064-2020 - page 3

3
Thời sự -
Thứ Tư 25-3-2020
Sáng 24-3, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã
chủ trì cuộc họp sơ kết thực hiện Nghị quyết Trung ương
5 khóa XI về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn
2012-2020.
Theo báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH, đến nay cả nước xác
nhận được 9,2 triệu người có công, trong đó trên 1,3 triệu
người đang hưởng chế độ ưu đãi hằng tháng.
Các chính sách việc làm, thu nhập và giảm nghèo, bình
quân hằng năm đã giải quyết việc làm trong nước cho
1,5-1,6 triệu người, đưa trên 100.000 lao động đi làm
việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Tỉ lệ thất nghiệp luôn
duy trì ở mức thấp, khoảng 2%-2,2%, tỉ lệ thất nghiệp
thành thị dưới 3,5%. Tổng số người tham gia bảo hiểm
xã hội lên khoảng 574.000 người. Đến hết năm 2019, số
người tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 85,3 triệu người,
chiếm 90% dân số…
Kết luận cuộc họp, Thủ tướng nêu rõ qua sơ kết cho
thấy hầu hết các chỉ tiêu đều đạt và vượt, tỉ lệ giảm nghèo
nhanh, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được
nâng lên. Diện bao phủ của bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế, hỗ trợ người yếu thế trong xã hội ngày càng được mở
rộng… Tuy nhiên, theo Thủ tướng, chính sách xã hội còn
chưa được triển khai đồng bộ và quyết liệt. Các chỉ tiêu về
tỉ lệ trẻ em dưới năm tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và
tỉ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sạch theo tiêu
chuẩn quốc gia vẫn chưa đạt được.
Thủ tướng cũng chỉ rõ trong bối cảnh mới, chúng ta
đối diện nhiều thách thức như già hóa dân số, cuộc cách
mạng 4.0, thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, nhất là
tình hình dịch bệnh COVID-19 đang lây lan nhanh... thì
càng thấy thách thức lớn đối với lĩnh vực xã hội. Thủ
tướng nhấn mạnh quan điểm theo Nghị quyết Trung
ương 5, chính sách xã hội phải đảm bảo phát triển bao
trùm, toàn diện, đặc biệt nâng cao chất lượng phát
triển con người, kiểm soát tốt hơn nữa phân hóa giàu
nghèo...
“Không thể nói chỉ phát triển kinh tế mà không phát
triển xã hội, phải phát triển song hành, hài hòa giữa kinh
tế và xã hội” - Thủ tướng nêu rõ việc tiếp tục kế thừa quan
điểm của Nghị quyết Trung ương 5. Trong đó nhấn mạnh
quan điểm con người là trung tâm của quá trình phát triển,
đảm bảo chính sách xã hội phải được xây dựng và triển
khai thực hiện hài hòa với phát triển kinh tế. Đầu tư thực
hiện chính sách xã hội là đầu tư cho phát triển.
Cũng theo Thủ tướng, trước mắt phải phát huy mọi
nguồn lực chống dịch bệnh COVID-19 hiệu quả. Cùng đó
là hỗ trợ các doanh nghiệp, người lao động thất nghiệp,
đảm bảo an sinh xã hội. Thủ tướng cũng lưu ý việc nâng
cao số lượng, chất lượng dịch vụ xã hội cơ bản, đảm bảo
hỗ trợ kịp thời người yếu thế, thiệt thòi; phòng, chống bạo
lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em…
PV
Hỗ trợ laođộngbị thất nghiệp, đảmbảoansinhxãhội
TheoThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trước mắt phải phát huymọi nguồn lực chống dịch bệnh COVID-19 hiệu quả;
hỗ trợ các doanh nghiệp, người lao động thất nghiệp, đảmbảo an sinh xã hội.
VIẾT LONG- THANHTUYỀN-
PHONGĐIỀN
,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
B
ộ LĐ-TB&XH vừa có
vănbảngửi BộKH&ĐT
đề xuất chính sách hỗ
trợ doanh nghiệp (DN) và
người lao động (NLĐ) bị ảnh
hưởng bởi dịch COVID-19.
Được vay không
tính lãi…
Theođó,BộLĐ-TB&XHđề
xuất ba nhómchính sách. Thứ
nhất, các DN gặp khó khăn
(từ 30% lao động và từ 100
lao động trở lên luân phiên
ngừng việc) được vay tiền để
trả lương, đóng bảo hiểm xã
hội (BHXH), bảo hiểm y tế,
bảo hiểm thất nghiệp. Ngân
sách nhà nước hỗ trợ cho DN
100% lãi suất khoản tiền vay
vì mục đích trên. Thời gian hỗ
trợ tối đa không quá ba tháng,
dự kiến áp dụng từ tháng 4
đến hết tháng 12-2020.
Nhóm thứ hai, hỗ trợ DN
với NLĐ và DN nhỏ. Theo
đó, NLĐ được vay 100 triệu
đồng và 2 tỉ đồng đối với cơ
sở sản xuất với lãi vay 3,96%/
năm (bằng 50% lãi suất cho
phức tạp, nhiều địa phương
đóng cửa các khu vui chơi,
giải trí, du lịch... Kéo theo
đó, hàng trăm ngàn lao động
bị ngừng việc, thậm chí mất
việc làm. Trong trường hợp
dịch bùng phát mạnh hơn,
ước tính trong quý II-2020 sẽ
có 350.000-400.000 lao động
trong DN bị mất việc làm và
khoảng 2-3 triệu lao động có
nguy cơ bị ngừng việc.
Do đó, Bộ LĐ-TB&XH đề
xuất Chính phủ kiến nghị Ủy
ban Thường vụ Quốc hội có
chính sách tạm dừng, miễn
đóng bảo hiểm thất nghiệp
cho DN và NLĐ.
Đối với lĩnh vực giáo dục
nghề nghiệp, Bộ LĐ-TB&XH
đề xuất Chính phủ miễn,
giảm 100% học phí đối với
học sinh, sinh viên là thành
viên của hộ gia đình có người
bị nhiễm dịch COVID-19.
Ngoài ra, giảm 15%-20%
học phí trong năm 2020 cho
toàn bộ học sinh, sinh viên để
chia sẻ gánh nặng với người
học, góp phần giảm bớt khó
khăn cho học sinh, sinh viên
và phụ huynh...
Bộ này cũng đề xuất miễn,
giảm, kéo dài thời gian quyết
toán các khoản thuế năm2019
và miễn các khoản thuế phát
sinh trong sáu tháng đầu năm
2020 đối với các cơ sở giáo
dục trong và ngoài công lập…
Bộ LĐ-TB&XHđề xuất ba nhómgiải pháp hỗ trợ để cứu cả người lao động và doanh nghiệp.
Ảnh: HOÀNGGIANG
COVID-
1
9
: Đề xuất gói 20.000 tỉ
“cứu” hàng triệu lao động
Bộ LĐ-TB&XHđề xuất ba nhómgiải pháp hỗ trợ để cứu cả người lao động và doanh nghiệp...
có lao động bị mất việc làm
từ 10% lao động hoặc từ 50
lao động trở lên được vay
tiền để trả trợ cấp thôi việc,
trợ cấp mất việc làm.
Nhóm thứ ba, hỗ trợ NLĐ
trong DN bị giải thể, phá sản.
Bộ này ước tính số lao động
bị thôi việc là 55.000-110.000
người (tương ứng với 3,8-7,2
ngàn DN). Dự kiến số tiền
hỗ trợ trả trợ cấp thôi việc
530-1.060 tỉ đồng.
Nguồn kinh phí cho chính
sách trên theoBộLĐ-TB&XH
do các địa phương nghiên
cứu, xử lý tạm ứng từ ngân
sách địa phương, được hoàn
trả từ nguồn thu khi thực
hiện thanh lý tài sản của DN
theo quy định của pháp luật.
“Trường hợp không đủ thì
báo cáo Thủ tướng Chính phủ
xem xét, quyết định...” - Bộ
LĐ-TB&XH nêu đề xuất.
Ngoài ra, Bộ LĐ-TB&XH
cũng đề xuất thêm chính sách
hỗ trợ vay vốn ưu đãi đối
vay đối với hộ nghèo). Thời
gian vay tối đa 12 tháng, dự
kiến số tiền cần huy động cho
phần này là 20.000 tỉ đồng.
Nên miễn đóng bảo
hiểm thất nghiệp
Liên quan đến vấn đề này,
Bộ LĐ-TB&XH cũng vừa có
báo cáo Ủy ban Về các vấn
đề xã hội của Quốc hội về tác
động của dịch COVID-19 đối
với DN và NLĐ.
Cụ thể, trong hai tháng
đầu năm 2020, cả nước có
17.400 DN thành lập mới.
Tuy nhiên, có 16.200 DN
tạmngừng kinh doanh có thời
hạn (tăng 19,5% so với cùng
kỳ năm 2019). Hiện nay trên
15% DN phải cắt giảm quy
mô sản xuất (tháng 2-2020
là 10%).
Theo Bộ LĐ-TB&XH, do
dịch COVID-19 diễn biến
Trong quý II-2020
sẽ có 350.000-
400.000 NLĐ bị
mất việc làm và
khoảng 2-3 triệu lao
động có nguy cơ bị
ngừng việc.
Báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH
127.242
là số lao động đến nộp hồ sơ
hưởng trợ cấp thất nghiệp trên
cả nước từ ngày 1-1 đến 18-3
(bằng90,3%so với quý I-2019).
RiêngtạiTP.HCM,tronghaitháng
đầu năm 2020 có gần 15.000
người đăng ký thất nghiệp.
Tiêu điểm
Chị NguyễnMộngCátTường, nhânviêncủa
một công ty du lịch Hàn Quốc có chi nhánh
ở quận Tân Bình (TP.HCM), cho biết chị vừa
nhận được thông báo từ phía công ty mẹ ở
Hàn Quốc sẽ tạm nghỉ hai tháng, bắt đầu từ
cuối tháng 3 để chờ dịch qua đi. Chị tâm sự
ngay từ thời điểm dịch bùng phát mạnh ở
Hàn Quốc vào tháng 2, toàn bộ tour du lịch
mà du kháchHànđặt trước tết đã bị hủy. Hiện
chị phải nuôi con nhỏ nên sẽ gặp rất nhiều
khó khăn khi nghỉ việc.
Hay như vợ chồng chị Nguyễn Thị Hiền
(ngụ quận Thủ Đức) hiện là công nhân của
công ty túi xách da của Hàn Quốc. Cả hai vừa
nhận thông báo cuối tháng này công ty sẽ
giảm nhân sự. Chị Hiền cho hay nếu cả hai
vợ chồng đều phải nghỉ thì chưa biết sẽ tính
như thế nào, bởi kiếm việc làm thêm mùa
này cũng khó.
Ông Chủ Phát Nghiệp, Chủ tịch công đoàn
Công ty TNHH Pouyen Việt Nam, cho biết
trong tháng 2, Trung Quốc đóng cửa biên
giới nên nguồn nguyên liệu sản xuất giày bị
thiếu hụt một số chi tiết khiến công ty lao
đao. Công ty buộc phải sắp xếp cho công
nhân nghỉ phép năm, chuyển lao động từ
bộ phận ít việc sang nơi nhiều việc, giảm
giờ làm một số bộ phận để chờ nguyên
liệu. Đến đầu tháng 3, nguồn nguyên liệu
từ Trung Quốc và Hàn Quốc đã nối lại, hy
vọng về sản xuất trở lại vừa lóe lên... Tuy
nhiên, đến cuối tháng 3 này, dịch đang đi
đến điểm đỉnh, chưa rõ ngày xuống nên
DN này rất lo.
Người lao động và doanh nghiệp đều rất lo
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook