064-2020 - page 13

13
CHÂUANH
S
au khi xác nhận một
người dân ngụ ấp Thừa
Lợi (xãThừaĐức, huyện
Bình Đại, Bến Tre) dương
tính với COVID-19, chủ
tịch UBND tỉnh Bến Tre đã
quyết định cách ly cả ấp để
phòng, chống dịch.
Kiểm soát chặt chẽ
việc ra vào
Từ 13 giờ ngày 23-3, theo
Quyết định số638/QĐ-UBND
của chủ tịch UBND tỉnh Bến
Tre, lực lượng công an, quân
sự, biên phòngCửaĐại, huyện
Bình Đại tổ chức chốt chặn,
cách ly, không cho người từ
ấp Thừa Lợi (còn gọi là Cồn
Nghêu), xãThừaĐức ra ngoài
cũng như không cho người từ
bên ngoài vào.
“Các lực lượng tổ chức ba
chốt chặn, một chốt tại Cống
Bể để kiểm tra đường thủy,
một chốt tại cầu Hòa Lợi và
một chốt tại Cầu Miễu. Với
ba chốt chặn hoạt động 24/24
giờ, những con đường vào ấp
Thừa Lợi đã được kiểm soát
chặt chẽ” - Thiếu tá Nguyễn
Minh Ngọc, Công an huyện
Bình Đại, thành viên tổ chốt
chặn, cho biết.
Cũng theo Thiếu tá Ngọc,
trong thời gian bị phong tỏa,
cách ly, nếu có trường hợp đặc
biệt người dân của ấp cần ra
khỏi địa bàn thì tổ sẽ xin ý
kiến của ban chỉ đạo huyện
quyết định.
“Đối với những người đi
vào ấp thì chúng tôi sẽ xác
định rõ nhân thân, sau đó sẽ
cho tiến hành kiểm tra thân
nhiệt rồi mới cho vào. Khi
người dân địa phương vào
khu vực phong tỏa thì phải đợi
đến khi có lệnh hết phong tỏa
mới được đi ra. Còn đối với
những người lạ, không phải
là người địa phương thì tuyệt
đối không cho vào” - Thiếu tá
Ngọc thông tin thêm.
Người dân an tâm
chấp hành lệnh
phong tỏa
Ngày 24-3, theo ghi nhận
tại điểm chốt chặn điểm cầu
Thừa Lợi, cuộc sống người
dân xung quanh khu vực bị
phong tỏa vẫn diễn ra bình
thường. Ông Lê Văn Tân (52
tuổi, ngụ xã Thới Thuận) bày
tỏ sau khi hay tin khu vực gần
nhà có người dương tính với
COVID-19, gia đình ông cũng
có phần lo lắng. Tuy nhiên,
khi thấy chính quyền địa
phương và ngành chức năng
quyết liệt triển khai các biện
pháp từ phong tỏa đến tuyên
truyền nên ông an tâm hơn.
“Hôm qua thấy công an,
quân sự tiến hành chốt chặn,
phong tỏa, cách ly kiểm soát
cả ấp, tôi cũng an tâm phần
nào. Nhưng tôi cũng căn dặn
con cháu hạn chế ra đường
cho an toàn” - ông Tân nói.
Bà con địa phương rất đồng
thuận và chấp hành theo quy
định của ngành chức năng về
phòng, chống dịch bệnh. Tuy
nhiên, có mặt tại hiện trường
trưa 24-3, PV ghi nhận có vài
người đến chốt chặn phản ánh
và yêu cầu các cán bộ nơi đây
cho người dân được đưa hàng
hóa nông sản bán ra ngoài.
“Dưa hấu tôi thu hoạch hết
rồi, phải cho bán ra ngoài chứ
để vầy héo hết” - một người
dân phản ánh với lực lượng
chức năng.
“Bây giờ trước tiên là sức
khỏe của bà con mình trước,
chuyện kinh tế gia đình, Nhà
nước sẽ có chủ trương để giải
quyết cho bà con. Chúng tôi
cũng vì sức khỏe chung của
cộngđồng,mong các chị thông
cảm” - một cán bộ của tổ chốt
chặn khuyên người dân.•
Chốt chặn điểmcầu Thừa Lợi, lối vào ấp Thừa Lợi. Ảnh: CHÂU ANH
Bệnh nhân 123 sức khỏe ổn định sau
một ngày nhập viện
Ngày 24-3, BS Lê Minh Chiến, Phó Giám đốc Trung tâmY
tế huyện Bình Đại - nơi bệnh nhân 123 đang được cách ly
theodõi, điều trị, thông tin hiện sức khỏe người này ổnđịnh,
chưa ghi nhận bất thường. Cũng theo BS Chiến, chín người
đi chung xe với bệnh nhân COVID-19 thứ 123 và chín người
có tiếp xúc gần cũng đã được cách ly tập trung.
Tiêu điểm
BộY tế kêugọi nhường
khẩu trang cho y, bác sĩ
Hai điều dưỡng ởTrung tâmTruyền nhiễm,
BVBạchMai, một bác sĩ tại phòng cấp c u, BV
Bệnh nhiệt đới trung ương đã nhiễmnCoV.
Ngày 23-3, Bộ Y tế công bố ca bệnh 116 dương tính với
COVID-19. Đây là bác sĩ đầu tiên của Việt Nam trực tiếp
tham gia điều trị cho bệnh nhân COIVD-19 bị lây bệnh.
Tích cực đề phòng lây bệnh cho
nhân viên y tế
Được biết bác sĩ này đã tham gia chống dịch từ
cuối tháng 1, tức là những ngày đầu tiên cuộc chiến
COVID-19 xuất hiện tại Việt Nam. Công việc chính
của bác sĩ này là khám sàng lọc cho người nghi mắc
COVID-19, điều trị những bệnh nhân được chẩn đoán
dương tính với virus SARS-CoV-2 và tham gia cấp
cứu một số bệnh nhân nặng.
Dù được trang bị đầy đủ trang thiết bị bảo hộ trong
quá trình làm việc nhưng nhân viên y tế vẫn đứng
trước nhiều nguy cơ lây nhiễm, do đó cả hệ thống cần
một phương án riêng cho đội ngũ ở tuyến đầu chống
dịch này được đảm bảo an toàn.
Chia sẻ về vấn đề này, PGS-TS Trần Đắc Phu,
thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch quốc gia,
từ khi có dịch COVID-19, các biện pháp bảo hộ cho
nhân viên y tế luôn được quan tâm. Nhưng khi có ca
nhiễm là bác sĩ đầu tiên, chúng ta cần phải tích cực đề
phòng để nhân viên y tế hạn chế bị lây bệnh.
Theo Thứ
trưởng Bộ Y tế
Nguyễn Trường
Sơn, ngay khi
xác định có nhân
viên y tế mắc
COVID-19, Bộ
Y tế đã có văn
bản gửi các sở
Y tế chấn chỉnh lại công tác kiểm soát nhiễm khuẩn
tại các bệnh viện, đặc biệt là các bệnh viện có người
nhiễm SARS-CoV-2. Bộ Y tế luôn cung cấp những
bộ đồ bảo hộ chất lượng tốt nhất cho cơ sở thu dung,
điều trị cho bệnh nhân. Đồng thời, ngành y tế đã lên
phương án mua dự trữ trang thiết bị, vật tư y tế cần
thiết như hệ thống máy thở theo dõi người bệnh, khẩu
trang y tế, đồ bảo hộ, kính che mặt.
Đề nghị dân nhường khẩu trang cho
nhân viên y tế
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đề nghị người dân
sử dụng khẩu trang vải, nhường khẩu trang y tế cho
bệnh viện trong thời điểm COVID-19 đang phức tạp.
Ông Sơn cho biết hiện Việt Nam đã sản xuất được
khẩu trang vải ba lớp, bốn lớp ngăn ngừa giọt bắn,
kháng khuẩn ngăn ngừa dịch bệnh. Người dân có thể
yên tâm sử dụng khẩu trang vải đạt tiêu chuẩn.
Y, bác sĩ làm việc tại các cơ sở y tế thường
xuyên tiếp xúc, điều trị người bệnh, rất cần đến đồ
bảo hộ. Khẩu trang y tế sẽ giúp bảo vệ an toàn hơn
cho các y, bác sĩ.
“Chính sự an toàn của nhân viên y tế sẽ giúp bảo
đảm cho sự an toàn của cộng đồng” - Thứ trưởng Sơn
nói tại cuộc họp ngày 24-3.
Theo ông Sơn, các y, bác sĩ theo dõi, chăm sóc
người bệnh COVID-19 là những chiến sĩ hàng đầu
trên trận tuyến. Nhân viên y tế nếu bị lây nhiễm sẽ
ảnh hưởng tới công tác chăm sóc người bệnh.
“Các y, bác sĩ khi thực hiện những thao tác thủ
thuật gần với đường thở của bệnh nhân thì rất dễ bị
lây nhiễm virus, phải chủ động ngăn chặn nhiễm bệnh
bằng cách sử dụng đồ bảo hộ” - ông Sơn khuyến cáo.
Ông cho biết Bộ Y tế sẵn sàng cung cấp những đồ bảo
hộ chất lượng tốt nhất cho các bệnh viện tiếp nhận,
điều trị cho bệnh nhân nCoV.
Nhân viên y tế làm việc ở khoa khám, chữa bệnh
cho bệnh nhân COVID-19 cũng phải có chế độ cách
ly sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Họ cần thực hiện
cách ly tại nơi lưu trú, tránh ra cộng đồng vì có thể là
nguồn bệnh chưa phát hiện.
“Hiện ngành y tế có gần 4.000 máy thở, vừa ký hợp
đồng mua hơn 5 triệu khẩu trang trong dự trù 30 triệu
chiếc” - Thứ trưởng Sơn nói.
HÀ PHƯỢNG
Gấp rút tìm những
người tiếp xúc BN 123
Ngoài việc phong tỏa các lối
ra vào ấpThừa Lợi, ngành chức
nănghuyệnBìnhĐạicũngđang
khẩn trương xác minh những
người bên ngoài từng tiếp xúc
với nữ bệnh nhân thứ 123, bạn
traivàmẹcủanữbệnhnhânnày.
Đời sống xã hội -
Thứ Tư25-3-2020
Ấp Thừa Lợi bình yên
trong phong tỏa chống
COVID-19
Người dân ấpThừa Lợi chấp hành và hợp tác tốt chủ trương phong tỏa,
cách ly để phòng dịch của UBND tỉnh Bến Tre.
Trong thời gian bị
phong tỏa, cách ly,
nếu có trường hợp
đặc biệt người dân
của ấp cần ra khỏi
địa bàn thì tổ sẽ xin ý
kiến của ban chỉ đạo
huyện quyết định.
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook