099-2020 - page 9

9
Đề xuấtmới: 3 trườnghợp
phải học, thi lại bằng lái xe
Người điềukhiểnphương tiệngiao thôngbị tước bằng lái nhiều lần, có tổng
thời gian tước bằng lái trên24 tháng…sẽbị thuhồi bằng lái vàphải học, thi lại.
VIẾT LONG
B
ộ GTVT đang lấy ý kiến
Luật Giao thông đường
bộ (GTĐB) sửa đổi,
trong đó có nhiều quy định
mới. Đặc biệt, liên quan đến
việc thu hồi giấy phép lái xe
(GPLX) đối với người vi phạm
giao thông đường bộ.
Ba trường hợp phải
học, thi lại bằng lái
Theo đó, điểm c và d khoản
5 Điều 107 của dự luật GTĐB
sửa đổi quy định tài xế bị thu
hồi GPLX trong ba trường hợp
sau: “GPLX bị tước quyền sử
dụng từ bốn lần trở lên trong
thời gian ba năm hoặc có tổng
thời gian bị tước quyền sử dụng
trên 24 tháng; người lái xe vi
phạm các quy định của pháp
luật về GTĐB để xảy ra tai
nạn giao thông từ mức nghiêm
trọng trở lên”.
Cạnh đó, khoản 6 Điều 107
của dự luật cũng quy định rõ:
Người có GPLX vi phạm các
trường hợp trên, nếu có nhu
cầu cấp lại GPLX phải được
sát hạch lại sau thời gian ít nhất
12 tháng kể từ ngày chấp hành
xong quyết định xử lý của cơ
quan có thẩm quyền với hình
thức thu hồi, tước quyền sử
dụng GPLX…
Như vậy, tài xế vi phạm trong
ba trường hợp nêu trên muốn
được cấp lại GPLX phải học và
thi lại. “Việc này cũng tương
tự như đề xuất tính điểm để xử
lý vi phạm của tài xế, không
phát sinh thêm thủ tục. Hình
thức này sẽ phát huy hiệu quả,
nâng cao ý thức của người lái
xe. Đồng thời, hình thức này
hơn hẳn việc chấm điểm như
một số nước đang thực hiện
khi phải thêm phần mềm,
thủ tục mới…” - ông Lương
Duyên Thống, Vụ trưởng Vụ
Phương tiện và người lái, Tổng
cục Đường bộ Việt Nam (Bộ
GTVT), cho hay.
Để theo dõi số lần vi phạm
của người lái xe, ông Thống
cho biết hiện Tổng cục Đường
bộ và Cục CSGT (Bộ Công an)
đang quản lý dữ liệu GPLX.
Theo đó, tài xế nào vi phạm sẽ
được cập nhật vào phần mềm
quản lý vi phạm này.
“Cạnh đó, dự luật lần này
cũng bổ sung quy định theo
dõi số lần vi phạm hành chính
và số lần tai nạn gây hậu quả
nghiêm trọng của người lái
xe trên cơ sở dữ liệu quản lý
GPLX để thu hồi, nhằm nâng
cao ý thức chấp hành pháp
luật…” - ông Thống nói và cho
biết tới đây người dân có thể
theo dõi số lần bị tước GPLX
qua phần mềm của Tổng cục
Đường bộ Việt Nam.
Ủng hộ chế tài mạnh
Trao đổi với PV, ôngNguyễn
Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội
Vận tải ô tô Việt Nam, cho
rằng việc Bộ GTVT đưa ra
chế tài thu hồi GPLX và buộc
phải học, thi lại bằng lái đối
với các trường hợp trên là phù
hợp. Quy định trên sẽ giúp hạn
chế được những tai nạn do sử
dụng rượu, bia, ma túy.
“Người tham gia giao thông
thường vi phạm các quy định
về an toàn giao thông do hai
nguyên nhân. Một là do nắm
kiến thức pháp luật về GTĐB
không đầy đủ, vững chắc. Hai
là ý thức chấp hành pháp luật về
an toàn giao thông không tốt.
Để ngăn chặn tình trạng trên
cần có chế tài nặng để răn đe,
phòng ngừa nên cá nhân tôi rất
ủng hộ quy định này…” - ông
Quyền nói.
Về một số ý kiến cho rằng tai
nạn giao thông phần lớn do ý
thức người thamgia giao thông
chứ không phải do kiến thức
hoặc công tác đào tạo “có vấn
đề”, ông Nguyễn Văn Quyền
cho rằng nếu do một trong hai
nguyên nhân nêu trên dẫn đến
tai nạn thì việc thu hồi bằng lái
đều có tác dụng.
“Cụ thể, khi có chế tài mạnh,
người tham gia giao thông sẽ
nâng cao ý thức chấp hành pháp
luật hơn, từ đó hạn chế các
vụ tai nạn giao thông nghiêm
trọng…Tất nhiên, theo tôi biết,
những trường hợp vi phạm đến
mức phải tước bằng lái bốn lần
trong ba năm hoặc có tổng lần
tước bằng lái trên 24 tháng…
không nhiều, chỉ là cá biệt
nhưng cần chế tài mạnh với
bộ phận này…” - ông Quyền
nêu quan điểm.
AnhPhanDiệu (ngụBaĐình,
Hà Nội), tài xế taxi, khẳng
định rất ủng hộ dự luật trên.
Theo anh Diệu, hiện nay một
bộ phận người tham gia giao
thông ý thức chấp hành pháp
luật rất kém, nói đúng hơn là
xem thường pháp luật, nên chế
tài mạnh là rất cần thiết.
“Tuy nhiên, bên cạnh các chế
tài tôi cũng mong lực lượng
thực thi công vụ trên đường
cần xử lý nghiêm những người
cố tình vi phạm giao thông.
Ví dụ như hành vi lái xe đi
ngược chiều, lùi xe trên cao
tốc, vượt đèn đỏ… Nếu có
chế tài mạnh nhưng phát hiện
vi phạm lại cho qua thì người
dân, đặc biệt người có tiền sẽ
xem thường pháp luật, thậm
chí gây hậu quả lớn cho nhiều
người thamgia giao thông chấp
hành đúng pháp luật…” - anh
Diệu cho hay.•
Người cóGPLX nếu vi phạmba trường hợp theo quy định, có nhu cầu cấp lại GPLX phải sát hạch lại sau thời gian ít nhất 12 tháng kể từ ngày
chấp hành xong quyết định xử phạt. Ảnhminh họa: L.THY
Trường hợp nào bị tước bằng lái
24 tháng
Theo quy định của Nghị định 100/2019, hành vi vi phạm
ngoài việc phạt tiền, người lái xe sẽ bị tước quyền sử dụngGPLX
1-24 tháng (tùy vào mức độ vi phạm). Trong đó có một số lỗi
có thể tước bằng lái 24 tháng gồm: Sử dụng rượu, bia khi lái
xe; không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của người
thi hành công vụ; điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể
có chất ma túy; không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma
túy của người thi hành công vụ…
Điểm c và d khoản
5 Điều 107 của dự
luật GTĐB sửa đổi
quy định tài xế bị thu
hồi GPLX trong ba
trường hợp.
TP.HCM: Đề xuất đầu tư xây dựng
tuyến đường sắt đô thị số 3A
Cuối tháng 4-2020, UBND TP.HCM đã có công
văn kiến nghị Bộ KH&ĐT xem xét, lựa chọn đề
xuất dự án đối với dự án đầu tư xây dựng đường
sắt đô thị TP.HCM, tuyến metro số 3A (Bến
Thành - Tân Kiên) trình Thủ tướng Chính phủ
xem xét, phê duyệt.
Theo Ban quản lý đường sắt đô thị (MAUR),
tuyến đường sắt đô thị số 3A là một trong những
tuyến huyết mạch, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
trong việc hình thành và xây dựng hệ thống vận
tải hành khách công cộng. Tuyến số 3A sẽ nối
trực tiếp với tuyến metro số 1, tạo thành một hành
lang vận chuyển hành khách công cộng hiện đại,
xuyên tâm, nối kết khu vực đông bắc và tây nam
TP.HCM.
Theo nghiên cứu do tư vấn của Cơ quan Hợp
tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) thực hiện, dự án
có chiều dài toàn tuyến gần 20 km, đi qua tám
quận, huyện, có 18 nhà ga với tổng mức đầu tư
dự kiến khoảng 313 tỉ yen (tương đương gần
68.000 tỉ đồng).
Tư vấn cũng đề xuất phân kỳ đầu tư dự án thành
hai giai đoạn: Giai đoạn 1 từ Bến Thành đến Bến
xe Miền Tây, dài 9,9 km, chủ yếu đi ngầm, dự kiến
được đầu tư xây dựng từ năm 2025 đến 2031. Giai
đoạn 2 từ Bến xe Miền Tây đến depot Tân Kiên,
dài 9,7 km, đi trên cao, được đầu tư trong giai đoạn
2028-2034.
MAUR cho biết việc gửi đề xuất dự án này đến
Bộ KH&ĐT xem xét, lựa chọn trình Thủ tướng
Chính phủ đã thể hiện quyết tâm của TP tiếp tục
từng bước hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị,
góp phần giải quyết vấn đề ùn tắc, tai nạn giao
thông. Đồng thời, từng bước giảm thiểu ô nhiễm
môi trường, làm tiền đề cho một hệ thống giao
thông phát triển bền vững, TP văn minh, hiện đại.
ĐÀO TRANG
4 tháng Bộ GTVT giải ngân được
gần 25% vốn đầu tư công
Ngày 6-5, Bộ GTVT cho biết sau khi có sự chỉ
đạo quyết liệt từ Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể và các
thứ trưởng, kết quả giải ngân của ngành giao thông
có chuyển biến tích cực.
Cụ thể, tổng số kế hoạch năm 2020 Bộ GTVT
được Thủ tướng giao trên 35.300 tỉ đồng. Trong đó,
1.652 tỉ đồng trả nợ dự án BT nút giao ngã ba Huế
(TP Đà Nẵng). Ngoài số vốn kế hoạch năm 2020,
Bộ GTVT thực hiện giải ngân kéo dài kế hoạch
năm 2019 sang năm 2020 khoảng 3.789 tỉ đồng.
Như vậy, tổng kế hoạch giải ngân năm 2020 của Bộ
GTVT khoảng 37.438 tỉ đồng.
Đến nay, Bộ GTVT đã giao chi tiết kế hoạch
năm 2020 được 31.689 tỉ đồng, đạt 94,2% kế
hoạch năm 2020. Còn lại khoảng 1.960 tỉ đồng
cần tiếp tục hoàn thiện thủ tục liên quan để
giao chi tiết. Đến hết tháng 4-2020, Bộ GTVT
giải ngân được khoảng 9.208 tỉ đồng vốn đầu
tư công, đạt 24,6% kế hoạch giải ngân cả năm
(9.208/37.438 tỉ đồng).
“Kết quả giải ngân kế hoạch lũy kế bốn tháng đầu
năm cơ bản đang bám sát kế hoạch chi tiết do các
chủ đầu tư và ban quản lý dự án lập. Tuy nhiên, điều
lo ngại là Sở GTVT tỉnh Kon Tum và Hòa Bình hầu
như chưa giải ngân kế hoạch 2020…” - Bộ GTVT
cho hay.
Ông Nguyễn Danh Huy, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch
đầu tư, Bộ GTVT, cho rằng dù kết quả giải ngân bốn
tháng đạt khá cao so với bình quân chung của cả
nước. Tuy nhiên, phần giải ngân cho giải phóng mặt
bằng và các hợp đồng xây lắp chiếm tỉ trọng không
lớn trong kết quả này.
“Để thực hiện thành công kế hoạch năm 2020 theo
tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng, bộ trưởng đã chỉ
đạo rất quyết liệt các chủ đầu tư, ban quản lý dự án
cần kiện toàn, tăng cường năng lực cán bộ điều hành
tại các dự án. Cạnh đó, phải phối hợp chặt chẽ với
các địa phương đẩy nhanh công tác giải phóng mặt
bằng…” - ông Huy nói.
VIẾT LONG
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook