061-2020 - page 13

13
Nhịp sống ở thôn Văn Lâm 3
sau những ngày cách ly
TỰSANG-NÚI XANH
Đ
ã ba ngày trôi qua kể
từ khi thôn Văn Lâm
3 (Thuận Nam, Ninh
Thuận) với hơn 5.000 dân
được chính quyền địa phương
cách ly y tế để phòng, chống
dịch COVID-19 do thôn
này có hai ca nhiễm. Đến
nay, người dân dường như
đã thích nghi dần với cuộc
sống hiện tại.
Người dân tin tưởng
vào cán bộ
Đi từ đường chính qua các
chốt chặn, chúng tôi quan sát
các hẻm trong thôn Văn Lâm
3 hầu như vắng bóng người.
Theo quy định, người dân
ở trong khu cách ly ai ở nhà
nấy, chỉ những người có
việc thật cần thiết mới được
ra ngoài và trừ những người
trong diện F2, F3.
Một phụ nữ đang trong khu
cách ly liên lạc qua điện thoại
với PV thông tin: “Người dân
trong thôn vẫn bình thường.
Khác là gần như ai ở nhà nấy.
Tâm lý của người dân ban
đầu cũng hơi sợ hãi, nhất là
khi công bố ca thứ hai, tuy
nhiên được chính quyền tuyên
truyền, rồi mọi người tự thông
tin cho nhau nên mới ba ngày
thôi, tâm lý ổn rồi”.
Cũng theo người này, trong
mỗi gia đình hiện tại còn
đông như tết, vì trước đó
nếu không cách ly, cứ vào
thời gian này là người lớn
đi làm, trẻ em đi học hết cả.
Người dân bây giờ cũng có
ý thức ra đường đều mang
khẩu trang, khi về rửa tay xà
phòng hay rửa tay khô bằng
dung dịch sát khuẩn.
“Trong khuôn viên từng
gia đình, sinh hoạt dần trở
nên bình thường. Các công
việc như dệt vải, chăm sóc
cây trồng, vật nuôi diễn ra
bình thường, không một ai
tỏ ra quá hoang mang hay
lo sợ” - người phụ nữ này
nói thêm.
Người phụ nữ này còn cho
PV biết mọi người bên trong
biết khuyên nhau không chủ
quan, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ,
rửa tay sát khuẩn, đeo khẩu
trang khi ra đường. Nhưng
còn vài hộ thiếu khẩu trang,
xà bông, nước diệt khuẩn.
Theo ghi nhận bên ngoài các
khu chốt chặn, loáng thoáng
ngoài đường có vài phụ nữ
nhờ người thân đi chợ mua
lương thực về rồi đưa qua
hàng rào cách ly.
Một người dân đang chờ
nhận thực phẩm của người
nhà mua giùm nói: “Nhà
nước và mọi người đã quan
tâm đến Văn Lâm 3 nhiều
hơn. Người dân chúng tôi
chỉ mong không ai bị nhiễm
thêm để nhanh chóng trở lại
sinh hoạt bình thường và cũng
sắp tới lễ Ramuwan của người
Hồi giáo chúng tôi rồi”.
Cắt cỏ chăn nuôi
bình thường
Theo thống kê của UBND
xã Phước Nam, tổng số đàn
gia súc (cừu, bò, dê) của thôn
Văn Lâm3 là hơn 11.000 con.
Trong đó dê chủ yếu được bà
con chăn nuôi trong núi. Riêng
bò và cừu thì một phần vẫn
còn trong thôn, một phần đã
được đưa ra ngoài từ trước
khi cách ly.
“Gia súc ở ngoài thôn thì
có người ra nuôi trước khi
cách ly, ra xong người này
không về thôn nữa để cách
ly, còn một ít được nuôi bên
trong thì chúng tôi ra đi cắt
cỏ nè” - một người đàn ông
vừa lái xe chở cỏ vào thôn
vừa cho biết.
Theo ghi nhận, trong ba
ngày qua, một số người dân
không nằm trong danh sách
thuộc diện cách ly nhưng vẫn
sống trong thôn được xem
xét cho ra vào. Công an, dân
quân, người của địa phương
nhận dạng, kiểm tra, ghi sổ
Thôn Văn Lâm 3 chủ yếu là
đồng bào dân tộc Chăm sinh
sống, thôn có gần 1.000 hộ với
hơn 5.000 dân, người dân sống
chủ yếu nhờ nông nghiệp.
Thunhậpcủangườidânlàchăn
nuôi và trồng trọt. Cả làng làm
lúa thì “ăn nước trời”, có nghĩa
là nếu nămnào trời mưa nhiều
thì làm ruộng được, còn không
mưanhưnămnaythìcánhđồng
trống trơn, đất vàng chạch gốc
rạ từ mấy tháng trước, những
vết nứt nẻ mỗi ngày một rộng hơn.
Chăn nuôi bò, dê, cừu chủ yếu được chăn
dắt theo kiểu du mục ở chân núi. Năm nay
hạn hán, trên núi không có nước, gia súc
được đưa về gần làng, có nước thì lại không
có cỏ. Bò thì chủ yếu ăn rơm khô và được cắt
cỏ ngoài vào lay lắt chờ mùa mưa.
“Người dân chúng
tôi chỉ mong
không ai bị nhiễm
thêm để nhanh
chóng trở lại
sinh hoạt bình
thường và cũng sắp
tới lễ Ramuwan
của người Hồi giáo
chúng tôi rồi.”
Đời sống xã hội -
ThứBảy21-3-2020
Hiện tại, người dân đã thích nghi dần với nếp sống không đi lại ra ngoài thôn.
nhật ký ra vào cho những
người này. Sau đó nhân viên
y tế sẽ tiếp tục đo thân nhiệt,
sát khuẩn.
Tại các chốt, trong số người
dân ra ngoài vì trường hợp
Ngày 20-3, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung
cho biết đến nay dịch bệnh COVID-19 khiến trên 15% doanh
nghiệp (DN) phải cắt giảm quy mô sản xuất (con số này của
tháng 2 là 10%).
DN giảm quy mô dẫn đến số lượng lao động mất việc,
giãn việc ngày mỗi tăng. Chỉ tính riêng trong tháng 2, số
người thất nghiệp đến nộp hồ sơ để hưởng bảo hiểm thất
nghiệp là trên 47.000 người, tăng gần 60% so với tháng 1
(gần 30.000 người) và tăng 70% so với cùng kỳ năm ngoái
(gần 28.000 người)…
Đáng chú ý, tại TP.HCM, riêng tháng 2 có 9.872 người
lao động thất nghiệp nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp,
tăng 4.408 người so với tháng 1 (thời điểm chưa xảy ra dịch).
Đặc biệt, chỉ trong đầu tuần tháng 3, TP.HCM có tới 2.643
lao động nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Số lao động
thất nghiệp ở TP.HCM chủ yếu ở các DN FDI (DN có vốn
đầu tư nước ngoài) và DN tư nhân.
Tương tự, tại Bình Dương, trong tháng 2 cũng có
3.835 người lao động nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất
nghiệp, tăng 696 người so với tháng 1. Và đầu tuần
tháng 3 con số này là 2.294 người. Lao động nghỉ việc
tập trung ở khối tư nhân và DN FDI.
Trước khó khăn trên, ông Đào Ngọc Dung cho biết Bộ
LĐ-TB&XH đã có đề án với sáu nhóm chính sách nhằm hỗ
trợ cho DN và người lao động.
Cụ thể, nhóm giải pháp thứ nhất là bộ đề xuất tạm dừng
đóng quỹ bảo hiểm hưu trí, tử tuất. Trước mắt tập trung hai
nhóm đối tượng cụ thể là người lao động bị ngừng việc,
thôi việc và đối tượng thứ hai là DN có trên 50% lao động
phải nghỉ việc, giãn việc, DN bị ảnh hưởng do COVID-19
từ 50% trở lên.
“Bộ cũng đề xuất với Chính phủ và Thường vụ Quốc hội
mở rộng đối tượng này theo hướng những người bị ngừng
việc đều được tạm dừng việc đóng một phần bảo hiểm xã hội.
Đồng thời, không khống chế tỉ lệ 50% đối với DN mà việc này
áp dụng cho mọi DN, kể cả DN bị ảnh hưởng 10%. Thời hạn
áp dụng tạm dừng đóng BHXH theo chúng tôi là từ tháng 3
đến hết tháng 12-2020” - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.
Nhóm giải pháp thứ hai, tập trung miễn đóng hoàn toàn
bảo hiểm thất nghiệp cho người bị mất việc, ngừng việc do
tác động của COVID-19, thời gian tính toán cũng từ tháng 3
đến hết tháng 12-2020.
Nhóm giải pháp thứ ba, sử dụng kết dư của quỹ bảo hiểm
thất nghiệp cho việc đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng, tay
nghề của người lao động. Hỗ trợ DN và người lao động để
giữ chân người lao động, đồng thời đào tạo nâng cao trình độ
nghiệp vụ để khi tình hình ổn định thì người lao động quay
trở lại làm việc.
Nhóm giải pháp thứ tư, hỗ trợ DN trả tiền lương cho người
lao động trong trường hợp người lao động ngừng việc tạm
thời. Mục tiêu là để giữ chân người lao động, tạo điều kiện
để DN ổn định.
Bên cạnh đó, đề xuất Nhà nước cho DN vay tiền để trả
lương, bảo hiểm, chi trợ cấp cho người lao động trong trường
hợp người lao động phải thôi việc, mất việc. “Tức là Nhà
nước hỗ trợ cho DN vay tiền nhưng không tính lãi…” - ông
Đào Ngọc Dung giải thích.
Nhóm giải pháp thứ năm là chính sách tín dụng với người
lao động, DN vừa và nhỏ, tổ hợp tác, hợp tác xã...
“Cuối cùng, bộ đã bàn với Tổng Liên đoàn Lao động Việt
Nam có chính sách tạm hoãn đóng quỹ công đoàn cho các
DN theo lộ trình phù hợp trong từng giai đoạn….” - ông Đào
Ngọc Dung cho hay.
VIẾT LONG
Người thân bên ngoài mang rau củ cho người bên trong khu cách ly. Ảnh: TỰSANG
Đàn bò được nhốt trong chuồng và cho ăn rơmkhô. Ảnh: CTV
khẩn cấp như ốm đau, bệnh
tật thì một số người hiện
đang nuôi gia súc nhỏ lẻ ở
hộ gia đình vẫn ra ngoài để
cắt cỏ mang về cho bò ăn.
Một số hộ chăn nuôi còn
nhờ người thân ở ngoài vùng
cách ly mang rơm khô và
cắt cỏ chuyển qua chốt để
cho bò ăn.
Ngoài ra, một phụ nữ bên
trong khu cách ly trao đổi qua
điện thoại với PV, cho biết
một số hộ dân bên trong còn
chia sẻ rơm khô với nhau để
duy trì đàn gia súc, tạo nên
khung cảnh ấm tình người
trong đợt cách ly.
Theo lãnh đạo UBND xã
Phước Nam, xã đã chỉ đạo
cán bộ ngoài việc chăm lo
cho người dân trong vùng
cách ly còn phải thống kê,
theo dõi và hướng dẫn các
hộ dân chăm sóc đàn gia súc
của mình, làm vệ sinh môi
trường, không để chúng đói
ăn hoặc dịch bệnh.•
Làng Chăm chủ yếu nhờ nông nghiệp
Một tháng13.700người TP.HCM, BìnhDương thất nghiệp
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook