064-2020 - page 4

4
Thời sự -
Thứ Tư 25-3-2020
ĐỨCMINH
C
hiều 24-3, tiếp tục phiên
họp 43, Ủy ban Thường
vụ Quốc hội (QH) cho ý
kiến về một số vấn đề lớn của
dự án Luật Đầu tư theo hình
thức đối tác công tư (PPP).
Các đại biểu bàn thảo xung
quanh lĩnh vực được đầu tư,
việc chia sẻ rủi ro với doanh
nghiệp (DN) cũng như cách
nào kiểm soát được năng lực
DNmà Nhà nước sẽ hợp tác...
Ít hơn hay sáu lĩnh vực
được đầu tư theo PPP
Dự thảo quy định sáu lĩnh
vực đầu tư theo phương thức
PPP gồm: Giao thông vận
tải; nhà máy điện, lưới điện;
cung cấp nước sạch, thoát
nước và xử lý nước thải, xử
lý chất thải; trụ sở cơ quan
nhà nước; y tế; giáo dục - đào
tạo; hạ tầng công nghệ thông
tin. Trường hợp phát sinh dự
án ngoài những lĩnh vực nêu
trên thì báo cáo Thủ tướng
Chính phủ quyết định với
điều kiện cụ thể.
Phó Chủ tịch QH Phùng
Quốc Hiển nhận xét lĩnh vực
có ngoại lệ, giao Chính phủ
quyết định trong đó có điều
kiện là “khả thi hơn đầu tư
công”. Căn cứ nào để nói là
nửa công nửa tư thì khả thi
hơn?” - bà Nga nói.
Phát biểu sau đó, Chủ tịch
QH Nguyễn Thị Kim Ngân
cho rằng có nhiều vấn đề
của dự thảo luật cần được rà
soát, xem xét lại. Theo bà,
thời gian qua, chúng ta đã
thu hút nhiều DN tham gia
các dự án BOT nhưng sau
do quản lý yếu kém dẫn đến
nhiều vướng mắc.
“Ban hành luật này có thu
hút được khu vực tư nhân
tham gia đầu tư vào các dự án
đối tác công tư hay không, đó
mới là vấn đề. Nhưng nếu tôi
là DN, đọc dự thảo luật này,
tôi chưa bỏ tiền ra đâu” - bà
Ngân nói.
Cần làm rõ việc chia
sẻ rủi ro với DN
Vấn đề khác được nhiều
thành viên Ủy ban Thường
Tương tự, Chủ nhiệm Ủy
ban Tài chính - Ngân sách
Nguyễn Đức Hải cho rằng
Nhà nước không nên “bao
sân” quá nhiều. “Anh đầu
tư anh phải tính toán. Nhà
nước có trách nhiệm nhưng
chủ đầu tư cũng phải có trách
nhiệm. Những chủ đầu tư lớn,
dài hạn thì thường họ cũng
tính toán rồi” - ông Hải nêu.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư
pháp Lê Thị Nga cũng cho
rằng DN khi tham gia đầu tư
bị giảm doanh thu lại được
Nhà nước chia sẻ rủi ro thì
không ổn. Bà cũng đề nghị
xác định rõ những căn cứ hỗ
trợ của Nhà nước trong giải
phóng mặt bằng, tái định cư,
công trình tạm khi triển khai
các dự án.
Kiểm toán tới đâu với
dự án PPP?
Liên quan đến hoạt động
Kiểm toán Nhà nước trong
đầu tư theo phương thức PPP,
Chủ nhiệmỦy banKinh tếVũ
Hồng Thanh cho hay một số
đại biểu QH thống nhất với
dự thảo luật đã trình QH tại
kỳ họp thứ 8 về việc Kiểm
toán Nhà nước chỉ kiểm toán
tài sản công, tài chính công
trong dự án PPP. Tuy nhiên,
một số ý kiến cho rằng dự
án PPP bản chất là dự án đầu
tư công nên Kiểm toán Nhà
nước phải kiểm toán toàn bộ
dự án, kể cả phần vốn đầu
tư tư nhân.
Cơ quan thẩm tra dự án
luật, Ủy ban Kinh tế dự
kiến tiếp thu, sửa đổi, bổ
sung quy định về hoạt động
Kiểm toán Nhà nước thực
hiện ở hai giai đoạn.
Cụ thể, trước khi ký kết
hợp đồng, Kiểm toán Nhà
nước thực hiện kiểm toán
tuân thủ theo pháp luật kiểm
toán nhà nước về quá trình
chuẩn bị dự án, kết quả lựa
chọn nhà đầu tư đối với dự
án PPP có sử dụng tài chính
công, tài sản công. Sau khi
ký kết hợp đồng, Kiểm toán
Nhà nước thực hiện kiểm
toán theo pháp luật kiểm
toán nhà nước đối với việc
sử dụng tài chính công, tài
sản công trong dự án PPP.
Không đồng tình, Chủ
nhiệm Ủy ban Tài chính
- Ngân sách Nguyễn Đức
Hải cho rằng trước khi ký
kết hợp đồng thuộc trách
nhiệm của cơ quan thẩm
định. “Nếu quy định như
thế này sẽ gây khó cho kiểm
toán” - ông Hải nói.
Ông Phùng Quốc Hiển
khẳng định việc kiểm toán
là cần thiết nhưng kiểm
toán ở thời điểm nào, giai
đoạn nào thì cần cân nhắc
và không kiểm toán trước
khi ký hợp đồng.•
Các đại biểu tranh luận về dự án Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Ảnh: HOÀNGHẢI
Đừng để Nhà nước thành con nợ
khi đầu tư PPP
Các đại biểu băn khoăn về cơ chế kiểm tra năng lực cũng như việc khi nào thì Nhà nước
chia sẻ rủi ro với doanh nghiệp.
đầu tư đã thu gọn so với tờ
trình củaChính phủ nhưng vẫn
còn rộng. “Nếu làm rộng thế
này thì e rằng chúng ta sẽ đi
theo hướng ngân sách tham
gia nhiều lĩnh vực hoạt động
của tư nhân” - ông Hiển nói
và cho rằng lĩnh vực đầu tư
trụ sở cơ quan nhà nước được
đưa vào để thực hiện theo
hình thức đầu tư PPP là rộng.
Chủ nhiệmỦy banTư pháp
Lê Thị Nga băn khoăn không
rõ căn cứ nào để lựa chọn
sáu lĩnh vực trong dự thảo.
“Tôi đồng tình với Phó Chủ
tịch QH Phùng Quốc Hiển là
các lĩnh vực đầu tư quá rộng.
Điều quan trọng là căn cứ nào
để lựa chọn. Thêm nữa lại
vụ QH cho ý kiến liên quan
đến quy định về cơ chế chia
sẻ rủi ro đối với các DN tham
gia dự án PPP.
Ông Phùng Quốc Hiển
cho hay ông đồng tình là
phải chia sẻ rủi ro với DN.
Tuy nhiên, phải xác định
rõ rủi ro tới mức độ nào thì
Nhà nước mới cần can thiệp,
hỗ trợ chứ không thể hỗ trợ
khi DN giảm doanh thu như
dự thảo.
“Tôi không đồng ý với
việc chia sẻ rủi ro khi giảm
doanh thu” - ông nói và cho
rằng không cẩn thận thì Nhà
nước thành con nợ, nhất là
khi không xác định chặt chẽ
giá ban đầu. “Rộng tay một
chút thì sẽ rất khó khăn cho
ngân sách nhà nước” - ông
Hiển cảnh báo. Ông cho
rằng Nhà nước chỉ chia sẻ
rủi ro khi DN lỗ, mất vốn.
Còn giảm doanh thu là rủi
ro khi đầu tư, DN phải chấp
nhận, không thể đòi hỏi Nhà
nước chia sẻ.
“Ban hành luật này
có thu hút được khu
vực tư nhân tham
gia đầu tư vào các
dự án đối tác công
tư hay không, đó
mới là vấn đề.”
Chủ tịch QH
Nguyễn Thị Kim Ngân
Các hình thức đầu tư PPP phổ biến
Mô hình PPP (Public - Private Partner) là việc nhà nước và
nhà đầu tư cùng phối hợp thực hiện dự án phát triển kết
cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công trên cơ sở hợp đồng
dự án. Đây là hình thức hợp tác tối ưu hóa hiệu quả đầu tư
và cung cấp dịch vụ công cộng chất lượng cao, nó sẽ mang
lại lợi ích cho cả Nhà nước và người dân.
Hiện thế giới có năm hình thức phổ biến là mô hình
nhượng quyền khai thác (franchise); mô hình thiết kế - xây
dựng - tài trợ - vận hành DBFO (Design - Build - Finance -
Operate); mô hình xây dựng - vận hành - chuyển giao BOT
(Build - Operate - Transfer); mô hình BTO (xây dựng - chuyển
giao - vận hành); mô hình xây dựng - sở hữu - vận hành BOO
(Build - Own - Operate).
Quânkhu7 lậpban chỉ huy lâmthời phòng thủdânsự chốngCOVID-19
Giữ cho quân khỏe, lo cho dân lành
Trong giai đoạn 1, nhiều đơn vị thuộc Quân khu 7 đã chủ
động phòng, chống dịch tốt trong doanh trại, đơn vị; đảm
bảo an toàn cho bộ đội. Khi được lệnh ra giúp dân, các đơn
vị đã chuẩn bị chu đáo, đầy đủ các mặt, đảmbảo tiếp nhận,
tổ chức cách ly công dân kịp thời, đúng quy trình, an toàn…
Bộ chỉ huy quân sự các tỉnh và Bộ tư lệnh TP.HCM đã
thammưu cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai thực
hiện đồng bộ, quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch
COVID-19. Thực hiện hiệu quả phương châm bốn tại chỗ.
Quânkhu7đã tổ chức tiếpnhận, cách lyđược 3.841người,
chuẩn bị 135 xe ca các loại sẵn sàng vận chuyển. Các đơn vị
đã huy động được 1.284 chuyến xe phục vụ phòng, chống
dịch và vận chuyển công dân từ các cảng hàng không, cửa
khẩu biên giới tới các điểm cách ly của Quân khu.
Ngày 24-3, Bộ tư lệnh Quân khu 7 công bố quyết định
thành lập Ban chỉ huy lâm thời phòng thủ dân sự Quân
khu 7 và triển khai kế hoạch tiếp nhận, cách ly của Quân
khu 7 trong phòng, chống dịch COVID-19 (giai đoạn 2).
Hiện nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 đang chuyển
sang giai đoạn mới với diễn biến dịch bệnh ngày càng
phức tạp, số ca nhiễm tăng nhanh trên thế giới và Việt
Nam. Chính vì vậy, lực lượng vũ trang Quân khu 7 xác
định giai đoạn 2 sẽ là giai đoạn đầy cam go và khó khăn
nhưng cũng là nhiệm vụ chính trị trọng tâm cấp bách.
Thành công của giai đoạn này đóng vai trò quyết định
trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Tại buổi công bố quyết định thành lập Ban chỉ huy lâm
thời phòng thủ dân sự, Trung tướng Võ Minh Lương, Tư
lệnh Quân khu 7, yêu cầu: Trong giai đoạn 2, mỗi đơn vị,
địa phương thành lập 1-2 tổ phòng, chống dịch (có lực
lượng dự bị). Triển khai tổ chức tập huấn nghiêm ngặt cho
lực lượng phục vụ tại các điểm cách ly; thành lập 3-4 tổ
để luân phiên thực hiện nhiệm vụ.
Các bệnh viện Quân khu phối hợp với lực lượng y tế địa
phương tăng cường kiểm tra các điểm cách ly, thực hiện
các biện pháp vệ sinh, khử khuẩn, vệ sinh ăn uống, sẵn
sàng cấp cứu, điều trị các trường hợp quân nhân bị nhiễm
bệnh...
Cũng tại buổi công bố, nhiệm vụ của ban chỉ huy được
xác định rõ: Làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, sử dụng
cơ quan, đơn vị thuộc quyền tham mưu giúp Ban chỉ huy
phòng thủ dân sự lâm thời Quân khu theo phạm vi nhiệm
vụ được giao. Cục Hậu cần Quân khu là cơ quan thường
trực. Thiếu tướng Lê Bửu Tuấn, Phó Tư lệnh, Tham mưu
trưởng Quân khu 7, làm trưởng ban.
LƯU ĐỨC
(Theo
chinhphu.vn
)
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook