063-2020 - page 13

13
Sinh viên ngành y góp sức
chống dịch COVID-19
THANHTUYỀN
T
rưa cuối tuần, căn phòng
nằm ở dãy lầu 6 của
Khoa phòng, chống
bệnh truyền nhiễm, thuộc
Trung tâm Kiểm soát bệnh
tật TP.HCM (HCDC, quận
8, TP.HCM) vẫn sáng đèn.
Bên trong, 36 sinh viên của
Khoa y tế công cộng (ĐH Y
Dược TP.HCM) đang căng
mình để thu thập, xác nhận
thông tin, hoàn thành các
báo cáo cho kịp tiến độ báo
cáo ngày về tình hình dịch
COVID-19.
Nhiệt huyết, tinh thần
của sức trẻ
Cả tuần nay, từ 8 giờ sáng,
căn phòng thuộc Khoa phòng,
chống bệnh truyền nhiễm
của Trung tâm HCDC luôn ở
trong không khí bận rộn, có
khi căng thẳng. Đây là nhóm
sinh viên của Khoa y tế công
cộng (Trường ĐH Y Dược
TP.HCM). Họ tình nguyện đến
hỗ trợ trung tâm cho công tác
phòng, chốngdịchCOVID-19.
Ở ngay góc cửa ra vào,
tiếng chuông điện thoại reo.
Thu Thảo, sinh viên năm cuối
Khoa y tế công cộng (ĐH Y
Dược TP.HCM), bắt máy:
“Alô, Trung tâm Kiểm soát
bệnh tật HCDC nghe ạ!”.
Cạnh đó, nhiều nhóm nhỏ
sinh viên vẫn tập trung vào
màn hình máy tính. 36 bạn
đưa chia thành nhiều nhóm.
Mỗi nhóm gồm ba bạn đảm
nhận một công việc.
Từ 14 giờ 30, nhịp độ công
việc bắt đầu dày hơn.
BS giảng viên Đoàn Duy
Tân, Bí thư đoàn Khoa y tế
công cộng, cho biết: “Khoa
đã tổ chức tuyển sinh viên tình
nguyện để hỗ trợ cho trung
tâm. Điều bất ngờ là sau 24 giờ
đăng tải thông tin, đã có hơn
200 bạn sinh viên đăng ký”.
Công việc trước mắt của
các bạn tình nguyện viên là
trực đường dây nóng, hỗ trợ
thống kê số liệu ở các khoa,
phòng, cụ thể ở Khoa phòng,
chống bệnh truyền nhiễm;
làm báo cáo định kỳ, báo cáo
ngày, báo cáo tuần hay báo
cáo đột xuất, xử lý các thông
tin, theo dõi các đối tượng tiếp
xúc gần với các ca nhiễm ở
TP.HCM, theo dõi các thông
tin chuyến bay, cập nhật thông
tin chuyến bay, hỗ trợ nhập
liệu, cập nhật xét nghiệm tại
tám khu cách ly trên địa bàn
TP.HCM.
Tất cả sinh viên tình nguyện
đều đã được tập huấn về dịch
bệnh COVID-19 trước khi
bước vào công việc. 36 sinh
viên được chọn trong đợt
1 này là sinh viên năm thứ
năm hoặc năm cuối của khoa.
Công việc sẽ bắt đầu từ thứ
Hai đến Chủ nhật. Các nhóm
sinh viên sẽ được luân phiên
nhau để làm việc.
Lê Thanh Truyền (SV năm
thứ năm, Khoa y tế công cộng)
đã cùngmột vài người bạn của
mình đăng ký tình nguyện.
Truyền chia sẻ bản thân là
sinh viên của khoa, khi nghe
khoa tổ chức tuyển sinh viên
tình nguyện đã không ngần
ngại mà đăng ký ngay.
“Thời điểm này, sinh viên
trường y chúng mình vẫn đi
học. Mình không nghĩ đó là
thiệt thòi mà là một cơ hội để
trải nghiệm thực tế từ công
tác phòng, chống dịch, gắn
liền với công việc sau này
của tụi mình. Tham gia vào
công việc chống dịch, đó là
trách nhiệm của bản thân
mình cũng như các bạn sinh
viên trường y” - Truyền nói.
Truyền còn bảo rằng áp
lực công việc là phải có vì
đòi hỏi sự trách nhiệm, ý
thức làm việc tốt và mọi thứ
phải nhanh, chính xác, không
được lơ là. “Nhưng khi làm,
Vừa trông con vừa làm việc
Kể từ khi nhóm sinh viên của Trường ĐH Y Dược TP.HCM
tình nguyện thực hiện công tác hỗ trợ cho trung tâm, chị
VănThị NgọcThịnh, nhân viên của Khoa phòng, chốngbệnh
truyền nhiễm (Trung tâmKiểm soát bệnh tật TP.HCM) được
phân công làm điều phối viên chính.
Kể từ đó, chị cũng bám lại trung tâm để hướng dẫn, hỗ
trợ công việc cho các bạn sinh viên. Chị Thịnh có con nhỏ
hơn ba tuổi. Mùa dịch nên chị phải chăm con ở nhà. Thời
điểm dịch bệnh phức tạp, chị phải ôm con đến trung tâm
để vừa làm vừa trông con. Có khi làm đến 20-21 giờ, chị
cũng ở lại cùng các bạn.
36 sinh viên được
chọn trong đợt một
này là sinh viên
năm thứ năm hoặc
năm cuối của khoa.
Công việc sẽ bắt đầu
từ thứ Hai đến Chủ
nhật.
Đời sống xã hội -
ThứBa24-3-2020
Khi diễn biến của dịch COVID-19 ngày càng trở nên phức tạp, hàng trăm sinh viên ngành y
chung tay hỗ trợ cho công tác chống dịch.
Về thông tin một nhóm khoảng 40 người Việt Nam,
trong đó có các du học sinh đang bị mắc kẹt tại sân bay
Dallas (Mỹ) do chuyến bay về Việt Nam quá cảnh ở
Narita (Nhật Bản) bị hủy, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam
tại San Francisco cho biết đã có sự trợ giúp với nhóm.
Cụ thể, ngay sau khi nhận được thông tin, các cơ quan
đại diện Việt Nam tại Mỹ đã khẩn trương liên hệ với các
du học sinh để tìm hiểu thông tin, chủ động trao đổi với
các cơ quan chức năng sở tại, các hãng hàng không để tìm
chuyến bay phù hợp đưa các du học sinh về nước.
Đến tối 22-3 (theo giờ Mỹ), gần 30 thành viên trong
nhóm du học sinh nói trên đã đổi được vé máy bay về
Việt Nam quá cảnh tại San Francsico (Mỹ) và Hong
Kong (Trung Quốc).
Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco đã có mặt
tại sân bay quốc tế San Francisco để hỗ trợ các thành viên
trong nhóm lên đường về nước. Hiện vẫn còn 12 du học sinh
đang đợi tại sân bay Dallas và sẽ đi vào ngày mai.
Theo Bộ Ngoại giao, công dân cần tuân thủ các biện
pháp phòng, chống dịch của nước sở tại, thường xuyên
kiểm tra, cập nhật quy định của nước sở tại và các hãng
hàng không. Đảm bảo có đủ các giấy tờ cần thiết theo yêu
cầu để thực hiện chuyến đi (đặc biệt là các giấy tờ xác
nhận tình trạng sức khỏe nếu có).
Trường hợp không có đầy đủ giấy tờ cần thiết có thể bị
phía nước ngoài từ chối cho quá cảnh hoặc xuất nhập cảnh.
Trường hợp cần trợ giúp, đề nghị công dân liên hệ theo
số đường dây nóng bảo hộ công dân được đăng tải trên
website chính thức của các cơ quan đại diện Việt Nam ở
nước ngoài hoặc số điện thoại của tổng đài bảo hộ công
dân Cục Lãnh sự: +84.981.84.84.84.
Đầu mối liên hệ tại Đại sứ quán Việt Nam tại
Washington, D.C.: +1 (202)7168666.
Đầu mối liên hệ tại Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại
San Francisco: +1 415 910 5787; hoặc +1 415 481 9030;
email:
.
Đầu mối liên hệ tại Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại
Houston: +1 (346) 775-0555; email: tlsqhouston@mofa.
gov.vn.
VIẾT THỊNH
mình cảm thấy có thể san sẻ
được với anh chị ở trung tâm
nên thấy rất vui. Mình đã góp
sức vào việc chống dịch, dù
chỉ là những việc nhỏ nhưng
thấy rất phấn khởi” - Truyền
hào hứng.
Trưởng thành,
có trách nhiệm hơn
Để có thể thamgia vào công
việc tình nguyện, bản thân
các bạn sinh viên của trường
đã phải tự mình cố gắng rất
nhiều. Vừa hoàn thành việc
học tập ở trường, ôn tập bài
vở để thi, lại phải đảm bảo
hoàn thành công việc được
giao tại trung tâm.
“Nhiều bạn đầu tắt mặt tối,
sáng mai thi nhưng chiều nay
còn ở lại làm đến hơn 21 giờ
mới xong. Về nhà là các bạn
ôn tập bài vở để sáng mai đi
thi, chiều lại vào trung tâm
làm tiếp” - Bí thư Đoàn Duy
Tân cho biết.
Sáng cuối tuần rồi, Giang
Hương (sinh viên năm thứ
sáu, ngành y học dự phòng)
cũng vừa hoàn thành xong
môn thi rồi chạy xe máy qua
trung tâm, bắt đầu tiếp nhận
công việc.
Hương nhận nhiệm vụ trực
đường dây nóng. Công việc
nàymang lại choHương nhiều
trải nghiệm. Những thắc mắc
của người dân xoay quanh
dịch COVID-19 cứ liên tục
gọi về, lúc nào cũng dồn dập
khiếnHương cũng như những
người bạn của mình không
thể ngơi tay.
“Người dân thường gọi
đến trung tâm để hỏi thông
tin về các khu cách ly. Có
người dân thì hỏi về những
triệu chứng của bản thân rồi
nhờ tư vấn nên làm như thế
nào, có người còn hỏi thăm
cho người thân ở nước ngoài
vì lo lắng…” - Hương kể.
Tất cả vấn đề đó, người
đảm nhận công việc phải trả
lời được cho người dân. Đôi
khi các bạn còn trở thành
người xoa dịu nỗi lo, tâm lý
bất an để người dân có thể
an tâm hơn.
Hương bảo rằng áp lực công
việc rất lớn. “Mình cảm thấy
trở nên gần gũi hơn với người
dân dù chỉ qua điện thoại. Đó
cũng sẽ là sự động viên để
mình cùng các bạn là sinh
viên trường y có thêm động
lực để làm nghề sau này, để
trưởng thành hơn trong nghề”
- Hương nói.
Công việc của Đỗ Thị Hà
(sinh viên năm thứ tư, Khoa
y tế công cộng) là thu thập,
nhập thông tin vào hệ thống
lưu trữ thông tin của trung tâm.
Hà nói nếu đứng ngoài nhìn
vào thì thấy công việc không
có gì nhiều. Khi bắt tay vào
làm mới cảm nhận rõ áp lực
lớn đến mức nào.
“Số ca đang tăng từng ngày,
một ca dương tính phải thu
thập thêm thông tin của nhiều
người khác, phải cập nhật từng
ngày, từng giờ vì đó là nguồn
để cung cấp thông tin chính
xác cho người dân” - Hà chia
sẻ về trải nghiệm của mình.
Chính áp lực đó đã rèn cho
Hà ý thức, trách nhiệm với
công việc của mình. Hà bảo
bản thân đã thực sự tham gia
chống dịch cùng mọi người.
“Đó là một trải nghiệm khó
quên” - Hà cười.•
Tiêu điểm
Hết dịch bệnh mới
hết việc tình nguyện
GiảngviênĐoànDuyTâncho
biết công việc tình nguyện này
sẽ kết thúc khi dịch bệnh hoàn
toàn chấmdứt. Các bạn sẽ làm
chođến khi trung tâmhết việc,
dịch bệnh qua đi.
Sinh viên Khoa y tế công cộng của TrườngĐHYDược TP.HCM làmcác công việc cho
Trung tâmKiểmsoát bệnh tật TP.HCM. Ảnh: THANHTUYỀN
Hỗ trợ 40duhọc sinhbị kẹt tại sânbayDallas (Mỹ) về nước
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook