063-2020 - page 9

9
Chiều 23-3, ông Trần Viết Bảo, Giám đốc Sở Xây
dựng tỉnh Bình Định, cho hay cơ quan này đã đình chỉ
thi công các hạng mục vi phạm tại dự án khu du lịch
nghỉ dưỡng Quy Nhơn Sea tại phường Ghềnh Ráng, TP
Quy Nhơn. Dự án này do Công ty TNHH Sài Gòn Max
làm chủ đầu tư.
Theo giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bình Định, trong thời
hạn 60 ngày, Công ty TNHH Sài Gòn Max phải làm thủ
tục đề nghị cơ quan thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng
(GPXD). Nếu chủ đầu tư tiếp tục thi công, cơ quan có
thẩm quyền cao hơn là UBND tỉnh Bình Định sẽ xử phạt
vi phạm hành chính. Hết thời hạn trên, nếu chủ đầu tư
không xuất trình GPXD thì sẽ bị áp dụng biện pháp buộc
khắc phục công trình vi phạm theo quy định.
Kết quả kiểm tra mới đây của Thanh tra Sở Xây dựng
đã phát hiện Công ty TNHH Sài Gòn Max tổ chức thi
công san nền mặt bằng dự án ngoài phạm vi được cấp
phép, không đúng thiết kế.
Ông Bảo thông tin thêm tháng 9-2019, Sở Xây dựng
đã xử phạt vi phạm hành chính 40 triệu đồng đối với
Công ty TNHH Sài Gòn Max do tổ chức thi công không
có GPXD.
Trong một diễn biến khác, Sở Xây dựng đã yêu cầu
Công ty TNHH Đầu tư phát triển kỹ thuật Đông Nam
dừng thi công các hạng mục vi phạm tại dự án khu nghỉ
dưỡng Ami resort & Spa ở phường Ghềnh Ráng. Lý do
chủ đầu tư này đã tổ chức thi công sai với GPXD, sai
quy hoạch chi tiết 1/500 được phê duyệt.
Kết quả kiểm tra mới đây của sở cho thấy Công ty
Đông Nam đã xây dựng các bungalow đơn trên đồi thay
vì dưới bãi biển theo giấy phép và quy hoạch, xây dựng
bể chứa nước sinh hoạt không có trong hồ sơ thiết kế
xin phép, không thực hiện cắm mốc giới ngoài thực địa
các khu đất…
“Trong thời hạn 60 ngày, chủ đầu tư phải làm
thủ tục điều chỉnh GPXD. Hết thời hạn trên, nếu
chủ đầu tư không xuất trình GPXD mới thì sẽ bị áp
dụng biện pháp buộc khắc phục công trình vi phạm
theo quy định” - giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bình
Định nói.
Hai dự án khu nghỉ dưỡng trên nằm ven quốc lộ 1D,
còn gọi đường Quy Nhơn - Sông Cầu (Phú Yên) - nơi
được quy hoạch đến 19 điểm du lịch với tổng diện tích
hơn 300 ha.
Thời gian qua, nhiều người dân địa phương phản ánh
các dự án khu nghỉ dưỡng xây dựng sát nhau, các chủ
đầu tư tự ý lấn biển, che chắn, bít hết lối đi của người
dân xuống biển. Mỗi khi xuống biển, người dân phải
chui qua hàng rào thép gai hoặc bị lực lượng bảo vệ của
các khu nghỉ dưỡng xua đuổi.
TẤN LỘC
Dự án khu du lịch nghỉ dưỡngQuy Nhơn Sea xây dựng
ngoài phạmvi cấp phép. Ảnh: TL
Tổng cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN) vừa có
văn bản chấp thuận đề xuất của Sở GTVT tỉnh Bến
Tre và Tiền Giang cấm xe ba trục trở lên qua cầu
Rạch Miễu (nối hai tỉnh Bến Tre, Tiền Giang) vào
khung giờ cao điểm của các ngày cuối tuần thứ
Bảy và Chủ nhật.
Tổng cục ĐBVN giao Cục Quản lý đường bộ IV phối
hợp với Ban An toàn giao thông (ATGT), Sở GTVT,
Phòng CSGT hai tỉnh Bến Tre và Tiền Giang chỉ đạo
nhà đầu tư BOT cầu Rạch Miễu tổ chức thực hiện, điều
chỉnh khung giờ phù hợp với diễn biến tình hình giao
thông thực tế.
Ông Nguyễn Văn Vũ, Chánh văn phòng Ban
ATGT tỉnh Tiền Giang, cho biết hiện ngành chức
năng đang phối hợp với Công ty BOT cầu Rạch
Miễu lắp đặt các biển cấm. Lệnh cấm sẽ được thực
hiện từ ngày 28-3.
Theo báo cáo của tỉnh Bến Tre, trong thời gian qua
tình trạng ùn tắc giao thông trên QL 60 đoạn qua cầu
Rạch Miễu xảy ra thường xuyên, kéo dài và ngày càng
nghiêm trọng làm ảnh hưởng rất lớn đến việc đi lại của
người dân cũng như việc vận chuyển hàng hóa, nông
sản của địa phương.
Nói về tình trạng thường xuyên xảy ra kẹt xe trên
cầu Rạch Miễu, ông Hà Ngọc Nam, Phó Giám đốc
Công ty TNHH BOT cầu Rạch Miễu, cho biết hiện
nay mỗi ngày đêm có khoảng 18.000 lượt ô tô các loại
qua cầu Rạch Miễu. Riêng ngày thứ Bảy, Chủ nhật
tăng lên khoảng 20.000 xe/ngày đêm. Trong khi đó,
theo thiết kế cầu Rạch Miễu chỉ cho 6.000 lượt xe
qua lại/ngày đêm, lượng xe vượt gấp hơn ba lần so với
thiết kế.
ĐÔNG HÀ
Không nên
“bi đát hóa”
ThS Nguyễn Hữu Thiện,
chuyên gia nghiên cứu độc
lập về sinh thái vùng ĐBSCL,
đánh giá: Hạnmặn gay gắt hơn
năm 2016 vì mùa nước nổi ở
sông Mê Kông đã hạ thấp kỷ
lục trong hơn 50 năm.
Nguyên nhân chính dẫn đến
tình trạng hạn mặn là do hiện
tượng El Nino diễn ra trên
toàn lưu vực sông Mê Kông.
Cụ thể, hiện tượng El Nino
bắt đầu từ đầu năm 2019, kéo
dài đến khoảng tháng 9. Điều
này gây ra mưa thấp kỷ lục và
dẫn đến tình trạng thiếu nước.
Chúng ta có thể tránh được
thiệt hại bằng cáchquan sátmùa
nước nổi. Tuy nhiên, một số
địa phương do chưa nắm bắt
được thông tin hoặc không
lường trước tình trạng gay gắt
của hạn mặn, vẫn xuống giống
nên không tránh khỏi thiệt hại.
Biện pháp để chống lại tình
trạng hạn mặn là bà con cần
phân biệt năm cực đoan như
năm 2016 và năm nay. Chúng
ta không nên “bi đát hóa” vì
hết những năm cực đoan nó sẽ
trở lại khá bình thường.
Theo ông Thiện, biện pháp
đối với những năm cực đoan
quámạnh chúng ta nên né tránh
là tốt nhất. Đối với những năm
bình thường chúng ta sẽ ứng
phó theo chiến lược dài hạn.
Cụ thể, chiến lược dài hạn là
thực hiện Nghị quyết 120 của
Chính phủ nhằmphát triển bền
vững ĐBSCL trong bối cảnh
biến đổi khí hậu.
Năm nay chúng ta đã để lộ
một điểm yếu mà cần phải
giải quyết trong tương lai đó
là vấn đề nước sinh hoạt cho
người dân. Vì lâu nay chúng
ta chưa chú trọng đầu tư riêng
cho lĩnh vực này.
Rút kinh nghiệm, chúng ta
nên tách riêng ra và đầu tư
giải quyết riêng cho nhu cầu
nước ngọt. Hiện các công trình
ngăn sông, ngăn mặn, trữ ngọt
làm sông ngòi không chảy nên
nước ô nhiễm rất nhanh, sử
dụng sinh hoạt không được.
Nhànước cầnphải cóchương
trình đầu tư riêng cho nước
sinh hoạt, dựa vào hai cách:
Kinh nghiệm dân gian và sử
dụng công nghệ mới.
“Kinh nghiệmdân gian là trữ
lu, hũ, bồn để chứa nước mưa.
Bây giờ chúng ta có những
công nghệmới cũng không quá
đắt như bốc hơi nước, màn lọc
nano, công nghệ RO…các túi
lớn để chứa nước ngọt. Nếu
tách ra, nhu cầu về nước sinh
hoạt nhỏ hơn rất nhiều và có
thể giải quyết được dễ dàng
hơn” - ông Thiện nói.•
khát nước
Bài học kinh nghiệm
Bà Đoàn Thị Ngọc Điệp, Phó
Chủ tịch xã Phú Phong, huyện
Châu Thành, Tiền Giang, nhận
định hạn mặn năm nay người
dân có sự chủ quan nhiều hơn.
Người dân căn cứvàođợt hạn
mặn2016chỉ10ngàyđãcónước
ngọt trở lại.Tuy nhiên, hạnmặn
đã kéodài gầnba thángnaynên
người dân không có biện pháp
chủđộngứngphó với hạnmặn.
Do đó, UBND xã Phú Phong đã
mởđiểmcấpnướcmiễnphí cho
người dân, phục vụ sản xuất.
Theo bà Điệp, từ yếu tố chủ
quan nên đợt hạnmặn này sẽ là
bài học kinh nghiệm với người
dân. Từ đó sẽ chủ động hơn
trong việc ứng phó và phòng,
chống hạn mặn.
HiệnUBNDđãvậnđộngngười
dân đến tháng 9 âm lịch hằng
năm sẽ bắt đầu nạo vét kênh
mương, mua thêm đồ dùng để
trữ nước ngọt. Nếu người dân
dự trữ tốt nước ở trong mương
thì có khả năng đối phó với tình
trạng hạn mặn như hiện nay.
Tiêu điểm
2dựánnghỉ dưỡngởBìnhĐịnhxây sai phép
Giang xếp hàng lấy nước
Gần 1.000 hành khách nhập cảnh sân bay Nội Bài, Vân Đồn, Cần Thơ
Trong ngày 23-3, Cảng hàng không quốc tế Nội
Bài đón khoảng 276 hành khách (thông tin đặt
chỗ), đều là quốc tịch Việt Nam. Số hành khách
này đi trên bốn chuyến bay đến từ Hong Kong
(Trung Quốc), Bangkok (Thái Lan) và Nhật Bản về
Việt Nam.
Cùng trong sáng 23-3, hai chuyến bay của Vietnam
Airlines từ Anh và Đức hơn 600 khách đi trên hai
chuyến bay VN54 LHR-HAN (306 khách) và VN36
FRA-HAN (303 khách) đã được chuyển hướng hạ cánh
tại Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn. Tuy nhiên, số
khách thực nhập cảnh tại Cảng hàng không quốc tế Vân
Đồn là 509 khách. Tất cả đều là người Việt Nam và
được Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ninh đưa đến địa
điểm cách ly.
Cũng trong chiều 23-3, Cảng hàng không quốc tế Cần
Thơ tiếp nhận một chuyến bay từ Úc với hơn 200 công
dân về nước.
Trước đó, hãng hàng không Vietnam Airlines cho biết
do diễn biến dịch COVID-19 ngày càng nghiêm trọng
và chính sách hạn chế nhập cảnh, đóng cửa biên giới
giữa các nước, theo đó hãng sẽ tạm dừng khai thác tất
cả đường bay quốc tế trong mạng bay của hãng dự kiến
đến hết ngày 30-4.
Như vậy, đường bay giữa Việt Nam, Anh và Nhật
Bản tạm dừng hai chiều từ ngày 23-3. Đường bay
Đức, Úc tạm dừng chiều Việt Nam đi từ ngày 24-3,
chiều về Việt Nam từ ngày 25-3. Trước đó, ngày 21-3,
các đường bay Việt Nam với các nước Đông Nam Á
gồm Singapore, Thái Lan, Indonesia, Lào, Campuchia,
Myanmar sẽ tạm dừng khai thác hai chiều.
A.NHIÊN
Chính thức cấm xe 3 trục qua cầu Rạch Miễu vào cuối tuần
Cầu RạchMiễu thường xuyên xảy ra kẹt xe vào dịp lễ, tết hay
cuối tuần. Ảnh: ĐH
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook