099-2020 - page 13

13
Không ít bệnh nhân, nhân viên y tế khôngmang khẩu trang khi tới bệnh viện.
TRẦNNGỌC
K
hảo sát của PV
Pháp
Luật TP.HCM
ngày 6-5
cho thấy nhiều người,
kể cả nhân viên y tế “ngó
lơ” các chỉ tiêu trong Bộ
tiêu chí đánh giá chỉ số rủi
ro lây nhiễm COVID-19 tại
các cơ sở khám chữa bệnh
trên địa bàn TP.
Vô tư sai phạm
Vừa chạy xe vô cổng Bệnh
viện(BV)ĐHYDượcTP.HCM,
PV được nhân viên yêu cầu
đo thân nhiệt. Xong xuôi,
PV chạy xe xuống tầng hầm
mà không phải thực hiện tờ
khai y tế.
Tại khu vực chờ khám
bệnh, PVghi nhận nhiều bệnh
nhân ngồi sát nhau. Trong đó
không ít người không mang
khẩu trang. Mon men hỏi
một ông tầm 45 tuổi lý do
ngồi quá gần những người
khác và không mang khẩu
trang, ông này trả lời: “Thấy
ghế trống thì ngồi, còn mang
khẩu trang khó chịu quá. Khi
nào có người của BV nhắc
thì mang”.
Bất ngờ, PV thấy một
phụ nữ độ 50 tuổi đeo bảng
tên của BV từ khu vực chờ
khám bước ra đường. Điều
đáng nói là người này không
mang khẩu trang. Bất ngờ
hơn, PV thấy một nữ điều
dưỡng mặc đồng phục BV
bước ra từ khu vực chụp
X-quang và đi lên khu vực
khám bệnh cũng không mang
khẩu trang.
Tại quầy thuốc, PV ghi
nhận một nữ nhân viên y
tế không mang khẩu trang
đang sắp xếp đồ đạc. PV
tới một quầy thuốc khác
và phát hiện cùng lúc bốn
nhân viên y tế (có một nam)
không mang khẩu trang vô
tư lấy thuốc cho bệnh nhân.
Sai phạm nối tiếp
sai phạm
Ghé vào BVTai Mũi Họng
TP.HCM, PV ghi nhận nhiều
người ngồi gần nhau trong khi
ghế trống vẫn còn nhiều. PV
còn dễ dàng bắt gặp vài người
không mang khẩu trang hoặc
mang dưới cằm.
Tại khu vực khámbệnh, PV
ghi được hình ảnh ba nhân
viên vệ sinh của BV đang trò
chuyện, trong đó có một phụ
nữ không mang khẩu trang.
Bước vào căn tin, PV bắt gặp
bốn người không mang khẩu
trang. Trong đó có hai phụ nữ
trực tiếp giao cơm và thức ăn
cho khách.
Sát bên căn tin là cửa hàng
bán thực phẩm và đồ dùng cá
nhân.Một nữ nhân viên không
mang khẩu trang nhìn chăm
chú vào máy vi tính.
Buổi chiều, PV khảo sát
tại BV đa khoa khu vực Hóc
Môn. Nhân viên giữ xe trong
khuôn viên BV không mang
khẩu trang là hình ảnh PV
bắt gặp đầu tiên.
Tại Khoa khámbệnh, nhiều
bệnh nhân ngồi sát nhau trong
khi ghế trống xung quanh còn
rất nhiều. PV cũng dễ dàng
ghi lại hình ảnh nhiều người
đến khám bệnh nhưng không
mang khẩu trang.
Kế tiếp, PV ghé vào căn
tin và ghi nhận năm người
không mang khẩu trang,
trong đó có cả nhân viên
căn tin trực tiếp bán đồ ăn
cho khách. Chưa hết, PV
thấy một phụ nữ được cho
là nhân viên của BV không
mang khẩu trang đi ra từ khu
vực làm việc. Người phụ nữ
này cầm theo áo khoác và
nhanh chóng lấy áo khoác
che kín miệng khi đi qua
khu vực đông người.
Chưa dừng tại đây, PV còn
ghi được hình ảnh một nữ
nhân viên phòng thu viện
phí không mang khẩu trang.
Tại phòng thu tiền của Khoa
chẩn đoán hình ảnh, hai nữ
nhân viên vô tư nói chuyện
trong tình trạng không mang
khẩu trang.
PV ghé vào Phòng kế
hoạch tổng hợp đề nghị gặp
ban lãnh đạo BV để trao đổi
những tồn tại nói trên. Thật
bất ngờ, PV thấy hai nhân
viên, một nam một nữ đang
làm việc tại đây nhưng không
mang khẩu trang.
Điều đáng nói, cách đây
hơn một tháng (ngày 3-4),
PV cũng đã từng có bài viết
phản ánh tình trạng nhiều
người được cho là nhân viên
của BV đa khoa khu vực Hóc
Môn không mang khẩu trang
giữa mùa dịch COVID-19
bột phát.
Chấn chỉnh và xử lý
cá nhân sai phạm
BSÂuThanhTùng, Trưởng
Phòng kế hoạch tổng hợp BV
ĐHYDượcTP.HCM, cho biết
BV không thực hiện khai báo
y tế từ ngày 6-5 do… yếu tố
dịch tễ bệnh COVID-19 trên
địa bàn TP.HCM không còn.
Với lại BV có gắn hệ thống
Sở Y tế TP.HCM sẽ kiểm tra thực tế
nguy cơ rủi ro tại các BV
SởY tếTP.HCMyêu cầu tất cả BV trên địa bànTP căn cứ Bộ
tiêu chí đánh giá chỉ số rủi ro lây nhiễmCOVID-19 tại các cơ
sở khám chữa bệnh trên địa bàn TP
tiến hành đánh giá chỉ
số rủi ro hằng tháng nhằm xác định những hoạt động ưu
tiên cần tập trung nguồn lực để giảm thiểu rủi ro lây nhiễm
COVID-19 cho người bệnh và nhân viên y tế.
Căn cứ kết quả tự đánh giá của BV, Sở Y tế TP.HCM sẽ tổ
chức kiểm tra, đánh giá thực tế để góp ý các giải pháp cần
triểnkhai khắcphụcnhữngnguy cơ rủi ro lâynhiễmtrongBV.
GS-TS-BS
NGUYỄN TẤN BỈNH
,
Giám đốc Sở Y tế TP.HCM
“Đối với nhân viên y
tế không mang khẩu
trang, BV nghiêm
khắc nhắc nhở. Nếu
tái phạm, BV xử lý
theo quy định.”’
BS
Âu Thanh Tùng,
BV
ĐH Y Dược TP.HCM
Đời sống xã hội -
ThứNăm7-5-2020
camera, cần thiết thì trích
xuất thông tin.
“BV luôn đông bệnh nhân
nên khó thực hiện tiêu chí
ngồi cách nhau từ 1 m trở
lên. Đối với tình trạng bệnh
nhân khôngmang khẩu trang,
đây là ý thức của mỗi bệnh
nhân tại từng thời điểm. BV
ghi nhận tồn tại này và yêu
cầu tổ giám sát thường xuyên
nhắc nhở bệnh nhân mang
khẩu trang” - BS Tùng nói.
“Đối với nhân viên y tế
không mang khẩu trang, BV
nghiêm khắc nhắc nhở. Nếu
tái phạm, BV xử lý theo quy
định” - BS Tùng nói thêm.
“BVTaiMũiHọngTP.HCM
sẽ chấn chỉnh và thường
xuyên giám sát, nhắc nhở
bệnh nhân và người nhàmang
khẩu trang, ngồi cách xa theo
đúng quy định của Bộ tiêu
chí đánh giá chỉ số rủi ro lây
nhiễm COVID-19 tại các cơ
sở khám chữa bệnh trên địa
bàn TP” - BS Nguyễn Thanh
Vinh, Phó Giám đốc BV Tai
Mũi Họng TP.HCM, cho biết.
Theo BS Vinh, nhân viên
vệ sinh và nhân viên căn tin
là những người ký hợp đồng
làmviệc trong BV. Tuy nhiên,
những người này đã được tập
huấn kiến thức phòng, chống
dịch bệnh COVID-19. “BV
sẽ nhắc nhở những sai phạm
lần đầu. Nếu tái phạm, BV sẽ
ngưng hợp đồng” - BS Vinh
cho biết thêm.
Trongkhiđó,nhânviênPhòng
kế hoạch tổng hợpBVđa khoa
khuvựcHócMônchobiết lãnh
đạoBVnàybậnhọpnênkhông
thể tiếp và trao đổi với PV về
những tồn tại liên quan.•
Nhiều nhân viên y tế lơi lỏng việc
đeo khẩu trang
Nhiều nhân viên y tế tại quầy thuốc BVĐHYDược TP.HCMkhôngmang khẩu trang. Ảnh: TRẦNNGỌC
Tiêu điểm
Ngày 23-4, Sở Y tế TP.HCM
ban hành Bộ tiêu chí đánh giá
chỉsốrủirolâynhiễmCOVID-19
tại các cơ sở khám chữa bệnh
trên địa bàn TP.
Bộ tiêu chí có các chỉ tiêubắt
buộc như đảm bảo mọi người
phải mang khẩu trang, thực
hiện tờ khai y tế khi đến cơ sở
khámchữa bệnh; cóbiệnpháp
tác động để người bệnh thực
hiện khoảng cách từ 2 m trở
lên hoặc từ 1 m đến dưới 2 m.
Ngày 6-5, BV Đà Nẵng cho biết nơi đây đang điều trị
cho hai bệnh nhân bị ngộ độc nấm nặng là anh Đinh Văn
T. (39 tuổi) và chị Đinh Thị N. (38 tuổi, dân tộc Ca Dong,
xã Sơn Tân, huyện Sơn Tây, Quảng Ngãi). 
Trước đó, anh T. vào rẫy hái loại nấm màu trắng vừa
mọc sau mưa về chế biến món ăn tối.
Sau khi ăn khoảng 12 giờ, lần lượt anh T., chị N. và
con gái (12 tuổi) đều có biểu hiện đau bụng, nôn mửa ra
máu, chóng mặt, đi ngoài phân lỏng. Ba người con còn lại
không ăn nấm nên không bị ngộ độc.
Cả ba được đưa đi cấp cứu tại BV đa khoa Quảng Ngãi.
Sau hai ngày điều trị tại đây, vợ chồng anh T. được chuyển
ra BV Đà Nẵng, còn con gái được chuyển ra BV Phụ sản -
Nhi Đà Nẵng. 
BS Hà Sơn Bình, phụ trách Khoa hồi sức chống độc
(BV Đà Nẵng), cho biết chị N. nhập viện trong tình trạng
rối loạn tri giác, hôn mê sâu, suy hô hấp, suy tuần hoàn,
suy gan cấp, suy thận cấp. Anh T. có triệu chứng ngộ độc
xảy ra chậm hơn, tỉnh táo, tiếp xúc được, tổn thương gan.
“Các bác sĩ tích cực điều trị nhưng người vợ diễn tiến
nặng, nhiễm độc gan nặng, suy gan cấp nên phải thay
huyết tương, lọc máu liên tục, thở máy” - BS Bình nói. 
BS Bình cho hay ngộ độc nấm thường gây đau bụng,
nôn mửa, hoa mắt, chóng mặt, đi ngoài phân lỏng, toàn
thân mệt mỏi, da xanh tái, co giật, khó thở… Thậm chí,
độc tố của một số loại nấm có thể gây liệt thần kinh, phá
hủy tế bào gan, thận, dẫn đến hôn mê, tử vong.
Những trường hợp ngộ độc nấm, suy gan cấp, điều trị
nội khoa thường thất bại, chỉ có biện pháp duy nhất là
ghép gan. Tuy nhiên, việc ghép gan thường rất khó khăn
do chi phí cao, khó tìm được gan tương thích...
Cũng theo BS Bình, việc cấp cứu ban đầu cho các ca
ngộ độc nấm rất quan trọng. Sau khi có biểu hiện ngộ độc,
người dân cần nhanh chóng thải độc ra khỏi cơ thể bằng
cách nôn sạch toàn bộ thức ăn hoặc dùng than hoạt tính có
tác dụng làm giảm chất độc, đồng thời đến ngay cơ sở y tế
để được điều trị sớm.
“Những loại nấm vừa mọc sau mưa, có màu sắc sặc sỡ
thường là nấm độc và rất nguy hiểm. Người dân chỉ nên
ăn những loại nấm được nuôi trồng, đã biết chắc chắn
chủng loại nấm, nguồn gốc nấm. Tuyệt đối không được ăn
nấm lạ, nấm hoang dại, nấm màu trắng hoặc có màu sắc
sặc sỡ. Không hái nấm non chưa xòe mũ vì chưa bộc lộ
hết đặc điểm cấu tạo, khó nhận dạng nấm độc” - BS Bình
khuyến cáo.
TÂMAN
Hái nấmvề ăn tối, 3người trong1giađìnhnguy kịch
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook