12
Đời sống xã hội -
Thứ Tư25-3-2020
TÁ LÂM-HOÀNG LAN
P
hát biểu chỉ đạo tại cuộc
họp trực tuyến Ban chỉ
đạo phòng, chống dịch
bệnh TP.HCM, ông Nguyễn
Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy
TP.HCM, cho rằng TP và cả
nước có hai tuần để quyết định
thành bại cuộc chiến chống
“giặc” COVID-19. “Nếu bỏ
l thời cơ vàng này là không
thể làm lại và có lỗi với lịch
sử” - ông Nhân nói và đề
nghị các cơ quan liên quan
cần có những giải pháp đặc
biệt mang tính quyết định để
góp phần giữ cho đất nước
không rơi vào tình trạng bùng
phát dịch.
Hai tuần “khổ trước,
sướng sau”!
Theo ông Nhân, trong hai
tuần tới phải làm quyết liệt
và không để vượt quá 500
người nhiễm trên toàn quốc.
Còn nếu đạt mốc 1.000 người
nhiễm là nguy cơ lây nhiễm
tăng rất cao. “Khi ca nhiễm
lớn lên, chúng ta có xây bệnh
viện mới ngàn giường cũng
không giải quyết nổi, không
có khu cách ly nào làm cho
kịp tốc độ lây nhiễm” - ông
Nhân nói.
Dẫn chứng kinh nghiệm
của Nhật Bản và Hàn Quốc
đã làm tốt công tác chống
dịch, ông Nhân cho rằng họ
đã chặn dứt khoát những
người về từ các vùng dịch,
cắt nguy cơ lây nhiễm từ
bên ngoài. “Chúng ta đã và
đang làm giải pháp này, chỉ
còn những người Việt Nam
ở nước ngoài trở về quê
hương. Con em mình về là
đúng nhưng phải xử lý được
nguy cơ này” - ông Nhân nói.
Một giải pháp khác mà các
nước đã làmquyết liệt là đóng
không có thì lãnh hậu quả
là chúng ta” - ông Nhân nói.
Theo ông Nhân, người dân
không biết cách sử dụng khẩu
trang sẽ không có tác dụng
ngăn ngừa dịch bệnh. Ông
Nhân gợi ý mỗi phường khảo
sát 100 hộ dân về tình hình
mua khẩu trang của họ như
họ mua ở đâu, giá bao nhiêu,
mua loại gì, họ có biết chất
lượng và cách dùng như thế
nào. Từ đó, phường nắm nhu
cầu và phân phối khẩu trang
cho hợp lý.
Báo cáo về vấn đề khẩu
trang, Phó Chủ tịch thường
trực UBND TP Lê Thanh
Liêm cho biết TP đã đề nghị
các địa phương tập hợp đăng
ký sử dụng cho các tổ dân phố
khi có yêu cầu khẩu trang vải
kháng khuẩn.
Về tình hình tại các khu
cách ly, ôngNhân lưu ý không
nhận người cách ly vào các cơ
sở không đảm bảo điều kiện.
Ông Nhân nhận xét ký túc
xá ĐH Quốc gia TP.HCM là
nơi đang giúp cách ly nhiều
người nhất, chiếm hơn 80%
tổng số người cho TPnên cần
có thái độ đặc biệt và có quy
định, chính sách hỗ trợ đối
với nơi này, đặc biệt là đảm
bảo điều kiện an ninh trật tự
xung quanh khu vực cách ly.
Sắp tới, ký túc xá sẽ tiếp tục
nhận người vào nên cần có
thỏa thuận và giải pháp thỏa
thuận trong việc sử dụng ký
túc xá làm khu cách ly, không
làm quá tải cho cán bộ, công
chức ĐH Quốc gia.•
4điềungười dâncần làmtrong
15 ngày vàng chống dịch
Hai tuần tới
là thời gian
vàng quyết
định giữ cho
đất nước
không bùng
phát dịch, Bí
thưNguyễn
ThiệnNhân
mongmuốn
người dân
hạn chế đi lại
để giữ
an toàn.
Tạm ngưng nhà hàng,
quán bia, hớt tóc…
Chiều24-3,UBNDTPcóthông
báo khẩn chỉ đạo tạm dừng
hoạt động các khu vui chơi giải
trí, nhà hàng, quán beer club;
cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn
uống (công suất phục vụ 30
người trở lên) từ 18 giờ ngày
24 đến hết 31-3.
Việc tạm dừng hoạt động
còn áp dụng đối với câu lạc
bộ bida, phòng tập thể hình
(gym), cơ sở làm đẹp, uốn tóc,
hớt tóc trên địa bàn TP.
Tiêu điểm
100 phòng đơn có thu phí tại ký túc xá
Học viện Chính trị Quốc gia
Ban chỉ đạo phòng, chống dịch TP đã quyết định mở
thêm hai khu cách ly tập trung với quy mô 2.000 người tại
khu ký túc xá ĐH Ngoại ngữ Tin học (huyện Hóc Môn, 900
giường) và tại ký túc xá Học viện Chính trị Quốc gia (quận
9) với quy mô 1.000 phòng.
Đặc biệt, khu cách ly này sẽ sử dụng 100 phòng đơn để ưu
tiên cho kháchngoại giaođoàn và kháchquốc tế, có thuphí.
Ngoài ra, TP cũng đã quyết định sẽ không cách ly tập
trung tại các cơ sở ở quận, huyện và bắt đầu không nhận
người vào khu cách ly này trong đêm nay.
Một nhà hàng trên đườngNguyễn Thị Minh Khai, quận 1 đóng cửa im lìm.
(Ảnh chụp chiều 24-3) Ảnh: HOÀNGGIANG
cửa các trường học, đình chỉ
các hoạt động đông người.
“Đóng cửa trường học thì
chúng ta đã làm nhưng đình
chỉ các hoạt động đông người
chúng ta làm chưa rõ” - ông
Nhân nói và cho rằng không
nên đóng tất cả dịch vụ nhưng
cái nào có nguy cơ là phải
điều tiết. “Tinh thần là chúng
ta còn hai tuần nữa, ráng chịu
cực hơn để sau sướng hơn,
còn nếu hai tuần tới mà vẫn
sống như bình thường thì sau
đó đất nước sẽ khó khăn vô
vàn” - ông Nhân nói.
ÔngNhân đề nghị thực hiện
tốt cácgiải phápnhưngănchặn
người nước ngoài mang dịch
vào; người dân xét nghiệmnếu
có nhu cầu; đeo khẩu trang
thường xuyên; đình chỉ hoạt
động đông người; người dân
có tiếp xúc với người bệnh
phải tự giác cách ly 14 ngày.
Theo ông Nguyễn Thiện
Nhân, hai tuần này phải giảm
thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm
trong cộng đồng. “Trong hai
tuần tới, tóc chưa dài lắmkhỏi
“Nếu hai tuần tới
mà vẫn sống như
bình thường thì sau
đó đất nước sẽ khó
khăn vô vàn.”
đi cắt. Giày chưa hưcũngđừng
đi mua. Làm móng tay, mua
quần áo, bánh kẹo... nếu chưa
thật cần thiết thì hoãn lại...
Hãy ở nhà giữ cho mình an
toàn” - ông Nhân nói và cho
rằng cần phải bàn kỹ để làm
sao giảm người dân ra khỏi
nhà một cách tự giác. Phải
xem đây như thời chiến, là
cuộc chiến chống dịch.
Truyền thông lại về
khẩu trang
Chỉ đạo tại cuộc họp, Bí
thư Nguyễn Thiện Nhân
yêu cầu cần truyền thông
lại về khẩu trang, đặc biệt
là khẩu trang vải cũng có tác
dụng kháng khuẩn, không
cứ nhất thiết phải tìm mua
khẩu trang y tế.
“SởYtế rà lại truyền thông,
khuyến cáo người dân nên
đeo loại khẩu trang gì, khẩu
trang vải có thể ngăn được
virus, thương hiệu nào dùng
được và giặt mấy lần, công bố
cho người dân biết... Không
để người dân muốn có mà
Thêm11 camắcCOVID-19: TP.HCM6 ca, 4 liênquanbarBuddha
14 trường hợp đã có kết quả xét nghiệmâm tính 1-3 lần, có ba bệnh nhân diễn biến s c khỏe rất nặng.
Thông tin từ Bộ Y tế cho biết tính đến tối 24-3, Việt
Nam đã ghi nhận 134 ca bệnh COVID-19, trong đó 17
trường hợp đã điều trị khỏi. 115 bệnh nhân (BN) đang
được điều trị cách ly.
Trong số chín ca bệnh mới ghi nhận, TP.HCM có sáu
ca, trong đó có bốn ca liên quan đến quán bar Buddha.
Theo đó,
BN 124
(nam, quốc tịch Brazil, 52 tuổi),
BN
125
(nữ, quốc tịch Nam Phi, 22 tuổi) và
BN 126
(nam,
quốc tịch Nam Phi, 28 tuổi, bạn của BN 125) là khách đến
bar Buddha;
BN 127
(nam, 23 tuổi, trú quận Tân Phú) là
nhân viên phục vụ bàn.
BN 128, BN 129
là du học sinh Anh, nhập cảnh về Nội
Bài ngày 20-3.
BN 130, BN 131
, địa chỉ huyện Bình Chánh, TP.HCM,
là du khách Tây Ban Nha quá cảnh tại Nga và nhập cảnh
về Nội Bài ngày 22-3 trên chuyến bay SU290.
BN 132
,
nữ, 25 tuổi, địa chỉ ở Long Biên, Hà Nội, là
du khách từ Tây Ban Nha, quá cảnh tại Nga và nhập cảnh
về Nội Bài ngày 22-3 trên chuyến bay SU290.
BN 133
, nữ, 66 tuổi, địa chỉ ở Tân Phong, Lai Châu. BN
này trong tháng 3 có đến BV Bạch Mai điều trị bệnh. Ngày
22-3, BN trở về nhà, trên đường về có sốt. Ngày 23-3, BN
được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lai Châu lấy mẫu
làm xét nghiệm.
BN 134
, nam, 10 tuổi, địa chỉ ở Thạch Thất, Hà Nội, du
khách từ nước ngoài nhập cảnh về Nội Bài ngày 18-3 trên
chuyến bay SU290.
Theo Bộ Y tế, trong các BN đang điều trị, có 14 trường
hợp đã có kết quả xét nghiệm âm tính 1-3 lần. Như BN
21, 22, 23, 25, 32, 59, 72… đã có kết quả xét nghiệm một
lần âm tính. BN 24 và 27 đã có kết quả xét nghiệm âm
tính với COVID-19 hai lần liên tiếp. Đặc biệt, BN 17 đã
ba lần xét nghiệm âm tính.
Tổng hợp số liệu cũng cho thấy hiện có ba BN trong
tình trạng rất nặng, đang được điều trị tích cực. Cả ba đều
đang thở máy, lọc máu, ECMO tại BV Bệnh nhiệt đới
trung ương. Bộ Y tế đã liên tục tổ chức hội chẩn chuyên
môn gồm các chuyên gia hàng đầu về hồi sức, hô hấp, tim
mạch... đối với các trường hợp này.
Chiều 24-3, PGS-TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng
Bộ Y tế, Trưởng Tiểu ban điều trị của Ban chỉ đạo quốc gia
phòng, chống dịch COVID-19, đã cùng các chuyên gia tiếp
tục hội chẩn trực tuyến về công tác điều trị cho các trường
hợp này. Bộ Y tế cũng đã thành lập tổ hội chẩn chuyên môn
gồm 30 chuyên gia đầu ngành để sẵn sàng hội chẩn, hỗ trợ
chuyên môn đối với các trường hợp ca bệnh nặng.
Ngoài ra, hiện có hai trường hợp BN đang được hỗ trợ
thở ôxy.
HÀ PHƯỢNG