028-2020 - page 3

3
Thời sự -
Thứ Tư 12-2-2020
TRỌNGPHÚ
N
gày10-2,ỦybanThường
vụ Quốc hội (QH) thảo
luận về các vấn đề còn
ý kiến khác nhau của dự án
Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Tổ chức QH
và thông qua nghị quyết việc
sắp xếp các đơn vị hành chính
cấp huyện, cấp xã.
Nhiều người tiếp tục tranh
luận về tỉ lệ số đại biểu (ĐB)
hoạt động chuyên trách...
Kéo dài hoặc không
quy định tuổi nghỉ hưu
Trình bày báo cáo tiếp thu
ý kiến chỉnh lý dự luật, Chủ
nhiệmỦybanPháp luậtHoàng
Thanh Tùng cho biết có hai
phương án đề xuất về tỉ lệ
ĐBQHhoạt độngchuyên trách.
Phương án một: Giữ quy
định về tỉ lệ ĐBQH hoạt
động chuyên trách ít nhất là
35% tổng số ĐBQH (khoảng
175 ĐB) như luật hiện hành.
Phương án hai: Tỉ lệĐBQH
hoạt động chuyên trách ít
nhất là 40% tổng số ĐBQH
(khoảng 200 ĐB). “Thường
trực Ủy ban Pháp luật và Ban
soạn thảo tán thành phương
án một” - ông Tùng cho hay.
Về cơ cấuĐBQH, có ý kiến
tịch QHTòng Thị Phóng cho
hay việc nâng số lượngĐBQH
hoạt động chuyên trách đã
được bàn từ Đại hội XI và
được ghi vào nghị quyết.
“Hướng phấn đấu là 37%-
40%ĐBQHhoạt động chuyên
trách thì tôi nghĩ chúng ta sẽ
thu hút được những chuyên
gia đã từng công tác tại các
cơ quan QH, các bộ. Nếu
được thì không giữ chức vụ
gì cả, chỉ làm ĐBQH để thu
hút chất xám và kinh nghiệm
công tác, trí tuệ, uy tín của
họ đóng góp cho hoạt động
của QH” - bà nói.
Bà Phóng cũng đề nghị
nên ghi thẳng vào luật tỉ lệ
ĐBQH chuyên trách là 40%,
trong đó có khoảng 3%-5%
ĐB là chuyên gia.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn
hóa, Giáo dục, Thanh niên,
Thiếu niên và Nhi đồng Phan
Thanh Bình cho rằng QH có
thể quyết định số cơ quan của
mình vào đầu mỗi nhiệm kỳ.
“Tôi đề nghị đảm bảo khối
lượng công việc của QH,
đề nghị số lượng ĐBQH
cao”. Ông Lại Xuân Môn,
Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng,
chia sẻ khi trình bày chủ
trương sáp nhập bốn đơn vị
hành chính cấp huyện của
tỉnh Cao Bằng trước Ủy ban
Thường vụ QH.
Ông Môn cho hay để thực
hiện chủ trương trên, tỉnh
Cao Bằng đã thực hiện rất
chặt chẽ, tham quan học tập
kinh nghiệm của các tỉnh.
Sau đó tỉnh lập ban chỉ đạo,
tuyên truyền, vận động, sắp
xếp đơn vị hành chính, giải
quyết đơn thư khiếu nại, sắp
xếp bộ máy cán bộ và cơ sở
vật chất.
“Quá trình làm công khai,
minh bạch, khách quan, vô
tư, khoa học và đúng pháp
luật” - ông Môn nói.
Chủ tịch QH Nguyễn Thị
Kim Ngân cho rằng vấn
đề quan trọng nhất là sau
khi sáp nhập các huyện lại
thì phải đạt mục tiêu phát
triển kinh tế-xã hội, đặc
biệt là nâng cao đời sống
của người dân. Bà cũng
lưu ý là việc sáp nhập cán
bộ cũng có tâm tư, cần vận
động, tuyên truyền để tạo
sự đồng thuận cao.
“Tách ra thì có thêm ghế
để ngồi, nhập vào thì người
thế này, người thế khác.
Tâm tư là chuyện đương
nhiên, ngay cả chúng ta cũng
vậy…” - bà nói.
Theo bà, tới đây còn nhiều
việc phải làm để sau khi nhập
làm sao phải để cho đời sống
nhân dân được nâng cao,
kinh tế-xã hội phát triển,
quốc phòng, an ninh được
đảm bảo...•
Phó Chủ tịchQuốc hội Tòng Thị Phóng cho hay việc nâng số lượng đại biểuQuốc hội
hoạt động chuyên trách đã được bàn từĐại hội XI và được ghi vào nghị quyết. Ảnh: TTXVN
Văn phòng Chính phủ vừa hoàn thành tổng hợp kiến
nghị cử tri gửi Thủ tướng Chính phủ sau kỳ họp thứ 8,
Quốc hội khóa XIV.
Theo đó, cử tri kiến nghị Chính phủ cần công khai số
tiền các cơ quan chức năng thu hồi được trong những vụ
án tham nhũng và dùng số tiền này vào việc xây dựng các
công trình công cộng phục vụ người dân.
Cử tri cũng kiến nghị Chính phủ công khai tình hình biển
Đông, nhất là các sự việc Trung Quốc đưa tàu địa chất Hải
Dương 8 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh kế và thềm
lục địa dưới danh nghĩa khảo sát khoa học, vi phạm nghiêm
trọng chủ quyền của Việt Nam. “Việc công khai thông tin
nhằm giúp cho người dân có cách nhìn đúng đắn, chính
xác và đồng thuận với chủ trương của Đảng, chính sách
của Nhà nước trong giải quyết các vấn đề bức xúc của biển
Đông trong tình hình hiện nay…” - cử tri nêu kiến nghị.
Cử tri cũng lo ngại người Trung Quốc “lập xóm, lập
phố” tại một vài địa phương, họ mua đất, sinh sống và làm
việc tại Việt Nam, nhất là tại các khu vực dự án do Trung
Quốc trúng thầu…
Việc quản lý, sử dụng tài sản công, đặc biệt là những
khu đất vàng trên cả nước theo cử tri đã bộc lộ nhiều bất
cập, gây dư luận xấu trong nhân dân. Vì vậy, cử tri đề
nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo Thanh tra Chính phủ vào
cuộc, tiến hành thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện
sai phạm, xử lý nghiêm minh không có vùng cấm đối với
các đối tượng vi phạm.
Hiện nay, nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ và mua bán
trên thị trường, trên các trang mạng quảng cáo thường
niêm yết giá bán là “K” (50K, 100K) mà không sử dụng
đúng tên tiền đồng Việt Nam (VND). Cơ quan chức năng
cần kiểm tra và có biện pháp xử lý, xử phạt tình trạng này.
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản giao cho các
bộ, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ theo
quy định để nghiên cứu, trả lời kiến nghị của cử tri trước
ngày 25-2.
VIẾT LONG
Đề xuất: Không tính tuổi hưu với
đại biểu chuyên trách
Nhiều ý kiến tán thành quy định ít nhất khoảng 200 đại biểuQuốc hội (tỉ lệ 40%) hoạt động chuyên trách.
Cử tri đề nghị côngkhai tiền thuhồi từ các vụán thamnhũng
đề nghị cần có chính sách thu
hút những người nguyên là
cán bộ, công chức, viên chức
có kinh nghiệm công tác lâu
năm, có năng lực, trí tuệ,
gần đến tuổi nghỉ hưu hoặc
đã nghỉ hưu nhưng còn đủ
điều kiện về sức khỏe tham
gia làm ĐBQH hoạt động
chuyên trách. Đồng thời, sẽ
không khống chế độ tuổi tối
đa của ĐB hoặc kéo dài tuổi
làm việc của ĐBQH chuyên
trách lên mức cao hơn (65-67
tuổi) để phát huy trí tuệ, kinh
nghiệm của ĐB.
Về việc này, ông Tùng
cho hay cơ quan soạn thảo
và cơ quan thẩm tra nhận
định đây là một đề xuất có
tính tích cực, cần được xem
xét. Tuy nhiên, theo quy định
hiện hành, ĐBQH hoạt động
chuyên trách là chức danh
cán bộ, thuộc phạm vi điều
chỉnh của Luật Cán bộ, công
chức nên nếu có quy định
riêng về tuổi làm việc đối
với ĐBQH thì cần được tính
toán để thể hiện ngay trong
Luật Tổ chức QH.
Đề nghị ghi vào luật
tỉ lệ đại biểu chuyên
trách
Về nội dung trên, Phó Chủ
chuyên trách dành 100%
thời gian làm việc cho QH
là 40%” - ông nói và lý giải:
Nếu 35% thì 60 người là ở
địa phương, ở trung ương
có 100 người lại gánh phần
việc lập pháp của trung ương
sẽ rất nặng nề. “Trong khi
chúng ta giám sát cả hoạt
động hành pháp, kể cả trung
ương lẫn địa phương” - ông
Bình nói.
“Sẽ có cán bộ tâm tư
khi sáp nhập cấp xã,
huyện”
Về việc sắp xếp các đơn vị
hành chính cấp xã, huyện giai
đoạn 2019-2021 tại sáu tỉnh,
thành, Ủy banThường vụ QH
tiếp tục cho ý kiến trước khi
thông qua nghị quyết.
“Đặt vấn đề sáp nhập có
băn khoăn không? Đương
nhiên có, thậm chí quá băn
khoăn. Sáp nhập sẽ có người
tăng chức, có người xuống
chức, đang ở gần lại đi xa…
Thường vụ Tỉnh ủy đã đưa
ra kịch bản giải quyết tất cả
khó khăn và đồng thuận rất
Hiện ĐBQH hoạt
động chuyên trách
thuộc phạm vi điều
chỉnh của Luật Cán
bộ, công chức. Vì
vậy, nếu quy định
riêng về tuổi làm
việc thì cần được
thể hiện ngay trong
Luật Tổ chức QH.
Dù luật hiện hành ghi tỉ lệ
ĐBQHhoạt động chuyên trách
là 35%nhưng đến bây giờ, QH
khóaXIVmới đạt tỉ lệ34%.Theo
tôi mức 35% đã tốt rồi. Giờ ghi
cao hơn nữa tôi nghĩ cũng khó
đạt được
Tổng thư ký QH
NGUYỄN HẠNH PHÚC
Tiêu điểm
Sáu tỉnh, thành sáp nhập xã, huyện
Có sáu tỉnh, thành thực hiện sáp nhập huyện, xã gồm
Thái Bình, Lào Cai, Hà Nội, Cần Thơ, Khánh Hòa, Cao Bằng.
Sau khi sắp xếp, các tỉnh, thành sẽ giảm hai đơn vị hành
chính cấp huyện và 44 đơn vị hành chính cấp xã, cụ thể:
Thái Bình sắp xếp 47 đơn vị cấp xã, sau sắp xếp còn 260
đơn vị (giảm 26 đơn vị).
Lào Cai sắp xếp 19 đơn vị cấp xã, sau sắp xếp còn 152
đơn vị (giảm 10 đơn vị).
TPHàNội sắp xếp 10 xã, còn 579 đơn vị (giảmnămđơn vị).
TP Cần Thơ sắp xếp ba đơn vị cấp xã và địa phương này
còn 83 đơn vị (giảm hai đơn vị).
Khánh Hòa từ 140 đơn vị còn 139 đơn vị.
Tỉnh Cao Bằng sắp xếp bốn đơn vị hành chính cấp huyện
(nhập huyện Trà Lĩnh và huyện Trùng Khánh; nhập huyện
Phục Hòa và huyện Quảng Uyên).
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook