14
NGUYỄNHIỀN
T
ừ ngày 3-3, ca bệnh 100
đi từ Kuala Lumpur
(Malaysia) về Việt Nam,
đã được hướng dẫn tự cách ly
tại nhà. Thế nhưng từ ngày
4-3 đến ngày 17-3, người
này có đi lễ năm lần/ngày tại
một thánh đường Hồi giáo ở
quận 8, TP.HCM.
Ngày 18-3, Trung tâmY tế
quận 8 lấy mẫu giám sát và
cho kết quả dương tính sau đó.
Như vậy, dù bệnh nhân 100
đang được cách ly tại nhà
nhưng đã đi ra ngoài. Điều
này rất nguy nhiễm vì có khả
năng lây bệnh cho người xung
quanh. Một số bạn đọc thắc
mắc vậy hiện nay quy trình
giám sát việc cách ly tại nhà
được các địa phương thực
hiện như thế nào?
Phường giám sát
chặt chẽ
Theo Quyết định 345 của
Bộ Y tế thì người cách ly tại
nhà phải ở tại nhà, không
được đi ra ngoài.
Theo ghi nhận của PV
thì các địa phương trên địa
bàn TP.HCM giám sát rất
chặt chẽ công tác cách ly
y tế tại nhà đối với những
trường hợp nghi nhiễm dịch
COVID-19.
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
, ông Võ Văn An,
Chủ tịch UBND phường
Bình Trị Đông, quận Bình
Tân, cho biết: Về thành phần
giám sát tình hình cách ly y
tế tại nhà, phường có thành
lập ban chỉ đạo phòng chống
dịch và 18 tổ giám sát, tuyên
truyền tại cộng đồng có đầy
đủ các chi hội đoàn thể khu
phố, cảnh sát khu vực, tổ
trưởng, tổ phó tổ dân phố.
Tất cả thành viên trong tổ
đều có trách nhiệm giám sát,
tuyên truyền, hỗ trợ người
đang được cách ly tại nhà,
yêu cầu người cách ly cam
kết thực hiện đúng quy định
trong thời gian được cách ly.
“Người nào chưa chấp hành
nghiêm các yêu cầu cách ly
thì ban chỉ đạo phường và tổ
giám sát đến nhà nhắc nhở,
yêu cầu thực hiện nghiêm
việc cách ly theo quy định.
Nếu người cách ly không
chấp hành thì phường kiến
nghị ban chỉ đạo phòng,
chống dịch quận đưa vào
khu cách ly tập trung.
Người nào thực hiện tốt
quy trình cách ly và không
có biểu hiện bệnh thì sau
14 ngày phường sẽ cấp giấy
chứng nhận hoàn thành việc
cách ly” - ông An nói.
Tương tự, ông Hồ Văn
Phước, Chủ tịch UBND
phường Trường Thọ, quận
Thủ Đức, cũng cho biết
phường có phân công người
giám sát rất chặt chẽ các
trường hợp cách ly tại nhà.
Ngoài ra, người cách ly
phải ký cam kết thực hiện
đúng quy trình cách ly. Nếu
như người cách ly ra ngoài
mà người dân phản ánh là
phường báo quận chuyển đi
cách ly tập trung.
Cả hẻm không được
tiếp xúc với bên ngoài
Ông Phạm Trung Kiên,
Những việc người cách ly tại nhà
phải làm
Theo Quyết định 345 của Bộ Y tế ban hành ngày
7-2-2020, người tự cách ly ở nhà cần phải tuân thủ các
quy định sau:
- Không được tự động rời khỏi nhà, nơi lưu trú.
- Tự đo nhiệt độ cơ thể ít nhất hai lần (sáng, chiều)
một ngày; ghi chép kết quả đo và tình trạng sức khỏe
chung vào phiếu theo dõi sức khỏe hằng ngày…
- Hằng ngày, thông báo cho cán bộ y tế xã, phường,
thị trấn được phân công phụ trách theo dõi hai lần
sáng, chiều về kết quả đo nhiệt độ và tình hình sức
khỏe của bản thân.
- Tốt nhất là nên cách ly ở một phòng riêng. Phòng
cách ly nên đảm bảo thông thoáng khí, thường xuyên
được vệ sinh, hạn chế các đồ đạc, vật dụng trong
phòng, nơi cách ly.
Bạn đọc -
ThứBa24-3-2020
Phường có phân
công người giám
sát rất chặt chẽ các
trường hợp cách ly
tại nhà.
Phường giám sát người cách ly
tại nhà ra sao?
UBND các phường phải cử lực lượng giám sát, hỗ trợ những người được cách ly 24/24 giờ.
Chủ tịch UBND phường 7,
quận Gò Vấp cho biết đối
với những trường hợp được
cách ly tại nhà riêng lẻ thì
phường cũng cử lực lượng
đến tại nhà giám sát và hỗ
trợ 24/24 giờ.
Với những trường hợp
cách ly tại nhà bao gồm
cả khu vực nhiều hộ dân
thì sao?
Sau khi phát hiện có ca
dương tính là bệnh nhân
thứ 65 nhiễm COVID-19 thì
phường 7, quận Gò Vấp đã
phối hợp Trung tâm Kiểm
soát bệnh tật TP.HCM khử
trùng y tế và dựng rào chắn
phong tỏa, cách ly hẻm 248
đường Phạm Ngũ Lão, nơi
bệnh nhân sinh sống. Hiện
tại, toàn bộ hẻm 248 đường
Phạm Ngũ Lão có 16 hộ với
49 nhân khẩu đang được
cách ly y tế tại nhà.
Phường đã tiến hành chốt
chặn ở hai đầu hẻm, một đầu
ra đường Phạm Ngũ Lão,
một đầu ra đường Nguyễn
Văn Nghi, không cho người
dân trong khu vực tiếp xúc
với những người bên ngoài
để phòng ngừa dịch bệnh.
Phường đã phân chia làm
tám ca trực, mỗi ca gồm hai
dân quân, hai bảo vệ khu phố
và một cảnh sát khu vực chốt
24/24 giờ.
Các lực lượng trực sẽ có
nhiệm vụ hỗ trợ người dân
đang được cách ly tiếp xúc
với những người bên ngoài
cũng như phục vụ thức ăn cho
người dân trong hẻm. Người
dân có nhu cầu lấy thức ăn
hoặc trao đổi qua lại đều đưa
cho lực lượng trực rồi người
dân ra lấy.
Hội Phụ nữ phường có
trách nhiệm lập một nhóm
Zalo gồm tất cả người trong
hẻm để hộ nào cần gì thì nhắn
vào đó, nhóm sẽ phân công
người đáp ứng.
Ngoài ra, phường có vận
động một số mạnh thường
quân hỗ trợ cho các hộ trong
khu vực hẻmđồ ăn, thức uống,
khẩu trang hằng ngày trong
những ngày cách ly.•
Quảng cáo
BỐ CÁO GIẢI THỂ
CÔNG TY TNHH MTV SCS Việt Nam
Tên Công ty:
Công Ty TNHH MTV SCS Việt Nam
Địa chỉ:
219-221 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.17, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Mã số DN: 0311601130
cấp ngày 11-9-2018
Người Đại diện: Ông Nguyễn Phương Nam
.
QĐ giải thể số: 06/QĐGTDN do GĐ Công ty duyệt ngày 17-3-2020
.
Lý do:
DN hoạt động không hiệu quả. Doanh nghiệp cam kết hoàn
toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung
thực trước nội dung thông báo này.
Tôi sinh sống tại tỉnh Đồng Tháp.
Hai tháng trước, tôi trúng tuyển
công chức tại quê. Tôi được biết
thời gian tới sẽ áp dụng các tiêu chí
mới để đánh giá công chức. Vậy, xin hỏi các tiêu chí
đánh giá cụ thể như thế nào?
Bạn đọc
Nguyễn Thị Hoa
(nguyenhoa…@gmail.com)
Luật sư
Trịnh Ngọc Hoàn Vũ
,
Đoàn Luật sư
TP.HCM
, trả lời: Theo quy định hiện hành, tại Điều 56
Luật Cán bộ, công chức năm 2008, công chức được
đánh giá theo các nội dung sau:
- Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng và pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ
quan, tổ chức, đơn vị.
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và
lề lối làm việc.
- Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
- Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện
nhiệm vụ.
- Thái độ phục vụ nhân dân.
Công chức là lãnh đạo, quản lý thì còn được đánh giá
dựa trên các nội dung: Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ
chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý; năng lực lãnh
đạo, quản lý; năng lực tập hợp, đoàn kết công chức.
Đến ngày 1-7, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức chính thức
có hiệu lực. Ngoài các tiêu chí nêu trên, luật sửa đổi đã
bổ sung thêm một số quy định nhằm cụ thể hóa các tiêu
chí đánh giá công chức.
Thứ nhất, nếu trước đây chỉ nêu “Tiến độ và kết quả
thực hiện nhiệm vụ” thì nay nội dung này đã sửa đổi
cụ thể thành “Kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy
định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công
việc cụ thể được giao; tiến độ và chất lượng thực hiện
nhiệm vụ”.
Việc đánh giá công chức qua kết quả thực hiện nhiệm
vụ phải gắn với vị trí việc làm, thể hiện thông qua công
việc, sản phẩm cụ thể.
Thứ hai, tiêu chí “Thái độ phục vụ nhân dân” được
sửa đổi thành “Thái độ phục vụ nhân dân, doanh nghiệp
với những vị trí tiếp xúc trực tiếp hoặc trực tiếp giải
quyết công việc của người dân và doanh nghiệp”…
VÕ PHẠM
Lực lượng chức năng đang chốt chặn chung cư Park View, quận 7, TP.HCM. Các hộ dân ở đây đang
được cách ly tại nhà. Ảnh: NGUYỄNYÊN
Khu vực cách ly trong hẻm47 đườngNguyễn Thị Tần, phường 2,
quận 8, TP.HCM. Ảnh: NGUYỄNYÊN
Từ 1-7, các tiêu chí mới để đánh giá công chức