028-2020 - page 13

13
HOÀNG LAN-NGUYỄNQUYÊN
S
áng 11-2, Sở Y tế và Sở
GD&ĐT TP.HCM tổ
chức lễ ra mắt mô hình
thí điểmTrung tâm điều hành
giáo dục và y tế thông minh,
trong đó có hệ thống giám sát
phòng, chống dịch Corona.
Điều phối cấp cứu,
nhận diện trộm cắp...
Trung tâm điều hành y tế
thông minh được kỳ vọng
sẽ nâng cao hiệu quả công
tác quản lý, hỗ trợ, góp phần
nâng cao công tác khám chữa
bệnh và chăm sóc sức khỏe
nhân dân của ngành y tế TP.
Cụ thể, trung tâm sẽ kết nối
với hệ thống bệnh viện (BV),
phòng khám, hiệu thuốc để
kịp thời tương tác, chỉ đạo
điều hành. Hiện hệ thống đã
kết nối với 48 camera của
tám BV kèm theo phân tích
trí tuệ nhân tạo (AI) phục vụ
cho công tác điều phối quá tải
cấp cứu, nhận dạng các đối
tượng xấu như trộm cắp, cò
mồi; nhận diện hành vi mang
vũ khí, đánh nhau, quên đồ...
để kịp thời cảnh báo, xử lý;
đếm số bệnh nhân quá tải và
số giường cấp cứu đang còn
trống ở các BV giúp công tác
điều phối bệnh nhân tại Trung
tâm cấp cứu 115...
Đặc biệt là hệ thống phục
vụ điều hành giám sát phòng,
chống dịch viêm đường hô
hấp cấp (nCoV) cho phép
cập nhật thường xuyên và
hiển thị tình trạng tại 47 BV
trực thuộc cùng bốn BV khác
được giao tiếp nhận, điều trị
cho bệnh nhân nhiễmCorona
tại TP.HCM. Đồng thời, ứng
dụng cũng theo dõi, cập nhật
được tình hình dịch bệnh trên
thế giới và diễn tiến các ca
bệnh dương tính tại Việt Nam
qua biểu đồ, quản lý đường
đi, hành trình của bệnh nhân
để giám sát chặt chẽ. Qua đó,
hệ thống giúp SởY tế TP đưa
ra những dự báo, tham mưu
cho UBND TP phương án
ứng phó với dịch bệnh.
“Thay vì trước đây các cơ
sở phải báo cáo tình hình bằng
giấy, văn thư. Giờ đây, với
ứng dụng này, chúng tôi có
thể ngồi trước màn hình là
nắm được tình hình cập nhật
của các cơ sở ngay. Ngoài ra,
lãnh đạo sở cũng dễ dàng trao
đổi với các cơ sở nơi cách
ly người bệnh, thậm chí nói
chuyện được với người bệnh
đang cần cách ly... Hoặc ví
dụ thay vì phải lên Củ Chi thì
có thể ngồi đây để trao đổi
với BVdã chiến” - PGS Tăng
Chí Thượng, Phó Giám đốc
Sở Y tế TP.HCM, trình bày.
Quản lý và học tập
dễ dàng hơn
Với Trung tâm điều hành
giáo dục thông minh, mô
hình này sẽ hướng đến việc
đảm bảo khả năng tích hợp,
chia sẻ dữ liệu với Trung
tâm điều hành đô thị thông
minh của TP.
Đánh giá cao về tầm quan
trọng củaTrung tâmđiều hành
giáo dục thông minh, ông
NguyễnVăn Hiếu, Phó Giám
đốc Sở GD&ĐT TP.HCM,
cho biết trung tâm được xây
dựng để lãnh đạo sở điều
hành trực tiếp các hoạt động
của ngành. Trong đó việc xây
dựng cơ sở dữ liệu của học
sinh là rất quan trọng: Nắm rõ
Khánh thành Trung tâmđiều hành y tế thôngminh. Ảnh: HOÀNG LAN
Qua trung tâm, cácđại biểu thamdự lễ ramắt có thể kết nối và
giao lưuvới các chuyêngiagiáodụcquốc tế. Ảnh: NGUYỄNQUYÊN
Nỗ lực lớn lao trong ứng dụng
công nghệ thông tin
Phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ ramắt, Bí thưThànhủyTP.HCM
Nguyễn Thiện Nhân đánh giá việc khánh thành hai trung
tâmnày hết sức ý nghĩa, thể hiện nỗ lực nhiều nămcủa lãnh
đạoTP, sở, ngành và các doanhnghiệp cónăng lực cao trong
lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin.
Theo ông Nhân, việc khánh thành trung tâm y tế thông
minh có ý nghĩa lớn trong bối cảnh cả nước tập trung
chống dịch bệnh do chủng mới của virus Corona. Các ứng
dụng thôngminh giúp công tác kiểmsoát dịch bệnh thuận
lợi, hiệu quả hơn, phấn đấu khống chế dịch, không để TP
có người chết vì nCoV.
Bí thư Nguyễn Thiện Nhân cũng nhận định việc hình
thành Trung tâm điều hành giáo dục thông minh có nhiều
tác dụng quan trọng.Thứ nhất, giúp người học học dễ dàng,
học mọi nơi, mọi lúc, học bất cứ đâu. Thứ hai, học hiệu quả
hơn, có thể nâng cao trình độ ở các lĩnh vực, các đối tượng,
các môn học ngành nghề mình muốn; có thể học theo chủ
đề và học một cách toàn diện hơn.
Thứ ba, người học có thể nắm bắt kiến thức của nhiều
nước trên thế giới thông qua sự kết nối, trao đổi và giao lưu
với nhau, tăng cường tính quốc tế. Cuối cùng, trung tâm
giúp tăng cường sự tham gia của gia đình vào hoạt động
học tập. Gia đình có thể giám sát được việc học của con.
Đối với giáo viên, việc ra đời trung tâmnày rất quan trọng.
Nógiúp các thầy cô cóđiều kiệnnâng cao trìnhđộ củamình,
có thể kết nối để chia sẻ kinh nghiệm và điều quan trọng là
tạo thuận lợi trong sự quản lý.
“TP.HCM với hai triệu HS-SV, trong khi biên chế không
nhiều hơn các tỉnh khác nhưng đối tượng quản lý gấp
nhiều lần. Vì thế nếu không có công cụ hiện đại thì khó
có thể quản lý. Trung tâm sẽ giúp ban lãnh đạo sở quản lý,
nắm tình hình các trườngmột cách thôngminh và hiện đại
nhất” - Bí thư Nhân nói.
Cục Thú y, Bộ NN&PTNT cho biết: Tính đến ngày 10-
2, cả nước có tám ổ dịch cúm gia cầm do chủng virus A/
H5N6 gây ra, buộc phải tiêu hủy hàng chục ngàn con gia
cầm tại bốn tỉnh, TP: Hà Nội, Quảng Ninh, Thanh Hóa và
Nghệ An.
Theo Cục Thú y, cúm gia cầm là bệnh địa phương, đã
được kiểm soát tốt, dịch bệnh không xảy ra ở diện rộng.
Các ổ dịch cúm gia cầm xuất hiện rải rác, mỗi tỉnh xuất
hiện ở 1-2 hộ chăn nuôi nhỏ lẻ có gia cầm chưa tiêm
phòng vaccine.
Cục Thú y dự báo trong thời gian tới dịch bệnh có thể
tiếp tục xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đó là hiện
tổng đàn gia cầm rất lớn với 467 triệu con; điều kiện thời
tiết thay đổi bất lợi; nhu cầu vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ
phục vụ các lễ hội đầu năm tăng cao; việc tổ chức tiêm
vaccine cúm gia cầm cho đàn gia cầm đạt tỉ lệ thấp tại một
số địa phương, nhất là đối với chăn nuôi gia cầm nông hộ.
Do đó, nguy cơ dịch bệnh cúm gia cầm xuất hiện, lây
lan rất cao và có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng
đồng, đặc biệt trong điều kiện dịch bệnh viêm phổi cấp do
chủng virus Corona mới (nCoV) gây ra.
Hiện nay, Việt Nam chưa phát hiện trường hợp nhiễm
cúm A/H7N9. Tuy nhiên, nguy cơ virus cúm A/H7N9
và một số chủng virus khác như A/H5N2, A/H5N8 xâm
nhiễm là cao.
Trước tình hình dịch bệnh trên gia cầm có chiều hướng
gia tăng và có nguy cơ lây lan trên diện rộng, ông Nguyễn
Văn Long, Phó Cục trưởng Cục Thú y, cho biết cục đã yêu
cầu các chi cục thú y vùng lập đoàn công tác đến các địa
phương đang có ổ dịch cúm gia cầm cũng như dịch tả heo
châu Phi, lở mồm long móng; các địa phương có ổ dịch
cũ và địa phương có nguy cơ cao để kiểm tra, đôn đốc và
hướng dẫn triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống
dịch bệnh.
Các chi cục thú y vùng cũng phải bố trí cán bộ trực, xét
nghiệm và nguyên vật liệu xét nghiệm các loại dịch bệnh,
đảm bảo việc xét nghiệm kịp thời, chính xác để chỉ đạo,
hướng dẫn các địa phương tổ chức phòng, chống dịch
bệnh kịp thời và hiệu quả.
TN
Đời sống xã hội -
Thứ Tư12-2-2020
TP.HCM có trung tâm điều hành
y tế, giáo dục thông minh
Xây dựng hai trung tâmđiều hành thôngminh của ngành y tế và giáo dục gắn với việc phát triển nhân lực
của TP.HCM.
số lượng của từng đối tượng,
từng độ tuổi để có thể dự báo
được quy hoạch phát triển hệ
thống trường lớp cho phù hợp
và kịp thời.
Hiện nay việc học trực
tuyến hay việc liên hệ trực
tiếp phụ huynh đến các
trường dễ dàng. Trong đó,
sở đã cho phép các đơn vị
thực hiện việc xin nghỉ học
chỉ thông báo. Phụ huynh
chỉ cần vào hồ sơ điện tử của
học sinh báo nghỉ học mà
không phải tới tận nơi. Qua
hệ thống đó, sở sẽ thống kê
rất nhanh số lượng học sinh
vắng, nghỉ học.
Đặc biệt trung tâm đã có
vai trò rất quan trọng trong
việc chỉ đạo phòng, chống
dịch bệnh do virus Corona
gây ra của ngành giáo dục.
Qua hệ thống này, các trường
cũng thực hiện báo cáo hằng
ngày, theo dõi trực tuyến và
tự động thống kê cập nhật.
Qua báo cáo cũng biết được
số lượng học sinh, phụ huynh,
giáo viên có đi vùng dịch,
từ đó đưa ra biện pháp và
cách ly.•
Dịch cúm gia cầm A/H5N6 bùng phát ở 4 tỉnh, TP
Thay vì trước đây
các cơ sở phải báo
cáo tình hình bằng
giấy, văn thư. Giờ
đây với ứng dụng
này, chúng tôi có thể
ngồi trước màn hình
là nắm được tình
hình cập nhật của
các cơ sở ngay.
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook