063-2020 - page 11

11
Kinh tế -
ThứBa24-3-2020
Các tỉ phú Việt mất ngàn tỉ
vì COVID-19
PHƯƠNGMINH
T
rắng bảng bên mua, đà
bán tháo mạnh, vốn hóa
bốc hơi nhanh, điểmgiảm
kịch sàn... là những gì đang
diễn ra trên thị trường chứng
khoán hiện nay. Điều này đã
khiến nhà đầu tư thua lỗ, giới
tỉ phú mất cả ngàn tỉ.
Nhà giàu cũng khóc
Chỉ trong vòng không đầy
một tháng qua, chỉ số VN-
Index lao dốc từ mốc 900
điểm về thẳng vùng đệm 600
điểm. “Càng thoát hàng càng
lỗ nặng”, nhà đầu tư Thanh
Phong cảm thán và cho hay
tài khoản hàng trăm triệu đồng
của mình bị lõm nặng. Một
nhà đầu tư khác cho hay từ
chỗ đang có trong tay hơn 3 tỉ
đồng tiền cổ phiếu, chỉ chưa
đầy hơn một tháng qua, tài
khoản chứng khoán của anh
đã mất gần 1 tỉ đồng.
Không chỉ những nhà đầu
tư nhỏ lẻ mất tài sản mà sự
mất mát cũng hiện diện rất
rõ với những người giàu
nhất trên sàn chứng khoán
Việt Nam. Chỉ trong vòng
một tuần, Thế Giới Di Động
mất đến 18.600 đồng giá trị
cổ phiếu. Ông Nguyễn Đức
Tài, Chủ tịchHĐQTThế Giới
Di Động, không chỉ bốc hơi
số tài sản hơn 1.000 tỉ đồng
mà còn rớt khỏi tốp 10 người
giàu nhất Việt Nam.
Sự giảm điểm kỷ lục của
thị trường chứng khoán đã
ảnh hưởng mạnh đến danh
sách các tỉ phú USD của Việt
Nam. Ông Hồ Hùng Anh,
Chủ tịch HĐQT Ngân hàng
Techcombank, đã chính thức
rớt khỏi bảng xếp hạng tỉ phú
USD của tạp chí
Forbes
.
Cụ thể, thống kê tài sản vào
ngày 16-3 cho thấy ông Hồ
Hùng Anh mất hơn 22 triệu
USD, tương đương 2,15%giá
trị khiến tổng giá trị tài sản của
ông chỉ còn 987 triệu USD. Tỉ
phú USD PhạmNhật Vượng,
Chủ tịch Vingroup, mất 270
triệuUSD, tươngđương4,65%
giá trị khiến tài sản của ông
chỉ còn 5,5 tỉ USD.
Thử thách bản lĩnh
nhà đầu tư
Theo thống kê của Sở Giao
dịch chứng khoán TP.HCM
(HOSE), nhàđầu tưnướcngoài
đã bán ròng hơn 6.000 tỉ đồng
trong thời gian qua. Nếu xét
về giá trị vốn hóa thị trường,
tính từ ngày 27-2 đến 16-3,
thị trường chứng khoán đã
bốc hơi hơn 500.000 tỉ đồng.
Những con số này đã phản
ánh tínhkhốc liệt của thị trường.
Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ
tịch HĐQT Công ty Chứng
khoán SSI, cho rằng tình hình
hiện tại thực sự là bài kiểm tra
đắt giá về sức chịu đựng cũng
như bản lĩnh và khả năng hành
động đối mặt với biến cố của
mỗi người, mỗi vị trí.
Ông Trần Văn Dũng, Chủ
tịch Ủy ban Chứng khoán
Nhà nước, nhận định việc
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ
(Fed) cắt giảm lãi suất quá
khẩn cấp và không theo lịch
trình họp định kỳ đã phần nào
ảnh hưởng đến tâm lý của
nhà đầu tư, trong đó có Việt
Nam. Do đó, trong thời gian
tới, thị trường chứng khoán
toàn cầu lẫn Việt Nam sẽ có
những bước lên xuống đan
xen biến động khá lớn.
Điều các nhà đầu tư
kỳ vọng là dịch bệnh
nhanh chóng được
kiểm soát, kinh tế
sớm ổn định để thị
trường chứng khoán
phục hồi trở lại.
Việc thị trường chứng
khoản giảm điểm mạnh còn
ảnh hưởng đến nhiều yếu tố
khác. Trước hết sẽ ảnh hưởng
đến việc gọi vốn cho các dự
án đầu tư của doanh nghiệp
vì kỳ vọng lãi vốn không còn
hấp dẫn. Tiến trình cổ phần
hóa của các doanh nghiệp nhà
nước cũng phải tạm chờ đợi
thị trường phục hồi vì bán sẽ
không được giá.
Sẽ sớm hồi phục
Điều các nhà đầu tư kỳ vọng
là dịch bệnhCOVID-19 nhanh
chóng được kiểm soát, kinh
tế sớm ổn định để thị trường
chứng khoán phục hồi trở lại.
Chủ tịch Ủy ban Chứng
khoán Nhà nước Trần Văn
Dũng đã lên tiếng khuyên các
doanh nghiệp, các tổ chức tài
chính trung gian và nhà đầu tư
tiếp tục vững tin vào nội lực
của nền kinh tế, vào các giải
pháp của Chính phủ và các bộ,
ngành cũng như sức bền của
thị trường chứng khoán Việt
Nam. Qua đó nhằm góp phần
hỗ trợ thị trường lấy lại đà tăng
trưởng, đặc biệt là tránh những
phiênbán tháokhông cần thiết.
TS Cấn Văn Lực, chuyên
gia kinh tế, cũng cho rằng
việc Việt Nam kiểm soát
tốt dịch bệnh, cùng với các
chính sách quyết liệt hỗ trợ
phát triển kinh tế - xã hội, cải
thiện môi trường đầu tư kinh
doanh sẽ là một lực hấp dẫn
đối với các nhà đầu tư.
Bởi thực tế, thị trường
chứng khoán Việt Nam đã
từng rơi vào những giai đoạn
khắc nghiệt nhất. Đơn cử như
cuộc khủng hoảng tài chính
2008-2011, thị trường chứng
khoán Việt Nam đã từng rớt
đến vùng đệm 300 điểm, sau
đó lấy lại sức mạnh. Từ đó có
thể tin rằng một khi dịch bệnh
được kiểm soát, nền kinh tế
khởi động ổn định trở lại thì
thị trường chứng khoán Việt
Nam sẽ trở lại những ngày
hứng khởi với nhịp điệu sôi
động như thường thấy.•
Sự giảmđiểmkỷ lục của thị trường chứng khoánđã ảnhhưởngmạnhđếndanh sách các tỉ phúUSDngười Việt.
Tiêu điểm
Nhiều cổ phiếu
tăng ấn tượng
Trong bối cảnh thị trường
chứng khoán bị ảnh hưởng
bởi COVID-19 thì nhiều doanh
nghiệpniêmyếttrênsànchứng
khoán không hề hấn, thậm
chí còn tăng giá mạnh. Chẳng
hạn, cổ phiếu Tổng Công ty Y
tế Danameco tăng hơn 76%
suốt từ khi mở cửa thị trường
sau kỳ nghỉ tết. Điều này cũng
dễhiểuvì Danameco lànhà sản
xuất khẩu trang, găng tay, mặt
nạ thở oxy, trang phục chống
dịch,…nênđượchưởnglợitrực
tiếp từ COVID-19.
Tươngtự,cổphiếuQuốcCường
Gia Lai tăng mạnh hàng chục
phiên. Lý do thị trường đang
kỳ vọng nhiều dự án của công
ty này sắp được tái khởi động.
Hay cổ phiếuYeah 1 cũng tăng
hơn 100% giá trị.
Cổ phiếu giảmgiá khiến các tỉ phúmất hàng chục ngàn tỉ. Trong ảnh: ÔngHồHùngAnh
(trái)
, ôngNguyễnĐức Tài. Ảnh: TL
Nhằmhỗ trợ tổchức, cánhân liênquanchịu
ảnhhưởng từdịchCOVID-19, BộTài chính vừa
giảm phí nhiều dịch vụ chứng khoán trong
vòng ít nhất nămtháng kể từ ngày 19-3.Theo
đó, giảm 30%-50% đối với bốn dịch vụ bao
gồm dịch vụ quản lý niêm yết chứng quyền
có bảo đảm; dịch vụ thực hiện quyền; dịch
vụ chuyển khoản chứng khoán; dịch vụ đấu
giá, chào bán cạnh tranh.
Miễn hoàn toàn dịch vụ đăng ký niêm yết;
đăng ký chứng khoán; dịch vụ kết nối trực
tuyến lần đầu; dịch vụ vay, cho vay chứng
khoán qua hệ thống VSD; đăng ký thành
viên giao dịch chứng khoán phái sinh; đăng
ký thành viên bù trừ.
Ngoài ra, BộTài chính cũng giảmgiá 10%-
50% đối với chín dịch vụ: Dịch vụ giao dịch
trên thị trường cơ sở, thị trường phái sinh,
dịch vụ lưu ký chứng khoán; giảm 15%-20%
đối với dịch vụ quản lý vị thế, quản lý tài sản
ký quỹ trên thị trường chứng khoán phái
sinh; giảm 30%-50% đối với dịch vụ quản
lý niêm yết chứng quyền có bảo đảm, dịch
vụ thực hiện quyền, dịch vụ chuyển khoản
chứng khoán và dịch vụ đấu giá, chào bán
cạnh tranh.
Giảm nhiều loại phí để hỗ trợ thị trường
Sẵn sàng can thiệp thị trườngngoại tệ khi cần thiết
Liên quan đến việc tỉ giá tăng khá mạnh trong những
ngày vừa qua, trao đổi với báo chí, ông Phạm Thanh Hà,
Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam (NHNN), cho biết: Từ đầu tuần trước, tỉ giá có
xu hướng tăng khi biến động trên thị trường tài chính thế
giới ngày càng mạnh. Mặc dù vậy, thanh khoản thị trường
về cơ bản vẫn thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp
được đáp ứng đầy đủ, kịp thời. ​
Do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, các đồng
tiền trên thế giới biến động, đồng tiền của nhiều nước đối
tác thương mại lớn của Việt Nam cũng mất giá. Cùng với
xu hướng đó, tỉ giá giữa đồng Việt Nam với đôla Mỹ cũng
tăng trong thời gian qua khi biến động trên thị trường
quốc tế và diễn biến của dịch COVID-19 tác động tới tâm
lý thị trường trong nước.
Tuy nhiên, qua theo dõi, cân đối cung cầu ngoại tệ đến
nay về cơ bản không có biến động lớn. Cán cân thương
mại hàng hóa đạt thặng dư 1,82 tỉ USD trong hai tháng
đầu năm 2020 và tiếp tục thặng dư 880 triệu USD trong
tháng 3. Trạng thái ngoại tệ vẫn tiếp tục duy trì ở mức
dương. Các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của khách hàng
đều được tổ chức tín dụng đáp ứng đầy đủ.
Ông Phạm Thanh Hà cũng cho hay trong thời gian tới,
NHNN sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường trong
và ngoài nước, dự phòng các kịch bản có thể xảy ra…
Trong năm 2019 và những tháng đầu năm 2020, NHNN
đã liên tục mua được lượng lớn ngoại tệ bổ sung dự trữ
ngoại hối, góp phần củng cố an ninh tài chính tiền tệ
quốc gia và tăng khả năng can thiệp thị trường ngoại tệ
khi cần thiết.
“Với tiềm lực ngoại tệ sẵn có như vậy, NHNN sẵn sàng
can thiệp thị trường khi cần thiết để bình ổn thị trường
ngoại tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô” - ông Phạm
Thanh Hà khẳng dịnh.
THÙY LINH
Hiện nay các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của khách hàng đều được
các tổ chức tín dụng đáp ứng đầy đủ. Ảnh: TL
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook