14
Bạn đọc -
Thứ Tư 25-3-2020
Gửi tin nhắn ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19 không mất phí
Chủ nhà phải mua bảo hiểm
cho người giúp việc
Từ ngày 15-4, chủ nhà phải trả cho người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểmxã hội, bảo hiểmy tế…
Khi ký kết hoặc
chấm dứt hợp đồng
lao động với người
giúp việc, chủ nhà
phải thông báo cho
UBND phường, xã.
Được khám chữa bệnh toàn quốc
Đại diệnBHXHTP.HCMchobiết hiện cóhai hình thức tham
gia BHXH là BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện.
Theo đó, người giúp việc gia đình không thuộc đối tượng
tham gia BHXH bắt buộc. Vì thế, đối tượng này có thể tham
gia BHXH tự nguyện.
Đối với BHYT tự nguyện, người giúp việc nhà tham gia
BHYT theo hộ gia đình. Mức đóng bằng 4,5%mức lương cơ
sở: 1.490.000 đồng x 4,5% = 67.050 đồng/tháng.
Hiện nay, theo quy định thì BHYT đã thông tuyến khám
bệnh, chữabệnhBHYT tại tuyếnquận, huyện trên toànquốc.
Do đó, người giúp việc nhà khi đăng ký khám chữa bệnh
ban đầu quận, huyện ở tỉnh khác thì cũng có thể đi khám
chữa bệnh tại các cơ sở y tế tuyến quận, huyện tại TP.HCM.
Đối với BHXH tự nguyện, mức đóng bằng 22% mức thu
nhập/tháng do người tham gia lựa chọn.
Nhưvậy, người giúpviệcnhà khi thamgiaBHXH tựnguyện
tùy theo khả năng tài chính có thể lựa chọnmức đóngBHXH.
VÕ HÀ
TRÚCPHƯƠNG
N
gày 1-3, Chính phủ đã
ban hành Nghị định
28/2020 về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh
vực lao động, bảo hiểm xã
hội (BHXH)…Nghị định có
hiệu lực từ ngày 15-4.
Nghị địnhmới đãđưa ramức
xử phạt 10-15 triệu đồng với
người sử dụng lao động không
chi trả cho người giúp việc
gia đình khoản tiền BHXH,
bảo hiểm y tế (BHYT). Chỉ
còn không đầy một tháng
nữa, quy định trên có hiệu
lực nhưng nhiều người trong
cuộc cũng chưa nắm rõ hết
về quy định này.
Người giúp việc
không dám đòi hỏi
Khi được hỏi về quy định
trên, bà Huỳnh Thị Bé (quê
LongAn), đang giúp việc nhà
cho một gia đình tại quận 1,
TP.HCM, tỏ ra khá ngạc nhiên.
“Tôi chỉ quan tâm đến tiền
lương thôi à, còn các khoản
bảo hiểm gì đó tôi không
rành. Lâu nay tôi không mua
bảo hiểm. Mình đòi hỏi nhiều
quá, chủ nhà không thích là
mất việc” - bà Bé nói.
ChịTrầnThịMy (quêQuảng
Ngãi) cho rằng nếu có quy
định này thì quá tốt cho những
người giúp việc nhà như chị,
có bệnh tật cũng đỡ lo phần
nào. Nhưng chị chưa vui vội
với quy định này.
“Tìm được chỗ làm lương
tốt, chủ nhà tốt đã khó rồi, tôi
cũng không dámđòi hỏi thêm,
chủ nhà có cho thì cho. Còn
nếu chủ nhà mua mà trừ vào
tiền lương thì cũng như không,
lương giúp việc nhà có nhiêu
đâu. Mình mà đòi hỏi thì lỡ
không thuê nữa, tiền đâu đóng
các khoảnđó” - chịMy lo lắng.
Theo chị Minh Tuyền
(quận Tân Bình, TP.HCM),
nhà chị có thuê người giúp
việc nhà và có biết quy định
này. Chị Tuyền sẽ cân nhắc
lại mức tiền lương để chừa
ra một phần đóng bảo hiểm
cho người giúp việc. Tuy
nhiên, chị Tuyền lo là đã trả
tiền bảo hiểmmà người giúp
việc không đóng thì làm sao,
chị có bị phạt không.
Cần hợp đồng rõ
ràng giữa hai bên
Luật gia Trần Văn Triều,
Giám đốc Trung tâm Tư vấn
pháp luật - Liên đoàn Lao
động TP.HCM, cho biết Bộ
luật Lao động 2012 và Nghị
định 27/2014 đều đặt ra quy
địnhngười sửdụng laođộngcó
trách nhiệm chi trả cho người
lao động giúp việc gia đình
một khoản tiền tương đương
với mức đóngBHXH, BHYT.
Tuy nhiên, do quy định chưa
có cơ chế xử phạt trong các
trường hợp người sử dụng
lao động vi phạm nên việc áp
dụng vào thực tiễn chưa cao.
Nay Nghị định 28/2020 đặt
ra mức xử phạt, đây là biện
pháp đảm bảo quy định trên
được thực thi.
Nghị định này nêu rõ người
sử dụng có trách nhiệm chi
trả các khoản bảo hiểm, còn
người lao động tự lựa cho
mình các hình thức tham gia
bảo hiểm.
Riêng phương pháp chi trả,
hai bên tự thỏa thuận trong
hợp đồng lao động về khoản
tiền lương và khoản tiền người
lao động được trả thêm để
tham gia bảo hiểm.
Như vậy, chủ nhà không
cần băn khoăn về việc phải
chịu phạt oan khi đã chi trả
tiềnmà người giúp việc không
tham gia các khoản bảo hiểm.
Đồng thời, người giúp việc
cũng không cần lo lắng khi
chủ nhà chi trả các khoản bảo
hiểm thì phần tiền lương sẽ
bị giảm xuống.
Pháp luật hiệnhànhquyđịnh
mức trả lương cho người lao
động không được dưới mức
lương tối thiểu vùng. Hiện
nay ởTP.HCMmức lương tối
thiểu vùng là 4.420.000 đồng.
“Khi các thỏa thuận về tiền
lương, tiền chi trả bảo hiểm
được ghi nhận rõ ràng trong
hợp đồng lao động, quyền
lợi của các bên sẽ được bảo
đảm” - ông Triều nhận định.
Đối với người giúp việc
nhà làm theo giờ, bán thời
gian cũng được hưởng các
quyền lợi tương tự về BHXH,
BHYT như người giúp việc
nhà trọn thời gian.
Ông Triều cũng cho biết
khi ký kết hoặc chấm dứt
hợp đồng lao động với người
giúp việc, chủ nhà phải thông
báo cho UBND phường, xã.
Như vậy, trách nhiệm chính
quản lý quan hệ lao động giữa
chủ nhà và người giúp việc
là UBND phường, xã.
Tuy nhiên, với mức phạt
10-15 triệu đồng thì thẩm
quyền xử phạt được giao cho
UBND quận, huyện. Do đó,
trong thời gian tới cần có cơ
chế phối hợp giữa hai cấp để
kiểm tra, xử lý các trường
hợp vi phạm trong quan hệ
lao động giúp việc gia đình.•
Công anđược từ chối làmviệc với người mặc đồphản cảm
Ngày 19-3, Bộ TT&TT và Ủy ban Trung ương
MTTQ Việt Nam đã phát động chương trình “Toàn
dân ủng hộ phòng, chống dịch bệnh COVID-19”.
Để tham gia ủng hộ chương trình, người dân cần
nhắn tin theo cú pháp: CV n gửi 1407. Trong đó,
n là số lượng tin nhắn ủng hộ trong lần nhắn tin.
Số lượng tin nhắn trong một lần nhắn tin giới hạn
1-100. Với mỗi tin nhắn, chủ thuê bao di động sẽ
đóng góp tối thiểu 20.000 đồng. Tuy nhiên, trong
tin nhắn cũng ghi rõ “Phí gửi tin: 300 đồng/tin”.
Nhiều bạn đọc thắc mắc vì cho rằng đây là tin
nhắn ủng hộ nhưng không hiểu vì sao vẫn bị thu
phí dịch vụ.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, việc thu phí gửi
tin được áp dụng theo quy định tại Thông tư
10/2015/TT-BTTTT của Bộ TT&TT về “Quy
định giá cước kết nối dịch vụ nhắn tin đến Cổng
thông tin điện tử nhân đạo quốc gia (cổng 1400).
Theo đó, giá cước kết nối dịch vụ nhắn tin đến
Cổng thông tin điện tử nhân đạo quốc gia (cổng
1400) là 218 đồng/tin nhắn.
Vì vậy, tất cả tin nhắn tới cổng 1400, không chỉ
1407 của COVID-19, đều phải trả phí.
Liên quan đến vấn đề này, mới đây Tổng Công
ty Truyền thông đa phương tiện VTC vừa có đề
xuất không thu cước kết nối gửi tới Bộ TT&TT.
Đề xuất này dựa trên tính chất đặc biệt của chương
trình “Toàn dân ủng hộ phòng, chống dịch bệnh
COVID-19”.
Sau khi cân nhắc, Bộ trưởng Bộ TT&TT
Nguyễn Mạnh Hùng đã đồng ý với đề xuất của
Tổng Công ty Truyền thông đa phương tiện VTC
về việc không thu cước kết nối.
Trong văn bản hồi đáp đề nghị của Tổng Công
ty Truyền thông đa phương tiện VTC, Bộ TT&TT
cũng đề nghị các doanh nghiệp viễn thông di
động nghiên cứu việc hỗ trợ, miễn cước tin nhắn
ủng hộ chương trình “Toàn dân ủng hộ phòng,
chống dịch bệnh COVID-19”.
Văn bản này được Bộ TT&TT gửi tới các
doanh nghiệp viễn thông di động trong nước
gồm VNPT, Viettel, MobiFone, Vietnamobile,
Gmobile và Indochina Telecom.
Ngày 24-3, trao đổi với
PLO
, ba nhà mạng lớn là
VinaPhone, MobiFone và Viettel cho biết đã miễn
phí cước toàn bộ tin nhắn (SMS) ủng hộ chiến dịch
“Toàn dân ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19”
gửi đến Cổng thông tin điện tử nhân đạo quốc gia
1407 kể từ 0 giờ ngày 21-3 thay vì mức phí 218
đồng/tin nhắn như trước đó.
VIẾT THỊNH
Bộ Công an vừa ban hành Thông
tư 15/2020 (có hiệu lực từ ngày
30-3-2020), quy định về thực hiện
dân chủ trong công tác quản lý hành
chính về trật tự xã hội.
Thông tư ban hành với mục đích
quy định về nguyên tắc, nội dung thực
hiện dân chủ trong công tác quản lý
hành chính về trật tự xã hội theo quy
định của pháp luật. Các lĩnh vực này
bao gồm: Đăng ký, quản lý cư trú; cấp,
quản lý CMND, CCCD và các giấy tờ
đi lại khác; xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực quản lý hành chính về
trật tự xã hội…
Một trong những điểm mới đáng
chú ý tại Thông tư 15 là bổ sung
quy định những việc cơ quan, tổ
chức và cá nhân tham gia ý kiến để
cơ quan công an quyết định.
Cụ thể, theo quy định hiện hành
tại Thông tư 48/2011, cá nhân, tổ
chức được tham gia ý kiến để cơ
quan công an quyết định một số
việc. Chẳng hạn như cá nhân, tổ
chức tham gia ý kiến chấn chỉnh
tác phong, thái độ phục vụ của cán
bộ, chiến sĩ trong thực hiện công
tác quản lý hành chính về trật tự xã
hội…
Thông tư 15 đã bổ sung hai nội
dung mới mà cá nhân, tổ chức được
ý kiến để cơ quan công an giải
quyết. Một là tổ chức, cá nhân được
tham gia ý kiến về các biện pháp,
giải pháp nâng cao hiệu quả công
tác quản lý hành chính về trật tự xã
hội. Hai là tổ chức, cá nhân được
kiến nghị xử lý các trường hợp vi
phạm pháp luật về quản lý hành
chính về trật tự xã hội.
Mặt khác, Thông tư 15 cũng đưa
ra quy định mới cho phép cán bộ,
chiến sĩ thực hiện công tác quản
lý hành chính về trật tự xã hội
được quyền từ chối làm việc, giải
quyết các yêu cầu của những cá
nhân ăn mặc phản cảm hoặc có lời
nói, hành vi vi phạm nếp sống văn
minh.
TRÚC PHƯƠNG
Từngày15-4, chủnhàphải trảchongười giúpviệcgiađìnhkhoản tiềnbảohiểmxãhội, bảohiểmy tế.
Ảnh: HTD