóng vánh,
ly hôn nhọc nhằn.
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook