061-2020 - page 11

11
Kinh tế -
ThứBảy21-3-2020
KháchMỹ, EU tạmdừngmua hàng:
Ứng phó khẩn câp
ANHIỀN
N
gay khi có thông tin
về việc một số khách
hàng Mỹ và EU đưa ra
thông báo tạm dừng, giãn,
hoãn hoặc hủy đơn hàng
nhập khẩu hàng dệt may Việt
Nam, những doanh nghiệp
(DN) bị ảnh hưởng đã rất lo
lắng. Lý do là họ vưa bớt lo
thiêu nguyên liêu san xuât,
thi ngay lâp tưc lại rơi vao
tinh thê gay go hơn, đo la
thiêu đâu ra.
Khách yêu cầu hoãn,
dừng đơn hàng
Chia sẻ với
Pháp Luật
TP.HCM
, Tổng giám đốc
Công ty cổ phần Tập đoàn
May Hồ Gươm Phí Ngọc
Trịnh cho biết do ảnh hưởng
của dịch COVID-19, một số
đối tác tại EU và Mỹ đã bắt
đầu hủy đơn hàng.
“Họ thông báo với chúng
tôi là do ảnh hưởng của dịch
COVID-19 nên hủy đơn hàng
và yêu cầu dừng sản xuất một
sốmã. Sự việc này ảnh hưởng
rất lớn đến DN và chúng tôi
chưa tìm được giải pháp nào
ứng phó trong tình cảnh này”
- ông Trịnh nói.
Trươc tình thế chưa tưng
co nay, Tâp đoan Dệt may
Việt Nam (Vinatex) đa khân
câp hop trưc tuyên vơi môt
sô lanh đao chu chôt cua cac
DN thanh viên đê kip thơi
co phương an ưng pho. Ông
Nguyên Xuân Dương, Chu
tich HĐQT Tổng Công ty
May Hưng Yên (Hugaco),
cho biết: “Luc đâu chung ta
tương đâu vao nguyên liêu la
kho thi nay vưa co nguyên liêu
cho san xuât, lâp tưc đâu ra lai
kho. Môt sô đơn hang bi huy,
môt sô đơn hang tam hoan.
Chúng tôi trơ thanh con nơ
kho đoi cua ngân hang. Quy I
vừa qua doanh thu cua Tông
Công ty May Hưng Yên đa
giam 20%. Chúng tôi phai ra
soat tưng khâu va toan bô cac
khâu đê giam chi phi”.
Công ty Dệt may Hòa Thọ
chưabị ảnhhưởng từ thị trường
châu Âu nhưng các đơn hàng
đi Mỹ lại bị ảnh hưởng từ rất
sớm. Ông Nguyên Đưc Tri,
Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng
giám đốc tông công ty, thông
tin: Từ ngày 16 đến 18-3,
đồng loạt các khách hàng
tại thị trường Mỹ thông báo
ngưng sản xuất, lùi giao hàng,
hủy đơn hàng thành phẩm và
ngưng việc đặt mua nguyên
phụ liệu cho các đơn hàng đã
xác nhận.
“Tổng số hàng bị hủy
350.000 sản phẩm; tổng số
đơn hàng yêu cầu lùi thời gian
sản xuất 100.000 sản phẩm;
tổng số đơn hàng có nguy cơ
bị dừng sản xuất hoặc hủy
150.000 sản phẩm. Ho cung
đề nghị được lùi thời gian
thanh toán tiền thành phẩm
từ 30 đến 60 ngày so với thời
hạn đang được áp dụng” - ông
Trị cho hay.
Công tyMay 10 cũng đang
gặp khó khăn kép khi trong
tháng 2 phải lo nhập khẩu
nguyên phụ liệu để đảm bảo
san xuât đươc liên tục. Đến
nay có đủ nguyên phụ liệu
thì lại tạm dừng sản xuất và
dừng giao hàng những lô hàng
đã san xuât.
Theo đó, khach hủy toàn
bộ các lô hàng đi bằng đường
hàng không tới Mỹ. Các lô
hàng đường biển trong tháng
3 lùi sang tháng 4 và tháng
5. Điều chỉnh giảm số lượng
mua hàng các tháng kế tiếp.
Khach hang Han Quôc chưa
chiu nhân 40.000 san phâm
sơmi đa san xuât xong va hoan
luôn đơn hang 39.000 san
phâm san xuât trong thang 4
theo kê hoach. Ngoai ra, hang
trăm ngan san phâm khac san
xuât cho khach hangMy đang
trên chuyên san xuât thi cung
bi khach hang yêu câu dưng.
“Chúng tôi thực sự không
mong muốn nhận thêm thông
tin về ngừng nhập khẩu, nếu
việc ngừng này xảy ra ở tất
cả các nước thì tổn thất sẽ rất
lớn” - ông Thân Đưc Viêt,
Tổng giám đốc Tông Công
ty May 10, nói.
Khó khăn về đầu ra
Chiều 20-3, tại cuộc họp
Ban chỉ đạo phòng, chống
dịch COVID-19 của Bộ Công
Thương, bà Nguyễn Cẩm
Trang, Phó Cục trưởng Cục
Xuất nhập khẩu, cho biết sẽ
rà soát lại xem thị trường
nào chưa ảnh hưởng bởi dịch
COVID-19 thì thúc đẩy các
DN chuyển hướng sang thị
trường này. Cạnh đó xúc tiến
xuất khẩu trở lại sang Trung
Quốc khi dịch bệnh giảm bớt,
đời sống và sản xuất khôi
phục trở lại.
Đối với một số DN gặp
khó khăn khi đã đưa hàng ra
cảng chuẩn bị xuất đi nhưng
bị hủy đơn hàng, Cục Xuất
nhập khẩu cho biết sẽ làm
việc với các đơn vị liên quan
của Bộ GTVT đề nghị tháo
gỡ khó khăn cho DN về chi
phí này.
“Cục sẽ rà soát lại các hiệp
định thương mại tự do, nhất
là hiệp định thương mại tự
do giữa Việt Nam và EU
(EVFTA) để xây dựng các
kịch bản thúc đẩy xuất khẩu,
tạo đà đón đầu khi thị trường
EU bình thường trở lại” - Cục
Xuất nhập khẩu cho biết.
CụctrưởngCụcCôngnghiệp
Trương Thanh Hoài cũng cho
biết hai ngành dệt may và da
giày từ khoảng giữa tháng 3
Chưa có hạn chế
nào của cơ quan
chức năng EU, Mỹ
về dừng nhập hàng
dệt may từ Việt Nam
mà đó đơn thuần là
quyết định của các
nhà mua hàng tại
các thị trường này.
đã phần nào cải thiện vướng
mắc về nguyên phụ liệu. Tuy
nhiên, đến nay lại đối mặt với
khó khăn về đầu ra.
“Một số khách hàngMỹ và
EU đã có các yêu cầu hoãn và
dừng đơn hàng trong tháng 4
và tháng 5; đơn hàng tháng 6
tạm thời chưa đàm phán nên
rất khó khăn” - ông Hoài nói.
GiúpDNvượt khó khăn
Tại cuộc họp, Bộ trưởng
Bộ Công Thương Trần Tuấn
Anh đánh giá, nhìn vào tình
hình mới có nhiều lo ngại. Để
tháo gỡ khó khăn cho DN,
bộ trưởng yêu cầu các vụ thị
trường ngoài nước cập nhật
kịp thời diễn biến ở các nước
đối tác về phòng, chống dịch
bệnh và các chính sách liên
quan đến vấn đề thương mại
hợp tác với Việt Nam. Từ thực
tiễn đó đưa ra phân tích, dự
báo về tác động thương mại
quốc tế với Việt Nam trong
thời gian tới để có thông tin
kịp thời báo cáo Chính phủ.
Về tình trạng của các DN
hiện nay, bộ trưởng giao các
thứ trưởng phụ trách ngành
làm việc ngay với các hiệp
hội để đánh giá đầy đủ tác
động, khó khăn, nhất là DN
nhỏ và vừa ở các chuỗi cung
ứng ngành dệt may, chế biến,
chế tạo... Qua đó đánh giá lại
công tác thị trường, tháo gỡ
khó khăn tài chính, nguồn lao
động để Chính phủ có cơ chế
xây dựng chính sách hỗ trợ.
“Về kênh tín dụng, Chính
phủ đã đồng ýNgân hàngNhà
nước sẽ tiếp tục giãn nợ, tái
cơ cấu nợ, hỗ trợ nguồn tín
dụng với chính sách ưu đãi
để DN duy trì hoạt động. Cắt
giảm, miễn giảm, giãn thời
gian nộp thuế với DN. Tăng
cường các đầu tư công của
Chính phủ để tạo thuận lợi
cho các DN chế biến, chế
tạo. Sau khi làm việc với
các DN thì bộ sẽ làm việc
với Chính phủ về các chính
sách bổ sung để DN vượt qua
khó khăn” - Bộ trưởng Trần
Tuấn Anh nhấn mạnh.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh
giaoVụThị trường trong nước
xây dựng kế hoạch phát triển
thị trường trong nước khi việc
phát triển thị trường ngoài
nước đang gặp khó khăn.•
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, một số đối tác tại thị trường EU vàMỹ đã bắt đầu hủy đơn hàng
từ các doanh nghiệp Việt Nam.
Tiêu điểm
Khó khăn đầu ra
có thể ảnh hưởng
hàng triệu lao động
Theo Cục trưởng Cục Công
nghiệp Trương Thanh Hoài,
năng lực sản xuất dệt may và
da giày củaViệt Nam là rất lớn.
Với ngành dệt may, sản lượng
là 50 tỉ USD, còn ngành da giày
là 20 tỉ USD. 70%sản lượngnày
lại xuất sang Mỹ và EU.
Mặt khác, tiêu dùng nội địa
dệtmay, dagiày chỉ đạt khoảng
5-7 tỉ USD/năm.Thậmchí người
Việtchỉdùngkhoảng40%hàng
dệt may sản xuất trong nước,
còn lại là hàng nhập khẩu.
Việc cácngànhhàngnàygặp
khókhănvềđầu ra cókhảnăng
ảnh hưởng đến lực lượng lao
động lớn đang làm trong hai
ngành này.Theo thống kê,Việt
Namcókhoảng1triệulaođộng
làmviệc trong lĩnhvựcdệtmay,
da giày. Ngoài ra còn khoảng
100.000 laođộngngànhđồgỗ.
Nhiều đối tác tạmdừng, hủy... đơn hàng khiến ngành hàng dệtmay gặp khó.
Trong ảnh: Sản xuất quần áo tại một DN. Ảnh: CTV
HiệncónhiềumặthàngnôngsảnViệtNamxuấtsangMỹ,châuÂu.
Ảnh:QUANGHUY
“EU, Mỹ không ngưng nhập kh u dệt may Việt Nam”
Tại cuộc họp của Bộ Công thương, ông Tạ Hoàng Linh, Vụ
trưởngVụThị trường châu Âu - châuMỹ, cho biết Đại sứ quán
Mỹ khẳng định cơ quan chức năng nước này không áp dụng
biện pháp nào ngăn chặn trực tiếp việc tiếp cận với hàng hóa
xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này.
Tương tự với Liên minh châu Âu (EU), phái đoàn EU tại Việt
Nam cũng khẳng định hàng hóa dịch vụ cơ bản vẫn tiếp tục
lưu thông, đảmbảo nguồn cung ứng, đặc biệt hàng thiết yếu,
lương thực, thực phẩm, thuốc men…mặc dù các nước trong
EU đóng cửa biên giới.
Điềunày cónghĩa việchoãn, hủyđơnhàng từEU,Mỹgầnđây
là quyết định của nhàmua hàngdo khó khăn vì dịchCOVID-19.
Mặc dù vậy, theo ông Linh, các chính sách kiểm soát chặt
chẽ hoạt động xuất nhập cảnh, di chuyển của các cá nhân có
thể làm chậm trễ dòng chảy thương mại và dịch vụ, lưu kho,
lưu thông hàng hóa trong thời gian tới.
Đặc biệt, trong bối cảnh diễn biến dịch bệnh phức tạp ở
nhiều quốc gia châu Âu và châuMỹ, nhiều cửa hàng bán lẻ tại
các nước đóng cửa nên nhu cầu hàng hóa xuất khẩu cũng sẽ
giảm. Trong đó, những mặt hàng không thiết yếu sẽ bị giảm
sức tiêu thụ, làm ảnh hưởng chung tới tăng trưởng xuất khẩu
vào hai thị trường lớn là Mỹ và EU.
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook