063-2020 - page 4

4
Thời sự -
ThứBa24-3-2020
ĐỨCMINH
S
áng 23-3, tại phiên họp
thứ 43, Ủy ban Thường
vụ Quốc hội (QH) đã
cho ý kiến về một số vấn
đề còn có ý kiến khác nhau
của dự án Luật Đầu tư (sửa
đổi). Một trong số đó là việc
có nên cấm kinh doanh dịch
vụ đòi nợ thuê.
Hai quan điểm
trái ngược
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh
tế Vũ Hồng Thanh cho hay
có hai loại ý kiến liên quan
đến nội dung này. Loại ý kiến
thứ nhất, tiếp thu ý kiến đại
biểu QH không quy định cấm
kinh doanh dịch vụ đòi nợ tại
dự thảo luật, mà quy định tại
danh mục ngành nghề đầu tư
kinh doanh có điều kiện như
luật hiện hành.
Ý kiến này cho rằng việc
thuê một đơn vị trung gian
đứng ra thu hồi nợ xuất phát
từ nhu cầu thực tế của cuộc
sống, đáp ứng nhu cầu của
khách hàng khi các công ty
kinh doanh dịch vụ đòi nợ sử
dụng các công cụ, biện pháp
đạt kết quả, phù hợp với các
quy định của pháp luật.
“Để hạn chế tiêu cực phát
sinh, đề nghị bổ sung quy định
về điều kiện chặt chẽ đối với
doanh nghiệp kinh doanh dịch
vụ đòi nợ, bảo đảm quản lý
nhà nước chặt chẽ đối với loại
hình kinh doanh này” - ông
Thanh nói và cho biết đa số
ý kiến Thường trực Ủy ban
Kinh tế thống nhất với loại
ý kiến này.
Trong khi đó, loại ý kiến
thứ hai đề nghị giữ nguyên
Ông Nguyễn Hạnh Phúc
và ông Hà Ngọc Chiến, Chủ
tịch Hội đồng Dân tộc, đề
nghị không quy định cấm
kinh doanh dịch vụ đòi nợ
nhưng để hạn chế tiêu cực
phát sinh cần bổ sung quy
định về điều kiện chặt chẽ
đối với doanh nghiệp, bảo
đảm quản lý nhà nước hoặc
có thể xem xét thay tên “dịch
vụ đòi nợ thuê” thành tên gọi
“dịch vụ xử lý nợ”.
Trưởng ban Dân nguyện
Nguyễn Thanh Hải đề xuất
nâng mức xử phạt hành chính
với trường hợp lợi dụng đòi
nợ thuê trục lợi, gây mất trật
tự xã hội.
Chủ tịch QH Nguyễn Thị
Kim Ngân thừa nhận thực tế
có trường hợp lợi dụng việc
pháp luật không cấm kinh
doanh dịch vụ đòi nợ để biến
tướng thành các băng nhómtội
QH Uông Chu Lưu lại ủng
hộ đề xuất của Chính phủ
cấm kinh doanh dịch vụ đòi
nợ như Chính phủ nêu trong
tờ trình sẽ thuyết phục hơn
việc giữ lại ngành nghề này.
“Hiện đòi nợ, vay mượn là
hợp đồng dân sự, đã có thiết
chế xử lý khi có tranh chấp
như trọng tài, tòa án, hòa
giải… Sao không dùng các
thiết chế này để đòi quyền
lợi, mà lại qua tổ chức đòi
nợ thuê giải quyết?” - ông
Lưu đặt vấn đề và lưu ý tình
trạng biến tướng, lạm dụng
việc kinh doanh dịch vụ đòi
nợ để gây ra những phức tạp
về an ninh trật tự.
“Không nên tiếp tục duy
trì hình thức đòi nợ thuê”
- Phó Chủ tịch QH bày tỏ
quan điểm.
Nêu tình huống đã có công
ty đòi nợ thuê được thành lập,
các hợp đồng đã ký thì giải
quyết thế nào, ông Lưu đề
xuất dự thảo luật bổ sung quy
định chuyển tiếp, cho phép
những công ty đã thành lập
thu xếp, chấm dứt hoạt động
trong thời hạn một năm. Với
những hợp đồng đã ký thì
cho phép thực hiện hết thời
hạn hợp đồng.
Giải trình thêm sau đó,
Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn
Chí Dũng nói cơ quan soạn
thảo cầu thị tiếp thu các ý
kiến nhưng “không ít băn
khoăn”. Ông Dũng tán thành
ý kiến của Phó Chủ tịch QH
Uông Chu Lưu: Đây là quan
hệ dân sự được điều chỉnh
theo nhiều cơ chế và đề nghị
Ủy ban Thường vụ QH cân
nhắc vấn đề này vì thiết kế
thiết chế quản lý chặt chẽ rất
khó, là thách thức lớn cho cơ
quan soạn thảo.•
Đại biểuNguyễn ThanhHải đề xuất nângmức xử phạt với doanh nghiệp đòi nợ thuê
gâymất trật tự xã hội. Ảnh: HOÀNGHẢI
như dự thảo luật đã trình QH
tại kỳ họp thứ 8 là cấm kinh
doanh dịch vụ đòi nợ.
Những người theo quan
điểm này lý giải thời gian
qua, mặc dù đã có quy định
về hoạt động kinh doanh dịch
vụ đòi nợ nhưng nhiều doanh
nghiệp, cá nhân lợi dụng để
biến tướng thành các băng
nhóm xã hội, tội phạm nhằm
cưỡng đoạt tài sản, gây áp
lực đối với con nợ, cho vay
nặng lãi, hoạt động tín dụng
đen, gây mất trật tự, an toàn
xã hội, dẫn tới nhiều hệ quả
xấu đối với xã hội.
Biến tướng vì
quản lý kém,
quy định chưa chặt
Phát biểu thảo luận, Tổng
thư ký QH Nguyễn Hạnh
Phúc băn khoăn: Việt Nam
lâu nay vận động các nước
công nhận là nền kinh tế thị
trường và đây là kinh tế thị
trường thì tại sao lại cấm?
Thị trường phải sinh ra
những chuyện như thế này,
thay vì cấm thì cần đưa ra
chế tài tốt hơn để hạn chế
mặt xấu của nó.
“Nghiên cứu chế tài tốt
hơn là thấy cái gì khó thì
cấm kinh doanh” - ông Phúc
nói và đề nghị giữ loại hình
kinh doanh này, tăng chế tài
quản lý.
phạm, cưỡng đoạt tài sản. Tuy
nhiên, theo bà, nguyên nhân
biến tướng là do chưa thực
hiện tốt loại hình kinh doanh
này, do quản lý kém và chưa
quy định chặt chẽ điều kiện
kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Cho rằng đây là “cơ chế
thị trường”, là “yêu cầu thực
tế”, chủ tịch QH đồng ý với
nhiều ý kiến không nên cấm
kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Thay vào đó, cần đưa ra các
quy định, thiết chế quản lý
chặt chẽ, đồng thời nâng
cao trách nhiệm quản lý
nhà nước đối với loại hình
kinh doanh này, khắc phục
những biến tướng. “Không
phải không quản được là
cấm” - bà Ngân nói.
Rất khó quản lý
dịch vụ đòi nợ
Trong khi đó, Phó Chủ tịch
Không nên cấm
kinh doanh dịch vụ
đòi nợ mà cần đưa
ra các quy định,
thiết chế quản lý
chặt chẽ, khắc phục
biến tướng.
217
doanhnghiệp kinhdoanhdịch
vụ đòi nợ thuê, chủ yếu ở Hà
Nội, TP.HCM gây ra tình hình
an ninh trật tự phức tạp và
đóng góp của lĩnh vực này với
nền kinh tế không đáng bao
nhiêu so với những gì phải bỏ
ra khắc phục.
BộtrưởngKH&ĐT
NGUYỄNCHÍDŨNG
Tiêu điểm
Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày
23-3 cho hay trong bối cảnh dịch
COVID-19 diễn biến phức tạp trên
toàn thế giới, nhiều nước, vùng lãnh
thổ đã hạn chế hoặc đóng cửa các
đường bay quốc tế, không cho quá
cảnh (transit) khiến nhiều công dân
Việt Nam bị kẹt tại các sân bay quốc
tế.
Trước tình hình đó, Bộ Ngoại giao
đã liên tục cập nhật thông tin và đưa
ra các khuyến cáo với công dân Việt
Nam về việc đi lại. Trong đó đặc biệt
là lưu ý công dân hạn chế tối đa đi lại
giữa các nước và về Việt Nam trong
thời điểm hiện nay.
Cạnh đó, công dân cần tuân thủ
các biện pháp phòng, chống dịch của
nước sở tại. Đồng thời, thường xuyên
kiểm tra, cập nhật quy định của nước
sở tại và các hãng hàng không, đảm
bảo có đủ các giấy tờ cần thiết theo
yêu cầu để thực hiện chuyến đi (đặc
biệt là các giấy tờ xác nhận tình trạng
sức khỏe, nếu có). Trường hợp không
có đầy đủ giấy tờ cần thiết có thể bị
phía nước ngoài từ chối cho quá cảnh
hoặc xuất nhập cảnh.
Bộ Ngoại giao cũng chỉ đạo các cơ
quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài
thường xuyên theo dõi, chủ động phối
hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng,
cảng hàng không quốc tế, các hãng
hàng không quốc tế tại các nước để
cung cấp thông tin cụ thể về chính
sách nhập cảnh của Việt Nam. Cùng
với đó, các cơ quan này cũng cần tìm
hiểu thông tin về tình hình công dân
Việt Nam bị kẹt tại các sân bay, kịp
thời thực hiện các biện pháp hỗ trợ
cần thiết.
Bộ Ngoại giao khẳng định công
dân Việt Nam được phép về nước
mà không cần giấy xác nhận của cơ
quan đại diện Việt Nam tại nước sở
tại. Trường hợp cần trợ giúp, đề nghị
công dân liên hệ theo số đường dây
nóng bảo hộ công dân. Số điện thoại
này được đăng tải trên website chính
thức của các cơ quan đại diện Việt
Nam ở nước ngoài hoặc số điện thoại
của tổng đài bảo hộ công dân Cục
Lãnh sự: +84.981.84.84.84.
VIẾT THỊNH
Tranh luận để hay cấm dịch vụ
đòi nợ thuê
ChủtịchQuốchộiđềnghịduy trìdịchvụđòinợnhưngcócác thiết chếquảnlýchặt, khôngđểxảyrabiếntướng.
CôngdânViệtNamđược phépvề nước không cần
giấy xác nhận
2 công ty tại Bình Dương bị lửa thiêu rụi
Chiều 23-3, hai vụ cháy lớn đã xảy ra tại Công ty
Bao bì KHT tại xã Vĩnh Tân (xã Vĩnh Tân, thị xã Tân
Uyên) và Công ty TTP (phường Khánh Bình, thị xã
Tân Uyên).
Theo thông tin ban đầu, hơn 15 giờ, tại Công ty
KHT chuyên sản xuất vỉ đựng trứng, khi một số công
nhân đang cắt sắt thì lửa bất ngờ bén vào giấy rồi bốc
cháy. Lửa lan nhanh và bao trùm một phần khu nhà
xưởng rộng khoảng 2.000 m
2
.
Cùng thời điểm trên, lửa bất ngờ bốc cháy tại khu
xưởng sản xuất của Công ty TTP chuyên sản xuất
viên nén mùn cưa, rồi lan nhanh khiến các công nhân
trở tay không kịp. Khoảng 1.500 m
2
nhà xưởng cùng
trang thiết bị và nguyên liệu sản xuất bị lửa thiêu rụi.
Nhận được tin báo, lực lượng PCCC và Công an
tỉnh Bình Dương đã huy động hàng chục xe chữa
cháy cùng hàng trăm cán bộ, chiến sĩ xuống khống
chế lửa, không để lửa cháy lan sang các khu khác. Sau
gần 2 giờ đồng hồ khống chế lửa, đám cháy tại hai
công ty nói trên mới cơ bản được khống chế. Nguyên
nhân vụ cháy đang được điều tra làm rõ.
LÊ ÁNH
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook