099-2020 - page 10

10
Bất động sản -
ThứNăm7-5-2020
Ứng dụng công nghệ cao
quản lý lưới điện
TRUNGAN
R
iêng quý I-2020, tổn thất điện
năng trên lưới điện truyền tải đạt
1,99%, thấp hơn 0,16% so với
kế hoạch EVN giao và giảm 0,16%
so với kết quả thực hiện năm 2019.
Ông Lưu Việt Tiến, Phó Tổng
giám đốc Tổng Công ty Truyền tải
điện quốc gia ( EVNNPT), cho biết
đây là kết quả thực hiện tốt nhất
trong hơn 11 năm kể từ ngày thành
lập và hiện EVNNPT thuộc nhóm
tổn thất trung bình của các nước có
hệ thống truyền tải điện tiên tiến.
Ông Tiến khẳng định nguyên nhân
chính giảm tổn thất điện năng năm
2019 cũng như trong quý I-2020 là
do phương thức vận hành giảm sản
lượng điện truyền tải trên lưới 500
kV Bắc - Trung - Nam. Cụ thể, sản
lượngđiện truyền tải Bắc-Trung trong
năm 2019 là 7,19 tỉ kWh, giảm 4,75
tỉ kWh so với năm 2018.
Theo lãnh đạo EVNNPT, ngoài
nguyên nhân khách quan do phương
thức vận hành, để đạt được kết quả
giảm tổn thất điện năng như vậy, tổng
công ty đã cùng các đơn vị tập trung
triểnkhai đồngbộcácnhómgiải pháp.
Cụ thể, tổng công ty giao chỉ tiêu
tổn thất điện năng đến các truyền tải
điện khu vực, triển khai quản lý tổn
thất điện năng đến từng đường dây,
máy biến áp. Tổng công ty chủ động
trang bị các thiết bị nhằm ổn định
điện áp trên lưới như kháng điện, tụ
điện; liên tục rà soát lưới điện để thực
hiện nâng khả năng tải các đường
dây, nâng công suất các máy biến
áp đầy và quá tải trong vận hành.
Bên cạnh đó, giải pháp giảm sự
cố lưới điện, khôi phục nhanh sự cố
luôn được tổng công ty chú trọng.
Trong những năm qua, EVNNPT
luôn đạt chỉ tiêu suất sự cố do EVN
giao, mặc dù hằng năm quy mô lưới
truyền tải đều tăng khoảng 4%-5%
về số km đường dây truyền tải và
khoảng 10% về dung lượng máy
biến áp nhưng số vụ sự cố đều trong
xu hướng giảm từng năm.
Một giải pháp không kém phần
quan trọng góp phần giảm tổn thất
điện năng trên lưới truyền tải là tổng
công ty đã hoàn thành một khối
lượng đầu tư lớn nhất trong ba năm
trở lại đây.
Theo ông Tạ Việt Hùng, Trưởng
ban Kỹ thuật (EVNNPT), trong số
các dự án đóng điện năm 2019 có
các dự án hết sức quan trọng như
đường dây 500 kV Vĩnh Tân - rẽ
Sông Mây - Tân Uyên, Sông Mây -
Tân Uyên; trạm biến áp (TBA) 500
kVTân Uyên... Đặc biệt, trong năm
2019 và đầu năm2020, EVNNPTđã
hoàn thành đưa vào vận hành sớm
tiến độ các dự án phục vụ giải tỏa
công suất các nguồn năng lượng tái
tạo ở miền Trung.
Ông Lưu Việt Tiến chia sẻ thêm:
Để đảm bảo mục tiêu giảm tổn thất
điện năng trên lưới điện truyền tải vào
các năm tới (kế hoạch 2020-2025)
mà EVN đề ra, EVNNPT cùng các
đơn vị thành viên đã và đang tiếp
tục triển khai các nhóm giải pháp
trên các lĩnh vực quản lý, vận hành
và đầu tư xây dựng lưới điện truyền
tải; phát triển nguồn nhân lực quản
lý và kỹ thuật chất lượng cao.
Bên cạnh đó, tổng công ty đã ứng
dụng khoa học công nghệ, công nghệ
cao vào quản lý vận hành và đầu tư
lưới điện; sử dụng vật liệu sản xuất
bằng công nghệmới để giảm tổn thất
điện năng. Cùng với đó, tăng cường
quản lý kỹ thuật, vận hành, giảm sự
cố, giảm thời gian cắt điện… Tổng
công ty tiếp tục đảm bảo tiến độ các
dự án đầu tư, đặc biệt các dự án có
hiệu quả cao trong việc giảm tổn thất
điện năng; sử dụng dây dẫn tổn thất
thấp trong các dự án nâng cấp, cải
tạo lưới truyền tải điện.
EVNNPT tiếp tục triển khai đề án
“Lưới điện thông minh” nhằm đẩy
mạnh ứng dụng khoa học, kỹ thuật,
nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh
doanh, tăng năng suất lao động và
hoàn thành các mục tiêu chiến lược
của EVNNPT.•
Giảm tổn thất
điện năng
trên lưới điện
truyền tải
- Bài 2
Năm2019, tổn thất điện năng trên lưới điện truyền tải là 2,15%, giảm0,29% so với kết
quả thực hiện năm2018 và thấp hơn 0,19% so với chỉ tiêu kế hoạch Tập đoànĐiện lực
Việt Nam (EVN) giao.
Lãnh đạo EVNNPT đang kiểmtramột dự án điện.
Doanh nghiệp
&
Cộng đồng
(028)
Kế hoạch phát triển nhà ở
tại TP.HCM 10 năm tới
KIÊNCƯỜNG
S
ở Xây dựng TP.HCM
vừa có tờ trình gửi
UBND TP phê duyệt
đề án “Tổ chức thực hiện
chương trình phát triển nhà
ở cho người dân TP.HCM
giai đoạn 2020-2030”.
Theo đó, trong 10 năm
qua, dân số toàn TP đã tăng
1.845.261 người, diện tích nhà
ở bình quân đầu người tăng
từ 16,6 m
2
/người năm 2009
lên 20,1 m
2
/người năm 2019.
Tổng dân số dự kiến đến năm
2030 là trên 11 triệu người.
Để đáp ứng nhu cầu nhà ở
cho người dân trong 10 năm
tới, đề án này là rất cần thiết.
Sở đính kèm dự thảo đề
án trên phần dự báo nhu cầu
về nhà ở của TP giai đoạn
2020-2030 là 149,4 triệu
m
2
sàn. Trong đó giai đoạn
2020-2025 là 81,4 triệu m
2
sàn, giai đoạn 2026-2030 là
68 triệu m
2
sàn. Dự báo nhu
cầu đất tăng thêm trên địa bàn
TP trong giai đoạn 2020-2025
là 2.003 ha và trong giai đoạn
2026-2030 là 2,372 ha.
Trước mắt, trong năm năm
tới (đến năm 2025), dự thảo
đề ra nhiều giải pháp với
từng nhóm sản phẩm. Với
nhà ở thương mại cần giải
quyết các vướng mắc cho
nhà đầu tư trong việc cung
cấp chỉ tiêu quy hoạch, phê
duyệt hoặc thỏa thuận tổng
mặt bằng quy hoạch chi tiết
tỉ lệ 1/500.
Đối với nhà ở xã hội cần
thực hiện đa dạng hóa các
phương thức đầu tư xây dựng,
chủ yếu sử dụng vốn ngoài
ngân sách... Nhà ở riêng lẻ
do dân tự xây phải đơn giản
thủ tục để người dân thuận lợi
trong việc đầu tư xây dựng
mới, cải thiện nhà ở theo nhu
cầu và khả năng.
Thành phố cần xây dựng cơ
chế đặc thù khuyến khích thu
hút đầu tư các dự án di dời
nhà ở trên và ven kênh rạch,
cải tạo, đầu tư xây dựng mới
thay thế chung cư cũ.
Khu vực trung tâm hiện
hữu
(quận 1 và quận 3) ưu
tiên các dự án cải tạo, xây
dựng mới thay thế chung cư
cũ trước năm 1975, hạn chế
phát triển các dự án mới đầu
tư xây dựng nhà ở cao tầng
đến năm 2025 nếu chưa có
kế hoạch hạ tầng phù hợp.
Khu vực 11 quận nội thành
(các quận 4, 5, 6, 8, 10, 11, Tân
Bình,TânPhú, PhúNhuận,Gò
Vấp và BìnhThạnh) tập trung
chỉnh trang, nâng cấp đô thị
theo hướng hiện đại. Đối với
các quận 4, 5, 6, 11, quận Phú
Nhuận (những quận có dân
số giảm trong 10 năm trở lại
đây) hạn chế chấp thuận chủ
trương thực hiện các dự án
đầu tư xây dựng nhà ở mới,
chung cư cao tầng nếu chưa có
kế hoạch phù hợp. Các quận
Đối với nhà ở xã hội
cần
thực hiện đa dạng
hóa các phương thức
đầu tư xây dựng,
chủ yếu sử dụng vốn
ngoài ngân sách.
Dựkiếnnguồnvốnđểphát triểnnhà
ởđếnnăm2025 là 503.800 tỉ đồng,
đếnnăm2030 là 545.500 tỉ đồng.
8, 10, Bình Thạnh, Tân Bình,
Tân Phú, Gò Vấp đẩy mạnh
kêu gọi đầu tư dự án nhà ở.
Khu vực sáu quận nội thành
phát triển (2, 7, 9, 12, Thủ
Đức và Bình Tân) ưu tiên
phát triển các dự án đầu tư
xây dựng nhà ở mới, chung
cư cao tầng dọc các trục giao
thông công cộng lớnnhư tuyến
metro số 1.
Khu vực năm huyện ngoại
thành (Củ Chi, Hóc Môn,
Bình Chánh, Nhà Bè và Cần
Giờ) ưu tiên phát triển nhà
theo dự án tại các thị trấn,
khu dân cư nông thôn, khu
du lịch ở kết hợp sinh thái
nghỉ dưỡng, khu đô thị mới,
khu đô thị vệ tinh.•
Nhu cầu về nhà ở tại TP.HCMkhông ngừng gia tăng. Ảnh: KIÊNCƯỜNG
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook