12
TRỌNGPHÚ
T
hủ tướng nhấn mạnh
những giải pháp trên tại
cuộc họp Thường trực
Chính phủ về công tác phòng,
chống dịch COVID-19 vào
chiều 20-3. Theo đó, từ 0 giờ
ngày 21-3 sẽ không cấp visa
nhập cảnh vào Việt Nam với
tất cả công dân trên thế giới.
Hà Nội kiểm soát được
nguồn lây nhiễm
Báo cáo tại cuộc họp Ban
chỉ đạo phòng, chống dịch
COVID-19 TPHà Nội chiều
cùng ngày, ông Hoàng Đức
Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y
tế TP Hà Nội, cho biết số ca
mắc tại Hà Nội trong những
ngày qua tăng trong xu hướng
chung của cả nước. Các ca
mắc đều có nguồn gốc rõ ràng
và chủ yếu xâm nhập từ các
nước khác về. Tất cả ca mắc
đều được cách ly, điều trị
tại BV Bệnh nhiệt đới trung
ương Cơ sở 2.
Chủ tịchTPHàNội Nguyễn
Đức Chung cho hay đến thời
điểm này, một số khu vực
cách ly tại Hà Nội đảm bảo
được giám sát, cách ly chặt
chẽ. Khu Trúc Bạch với 189
người dân đã qua 14 ngày
cách ly và đảm bảo an toàn.
Chủ tịch Hà Nội đã đề nghị
chủ tịchUBNDquận Ba Đình
ngay trong chiều 20-3 ký lệnh
giải tỏa khu cách ly. Tối cùng
ngày, lệnh phong tỏa khu phố
này đã được dỡ bỏ.
Khu cách lyBVHồngNgọc
với hàng trăm người bị cách
ly đến nay đều cho kết quả âm
tính. Một số khu vực khác tại
Núi Trúc, Dịch Vọng Hậu…
đều được lực lượng chức năng
phản ứng nhanh, nhanh chóng
Trường hợp thứ hai là BN
87, trước đó nữ điều dưỡng
này làm nhiệm vụ phân loại
các trường hợp người bệnh
nghi ngờ mắc COVID-19
tại phòng khám của Trung
tâm Bệnh nhiệt đới, BV
Bạch Mai. Đến ngày 18-3,
BN có các triệu chứng như
mệt, ho, sốt, khó thở nhẹ. BN
được đưa đi cách ly tại BV
Bệnh nhiệt đới trung ương
Cơ sở 2, và xét nghiệm đã
cho kết quả dương tính với
SARS-CoV-2.
Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn
mạnh đây là hai trường hợp
rất đáng tiếc xảy ra ở nhân
viên y tế, tuy nhiên “việc BN
86 mắc bệnh và sau đó lây
sang BN 87 là hiện tượng lây
nhiễm bình thường như trong
cộng đồng khi có tiếp xúc gần
với BN dương tính (F0). Đây
hoàn toàn không phải trường
hợp lây nhiễmchéo trongBV”
- PGS-TSNguyễnTrườngSơn
khẳng định.
Liên quan đến hai trường
hợp ca bệnh 86, 87, Chủ tịch
UBND TP Hà Nội Nguyễn
Đức Chung cho hay lực lượng
chức năng đã xác định 96 BN
tại BV này dạng tiếp xúc F2
(có bệnh nền) và được đưa
đi cách ly. Đến nay, tất cả
trường hợp này đều âm tính
với COVID-19.
Ngoài ra, hiện nay còn có
150 y tá, bác sĩ của BV Bạch
Mai được cách ly tại chỗ. Lực
lượng chức năng TP Hà Nội
cũng đã xác định 13 người
thân trong gia đình hai bác sĩ,
y tá và đã được đưa đi cách ly
tại BV Thanh Nhàn. “Tất cả
bác sĩ, y tá và người thân của
hai trường hợp trên đều được
lấymẫu xét nghiệm, bước đầu
âm tính với COVID-19” - ông
Chung nói thêm.•
Cách ly toàn bộ người
nhập cảnh vào Việt Nam
Từ 0 giờ ngày 21-3, tất cả
người nhập cảnh từ các quốc
gia, vùng lãnh thổvàoViệtNam
đều phải cách ly tập trung. Đó
là công văn được Ban chỉ đạo
quốc gia phòng chống dịch
COVID-19doThứtrưởngthường
trựcBộYtếNguyễnThanhLong
ký ngày 20-3.
Đối với trường hợp nhập
cảnh có dấu hiệu sốt, ho, khó
thở được đưa ngay vào cơ sở y
tế để cách ly điều trị và lấymẫu
xét nghiệm. Trường hợp nhập
cảnhmanghộchiếungoạigiao,
công vụ, nếu có sức khỏe bình
thường, không có các dấuhiệu
bệnh và được cơ quan đại diện
cam kết đảm bảo tuyệt đối về
các điều kiện cách ly thì có thể
thực hiện cách ly tại cơ quan
đại diện hoặc nơi cư trú cho
đến khi đủ 14 ngày kể từ ngày
nhập cảnh Việt Nam.
Tiêu điểm
đưa người đi chữa, phun khử
khuẩn. “Chúng ta đã vào cuộc
với tinh thần quyết liệt, sau hai
tuần dịch bệnh ở giai đoạn 2,
về cơ bảnHàNội đã kiểmsoát
được nguồn lây nhiễm vào
TP” - ông Chung nhấn mạnh.
Hai điều dưỡng mắc
bệnh không phải do
lây nhiễm chéo
Chiều20-3,PGS-TSNguyễn
Trường Sơn, Thứ trưởngBộY
tế, cho biết hai nữ điều dưỡng
mắc COVID-19 đều là nhân
viên y tế của BV Bạch Mai.
Tuy nhiên, đây không phải là
trường hợp lây nhiễm chéo
trong bệnh viện.
Theo PGS-TS Nguyễn
Trường Sơn, về trường hợp
bệnh nhân (BN) 86, ngày 6-3,
bệnh nhân có đi du lịch cùng
gia đình đến Côn Đảo, sau
đó trở về Hà Nội. Hai ngày
sau bệnh nhân có biểu hiện
đau thắt ngực, do có tiền sử
tăng huyết áp nên BN đã vào
Viện Timmạch quốc gia (BV
Đến thời điểm này,
một số khu vực cách
ly tại Hà Nội đảm
bảo được giám sát,
cách ly chặt chẽ.
Bạch Mai) khám và điều trị
cho đến ngày 19-3 thì xuất
viện. Trong quá trình điều
trị, BN luôn đeo khẩu trang.
Sau đó, BN được cách ly
tại BV Bệnh nhiệt đới trung
ương 2 và xét nghiệm đã
cho kết quả dương tính với
SARS-CoV-2.
Đời sống xã hội -
ThứBảy21-3-2020
Cơ bản dừng
các đường bay
đón khách
nước ngoài
để hạn chế
tối đa khách
vào Việt Nam.
Tất cả người
vào Việt Nam
phải cách
ly quyết liệt
100%. Xử lý
nghiêmkhắc
các trường
hợp vi phạm,
trốn cách ly.
Thêm bốn ca nhiễmmới, TP.HCM có ba
Tối 20-3, Bộ Y tế công bố thêm bốn trường hợp dương
tính với COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Việt
Nam lên 91.
Ca bệnh thứ 88:
Nữ, 25 tuổi, khu đô thị Văn Quán ở Hà
Đông, Hà Nội. BN là du học sinh tại Anh, nhập cảnh về Nội
Bài ngày 12-3.
Ca bệnh số 89
: Nữ, 22 tuổi, quận 7, TP.HCM. BN từ New
York, Boston, Hoa Kỳ đến Nhật và từ Nhật về tới sân bay Tân
Sơn Nhất khuya 17-3.
Ca bệnh số 90
: Nữ, 21 tuổi, Bình Thạnh, TP.HCM. Trong
một tháng nay, BN đến Barcelona - Tây Ban Nha thực tập
ngành khách sạn. BN nhập cảnh sân bay Tân Sơn Nhất ngày
16-3 trên chuyến bay của hãng hàng không Emirates số hiệu
EK392, số ghế 36A.
Ca bệnh số 91
: Nam, quốc tịch Anh, 43 tuổi, trú quận 2,
TP.HCM. Nghề nghiệp là phi công hãng hàng khôngVietnam
Airlines.
HÀ PHƯỢNG
Sân bay Nội Bài kiểmsoát người từ vùng dịch. Ảnh: PV
Sổ tay
Nướcmắt củanhữngblouse trắng trongmùadịchCOVID-19
Chiều 20-3, Bộ Y
tế công bố hai nữ
điều dưỡng nhiễm
COVID-19, trong đó
có bệnh nhân 87, điều
dưỡng BV Bạch Mai (Hà
Nội) là người lây cho
đồng nghiệp của mình,
bệnh nhân 86.
Dù nguồn lây bệnh
như thế nào thì những
nhân viên y tế luôn đối
mặt với nguy cơ nhiễm
COVID-19.
Sau khi biết thông tin
ấy, tôi đã không ngạc
nhiên vì biết chắc chắn
sớmmuộn gì những nhân viên y tế cũng nhiễm bệnh bởi hằng
ngày, hằng giờ họ phải đối mặt nguy hiểm khi chăm sóc, điều trị
bệnh nhân.
Hình ảnh trên đây cũng là của một điều dưỡng, nam điều
dưỡng Dương Ngọc Đức, công tác tại khoa Nhiễm, BV Đa khoa
Bình Thuận - nơi đang điều trị cho chín bệnh nhân nhiễm
COVID-19. Cả khoa chỉ có 17 y bác sĩ, điều dưỡng, 10 ngày nay
họ đã phải làm việc bằng hai, bằng ba, vừa điều trị bằng phác
đồ, vừa phải dùng những liệu pháp tâm lý động viên, xoa dịu
tinh thần cho bệnh nhân.
10 ngày nay tập thể y bác sĩ ở đây không được về nhà bởi họ
là những người tiếp xúc gần với bệnh nhân, xếp vào diện F1. Họ
vừa chủ động cách ly nhưng vẫn phải gồng mình làm nhiệm
vụ. Trong một buổi trưa cách đây mấy hôm, vì quá kiệt sức, điều
dưỡng Đức đã xếp mấy chiếc ghế trong phòng hành chánh rồi
ngủ ngon lành.
Ở khoa này ngay từ đầu, khi bước vào “trận chiến” chống
COVID-19, những nữ điều dưỡng đã phải hy sinh cắt mái tóc dài
củamình để khỏi vướng víu khi chăm sóc bệnh nhân. Có đêm vì
quá nhớ gia đình, nhớ chồng vợ, nhớ con, tập thể y bác sĩ ở đây lại
kéo nhau ra chỗ vắng tự biểu diễn văn nghệ cho nhau xemđể lên
dây cót tinh thần, để an ủi, động viên nhau trong cuộc chiến chưa
biết ngày kết thúc.
Hãy nghe lời tâm sự nhói lòng của BS Dương Thị Lợi, Trưởng
khoa Nhiễm: “Hơn 22 giờ, vừa đến ô cửa sổ phòng nghỉ của nhân
viên, tôi nghe có tiếng trẻ con... Tôi hết hồn, tưởng rằng có em
điều dưỡng hay hộ lý nào đó vì quá nhớ con nên lén cho con vào
thăm... Tôi cố hết sức bình tĩnh lắng nghe và... nhìn lén... Hóa ra
emđiều dưỡng V. đang nói chuyện với conmình qua Zalo hay
Messenger gì đó... Vì giọng nói cháu bé quá dễ thương nên tôi nán
lại... và tim tôi đau nhói khi nghe bé nói: “Mẹ ơi, saomẹ không
về?... Rồi khi nàomẹ mới về lận?...”.
Tôi cắnmôi chạy về phòng cố nén tiếng khóc, nước mắt tôi chảy
đến khi phòng bên đã yên ắng từ lâu”.
Những ngày này, Bộ Y tế, các địa phương đang kêu gọi các bác
sĩ tình nguyện đăng ký hoặc chỉ định, huy động hàng ngàn sinh
viên năm cuối của các trường y, thậm chí kêu gọi cả những y bác sĩ
đã về hưu cùng chung tay chống dịch. Tất cả đều đã sẵn sàng lên
đường vô điều kiện vì y nghiệp.
Có thể sắp tới sẽ có thêmnhững trường hợp y bác sĩ, điều dưỡng,
nhân viên y tế nhiễmbệnh nhưng đó không phải đơn thuần là tai
nạn nghề nghiệpmà hãy xemđó là sự hy sinh vì y nghiệp.
Hãy tôn vinh họ, những thiên thần áo trắng, những người
dấn thân xoa dịu nỗi đau, luôn chấp nhận những nguy hiểm
về mình.
PHƯƠNG NAM
Điều dưỡngDươngNgọc Đức kiệt sức
ngủ trên ghế. Ảnh: PN