099-2020 - page 8

8
Đô thị -
ThứNăm7-5-2020
Nguyên tắc cho xây dựng tạm phục vụ dự án
Theo ông Mai Trung Hưng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, việc xây dựng tạm được thực hiện
trên các nguyên tắc sau:
Không cho phép xây dựng vào khu vực diện tích lớn là quy hoạch đất công viên cây xanh. Riêng dải cây xanh cách
ly 150 m tại KCN dầu khí Long Sơn và chân núi Nứa cho phép xây dựng. Lý do là khu vực này kề cận dự án, thuận
tiện về khoảng cách thi công và có mặt bằng hiện trạng tương đối bằng phẳng.
Trường hợp áp dụng cho phép xây dựng tạm cũng được quy định rõ. Đó là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có
quyền sử dụng đất hợp pháp (chưa bị thu hồi đất, có tranh chấp…). Trường hợp thuê đất thì phải có hợp đồng thuê
đất. Khi đủ điều kiện về đất đai thì tùy quy mô công trình, TP Vũng Tàu hoặc tỉnh sẽ cấp phép tạm.
Nhà ở tạm diện tích xây dựng tối đa 100 m
2
, nhà điều hành… diện tích tối đa 500 m
2
. Các công trình chiều cao
một tầng, khuyến khích xây dựng công trình kết cấu thép và lắp ghép dễ tháo dỡ, ít ảnh hưởng môi trường.
“Các tổ chức, cá nhân cam kết đến khi dự án hoàn thành xây dựng phải tự tháo dỡ, không yêu cầu Nhà nước bồi
thường. Trong thời gian tồn tại công trình, nếu Nhà nước thực hiện quy hoạch, các tổ chức, cá nhân cũng phải tự
tháo dỡ, không yêu cầu bồi thường” - ông Hưng nêu rõ.
bản xử phạt vi phạm hành chính về
các lĩnh vực đất đai, xây dựng, môi
trường, khoáng sản, bảo vệ rừng.
Các vi phạm này tập trung dọc hai
bên tuyến đường dẫn vào dự án hóa
dầu miền Nam. Hiện nay dọc tuyến
này ngoài một số lán trại làm tiền chế
của các công ty phục vụ xây dựng
dự án còn nhiều hàng quán mọc lên
san sát nhau.
Điều đáng nói, một số đoạn chân
núi Nứa, đồi 84 (phía trước dự án
hóa dầu miền Nam) đã được san
gạt lấy đất đá để xây dựng, tạo mặt
bằng rộng để tiếp tục làm hàng quán.
Qua thống kê của các phòng chuyên
mônTPVũngTàu vàUBNDxã Long
Sơn, đến nay có gần 100 trường hợp
cá nhân, công ty bị lập biên bản và
ra quyết định xử phạt vi phạm hành
chính ở các lĩnh vực nêu trên…
Điều đáng nói, quỹ đất công thuộc
hành lang Khu công nghiệp (KCN)
Dầu khí Long Sơn (gần dự án hóa
dầu miền Nam), có chiều dài 1.500
m, sâu 40 m đã bị lấn chiếm để xây
dựng trái phép hàng quán, lán trại.
Tại đây có tổng cộng 31 trường hợp
vi phạm đã bị xử phạt.
Buộc tháo dỡ các công
trình sai phép
Ông Nguyễn Trọng Thụy, Trưởng
phòng Quản lý đô thị TPVũng Tàu,
cho biết mới đây, Công ty TNHH
Hóa dầu Long Sơn đã làm việc với
TPVũng Tàu và các nhà thầu chính
của dự án liên quan đến các trường
hợp thi công dự án nhưng có vi phạm
pháp luật như đã nêu trên.
Quan điểm của SCG là yêu cầu
các nhà thầu chấp hành quyết định
xử phạt, tháo dỡ công trình xây dựng
trái phép, tuân thủ quy định pháp luật
của Việt Nam trong quá trình xây
dựng dự án hóa dầu miền Nam. Nếu
đơn vị nào tiếp tục vi phạm, phía chủ
đầu tư sẽ buộc chấm dứt hợp đồng.
Trước đó, lãnh đạo UBND TP
TRÙNGKHÁNH
U
BND TP Vũng Tàu (Bà Rịa-
Vũng Tàu) đã lập tổ công tác
kiểm tra, xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực đất đai, xây
dựng, môi trường, khoáng sản, bảo
vệ rừng tại địa bàn xã Long Sơn.
Đây là khu vực quanh dự án tổ hợp
hóa dầu miền Nam.
Nhiều vi phạm về đất đai,
xây dựng
Theo tìm hiểu của PV, dự án tổ
hợp hóa dầu miền Nam đặt tại xã
Long Sơn, TP Vũng Tàu do Công
ty TNHH Hóa dầu Long Sơn (Tập
đoàn SCG Thái Lan) làm chủ đầu
tư. Dự án được triển khai xây dựng
từ đầu năm 2018.
Về nhân lực thi công, dự kiến lúc
cao điểm nhất vào tháng 6-2021 sẽ
tập trung khoảng 17.900 công nhân
và giảm dần vào các thời điểm sau
tháng 10-2021. Dự kiến đến tháng
6-2023 dự án hoàn thiện, đưa vào
vận hành thì số lượng công nhân
thi công tại công trường chỉ khoảng
150 người…
Trong quá trình thi công một số
hạng mục đầu tiên của dự án, một số
nhà thầu phụ, cá nhân đã bị UBND
xã Long Sơn, TPVũng Tàu lập biên
Hàng quánmọc san sát gần khu vực dự án hóa dầumiềnNam. Ảnh: TRÙNGKHÁNH
Xây dựng không phép tràn lan
quanh Khu hóa dầu miền Nam
Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ bố trí khu vực xây dựng tạmphục vụ thi công dự án hóa dầumiềnNam
nhưng khi dự án hoàn thành, tất cả phải tự tháo dỡ.
Vũng Tàu cùng các phòng, ban, xã
Long Sơn cũng đã tiến hành kiểm
tra thực tế và chỉ đạo chấn chỉnh tình
trạng nêu trên. TPVũng Tàu yêu cầu
tăng cường kiểm tra, kiểm soát các
trường hợp vi phạm mới và kịp thời
xử lý. Đồng thời, yêu cầu các đơn
vị, cá nhân đã bị lập biên bản khắc
phục, tháo dỡ công trình, nếu không
sẽ ban hành quyết định cưỡng chế…
Do đây là dự án trọng điểm quốc
gia, có tầm quan trọng rất lớn nên
chủ đầu tư được Chính phủ, tỉnh Bà
Rịa-Vũng Tàu hết sức quan tâm, hỗ
trợ kịp thời. Từ đó tạo điều kiện gỡ
vướng những khó khăn để triển khai
xây dựng dự án, trong đó có vấn
đề xây dựng nhà ở tạm cho công
nhân dự án.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV,
tại xã Long Sơn, TP Vũng Tàu mà
cụ thể khu vực quanh dự án hóa dầu
miền Nam, tỉ lệ quỹ đất quy hoạch
đất ở có thể xây dựng nhà ở, lán trại
phục vụ cho dự án là rất thấp.
Được biết, cuối tháng 4-2020, Sở
Xây dựng tỉnhBàRịa-VũngTàu cũng
đã kiến nghị, đề xuất UBND tỉnh bố
trí khu vực xây dựng công trình tạm
phục vụ dự án hóa dầu miền Nam.
Ông Mai Trung Hưng, Phó Giám
đốc Sở Xây dựng tỉnh Bà Rịa-Vũng
Tàu, cho biết thêm: TPVũng Tàu xử
lý, siết chặt việc xây dựng tạm ở đây
là đúng. Phải ngăn chặn tình trạng
một số cá nhân lợi dụng dự án để xây
nhà trái phép không dùng vào mục
đích phục vụ dự án. Còn để dự án
triển khai thuận lợi, Sở Xây dựng và
TP Vũng Tàu khảo sát kỹ và có đề
xuất cụ thể vị trí được xây dựng tạm,
kèm theo nhiều quy định chặt chẽ.
Cụ thể, khu vực bố trí xây dựng
công trình tạm nằm hai bên đường
trục chính vào KCN dầu khí Long
Sơn. Điểm đầu là khu vực chân núi
Nứa, điểm cuối là khu vực đoạn cuối
đường vào KCN dầu khí Long Sơn
(cuối dự án hóa dầu).•
Hóa dầu miền Nam là
dự án trọng điểm quốc
gia, có tầm quan trọng
nên chủ đầu tư được
Chính phủ, tỉnh Bà Rịa-
Vũng Tàu luôn quan
tâm, hỗ trợ kịp thời.
Dỡ bỏ giãn cách trên các phương tiện
vận tải hành khách
Bộ GTVT vừa gửi văn bản hỏa tốc tới Tổng cục Đường
bộ Việt Nam (VN), Cục Hàng không VN, Đường sắt VN,
Hàng hải VN, Đường thủy nội địa VN và Sở GTVT các
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Theo Bộ GTVT, tình hình dịch COVID-19 ở VN cơ bản
được kiểm soát, nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng đã giảm
(20 ngày qua VN không có ca nhiễm mới trong cộng đồng).
Do đó, nhằm tháo gỡ khó khăn, khắc phục hoạt động sản
xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải, Bộ GTVT
thông báo tới các đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện dỡ bỏ
toàn bộ quy định về giãn cách hành khách trên các phương
tiện vận tải hành khách (xe buýt, taxi, xe chở khách, tàu
hỏa, máy bay, tàu thủy...).
Thời gian áp dụng từ hôm nay (7-5).
Tuy nhiên, hành khách tiếp tục thực hiện nghiêm các biện
pháp đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 như đeo khẩu
trang đúng cách tại các khu vực công cộng (nhà ga, bến
tàu, bến xe...), trên phương tiện trong suốt hành trình. Đồng
thời thực hiện khai báo y tế, thường xuyên rửa tay bằng xà
phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, kiểm tra thân nhiệt…
ĐÀO TRANG - VIẾT LONG
Sân bay Tân Sơn Nhất nhộn nhịp trở lại
Cục Hàng không Việt Nam vừa thông báo tới các hãng
hàng không trong nước việc bãi bỏ quy định giới hạn về
giãn cách ghế ngồi cũng như số khách chuyên chở 80% trên
máy bay. Ngoài ra, việc hạn chế số lượng chuyến bay trên
các đường bay Hà Nội/TP.HCM/Đà Nẵng cũng sẽ được dỡ
bỏ theo thời hạn trên.
Cục Hàng không cũng đề nghị các hãng hàng không gửi đơn
đề nghị cấp phép bay để cơ quan này xem xét, cấp phép bay
theo slot (cất, hạ cánh) giai đoạn lịch bay mùa đông 2019/2020.
Quyết định này sẽ được thực hiện từ 0 giờ hôm nay (7-5).
Theo ghi nhận của PV, kể từ lễ 30-4 đến nay, lượng khách
thông qua Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất bắt đầu
nhộn nhịp trở lại. Tần suất khai thác các chuyến bay xuất
phát từ TP.HCM đi các tỉnh, thành và ngược lại tăng nhanh.
Hành khách đi/đến sân bay Tân Sơn Nhất ghi nhận trong
ngày 6-5 rất đông đúc cả chiều đi/đến. 
Theo đó, số lượng phương tiện vào/ra khu Cảng hàng
không quốc tế Tân Sơn Nhất đưa/đón khách cũng bận rộn trở
lại. Trước đó, Cục Hàng không kiến nghị Bộ GTVT cho phép
dỡ bỏ toàn bộ quy định về giãn cách chỗ ngồi trên máy bay.
Đồng thời, cho phép các hãng hàng không được vận chuyển
hành khách theo cấu hình của máy bay kể từ 0 giờ ngày 5-5.
Cục Hàng không cũng kiến nghị Bộ GTVT điều chỉnh
thời gian áp dụng quy định về phân bổ tần suất trên các
đường bay nội địa.
Từ ngày 5-5, đường bay Hà Nội - TP.HCM tổng tần suất
52 chuyến bay (khứ hồi)/ngày. Đường bay Hà Nội - Đà
Nẵng tổng tần suất 20 chuyến bay (khứ hồi)/ngày. Đường
bay TP.HCM - Đà Nẵng tổng tần suất 20 chuyến bay (khứ
hồi)/ngày. Các đường bay khác theo nhu cầu của hãng hàng
không.
PHONG ĐIỀN
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook