113-2020 - page 3

3
quản lý hành chính nhà nước.
Trong khi đó, ý kiến thứ
hai lại đề nghị cần quy định
đây là biện pháp ngăn chặn và
bảo đảm xử lý VPHC… Dự
thảo luật đang thể hiện theo
loại ý kiến thứ nhất.
Thể hiện ý kiến của cơ quan
thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban
Pháp luật Hoàng Thanh Tùng
cho biết nhiều ý kiến trong cơ
quan này tán thành với loại ý
kiến thứ hai. Trong đó điện,
nước được sử dụng làm công
cụ, phương tiệnVPHC. “Quy
định như vậy là bảo đảmđúng
bản chất của biện pháp, tương
xứng với hành vi vi phạm,
tương tự như việc tạm giữ
tang vật, phương tiện, giấy
phép, chứng chỉ hành nghề
theo thủ tục hành chính” - ông
Tùng nói.
Ông Tùng cũng cho biết
một số ý kiến trong ủy ban
tán thành bổ sung biện pháp
này là biện pháp cưỡng chế
thi hành quyết định xử phạt
VPHC. Tuy nhiên, ý kiến này
đề nghị thu hẹp trường hợp áp
dụng theo hướng chỉ áp dụng
biện pháp này để cưỡng chế
thi hành quyết định xử phạt
VPHC bằng hình thức đình
chỉ hoạt động có thời hạn.
Cân nhắc đưa người
dưới 18 tuổi bị nghiện
đi giáo dưỡng
Vấn đề thứ hai Chính phủ
xin ý kiến liên quan đến việc
áp dụng biện pháp xử lý hành
chính đối với người từ đủ 12
tuổi đến dưới 18 tuổi có hành
vi sử dụng trái phép chất ma
túy, nghiện ma túy.
Theo bộ trưởngBộTưpháp,
vấn đề này cũng có hai loại
ý kiến khác nhau. Ý kiến thứ
nhất cho rằng việc quy định
áp dụng các biện pháp xử lý
hành chính đối với người từ
đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi
có hành vi sử dụng trái phép
chất ma túy và nghiện ma
túy nhằm tăng cường quản
lý nhà nước về an ninh trật
tự, an toàn xã hội khi việc
sử dụng ma túy tổng hợp tại
Việt Nam đang có xu hướng
ngày càng tăng và khó kiểm
soát. Dự thảo đang thể hiện
theo loại ý kiến này.
Tờ trình của Chính phủ cho
rằng đây là những biện pháp
phòng ngừa sớm với những
đặc thù riêng, thể hiện tính
nhân văn. Đồng thời cũng
phù hợp với nguyên tắc bảo
đảm lợi ích tốt nhất cho trẻ
em theo các điều ước quốc tế
mà Việt Nam là thành viên.
Đặc biệt, với người từ
đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi
nghiện ma túy nên quy định
thống nhất doTANDxemxét,
quyết định áp dụng biện pháp
đưa vào trường giáo dưỡng
(nếu không có nơi cư trú ổn
định). Hoặc xử lýVPHC giáo
dục dựa vào cộng đồng (nếu
có nơi cư trú ổn định và đáp
ứng một số điều kiện theo
quy định).
Trong khi đó, loại ý kiến
thứ hai đề nghị
cân nhắc
thận trọng” khi bổ sung quy
định trên, do chưa phù hợp
với nguyên tắc bảo đảm lợi
ích tốt nhất cho trẻ em theo
các điều ước quốc tế mà Việt
Nam là thành viên. Ýkiến này
cho rằng mục đích áp dụng
chế tài đối với người chưa
thành niên là nhằm giáo dục,
phòng ngừa, chứ không phải
là trừng phạt. Nếu chú trọng
mục đích trừng phạt đối với
đối tượng này thì khả năng
phục hồi, sửa chữa vi phạm
của các em sẽ rất khó đạt
được…
Do vậy, đối với đối tượng
này, có thể tiếp tục thực hiện
theo cơ chế chủ tịch UBND
cấp huyện xem xét, quyết
định áp dụng biện pháp cai
nghiện bắt buộc để đưa đối
tượng này vào điều trị, cai
nghiện ma túy trong khu vực
dành riêng trong cơ sở cai
nghiện bắt buộc. Đây là biện
pháp được quy định tại Luật
Phòng, chống ma túy hiện
hành, không coi là bị áp dụng
biện pháp xử lý hành chính.•
ĐỨCMINH- TRỌNGPHÚ
C
hiều 22-5, Quốc hội đã
nghe tờ trình và báo cáo
thẩm tra dự án Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của
LuậtXử lývi phạmhành chính
(VPHC). Báo cáo trước Quốc
hội, Bộ trưởng Bộ Tư pháp
Lê Thành Long cho hay dự
thảo Luật sửa đổi, bổ sung
nội dung của 61/142 điều,
sửa kỹ thuật 9/142 điều, bổ
sung mới ba điều và bãi bỏ
nội dung liên quan đến năm
điều của Luật Xử lý VPHC.
Đáng chú ý, cơ quan soạn
thảo đề xuất tăngmức phạt tối
đa trong một số lĩnh vực như
giao thông đường bộ, thủy lợi,
kinh doanh bất động sản…
Cưỡng chế hay biện
pháp ngăn chặn?
Theo tờ trình, Chính phủ đề
nghị bổ sung quy định “ngừng
cung cấp các dịch vụ điện,
nước tại địa điểm vi phạm
đối với cá nhân, tổ chức vi
phạm trong xây dựng công
trình, sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ”.
Bộ trưởng Lê Thành Long
cho hay vấn đề này đang có
hai luồng ý kiến khác nhau.
Ý kiến thứ nhất cho rằng cần
quy định đây là biện pháp
cưỡng chế thi hành quyết
định xử phạt VPHC. Việc
bổ sung biện pháp này sẽ
góp phần tăng thêm công cụ
mang tính mệnh lệnh, phục
tùng thể hiện quyền lực nhà
nước, áp dụng trực tiếp với
các cá nhân, tổ chức có hành
vi VPHC không tự nguyện
chấp hành quyết định xử phạt.
Điều này giúp ngăn chặn tối
đa việc tiếp tục thực hiện
hành vi vi phạm, thiết lập lại
trật tự quản lý nhà nước đã
bị xâm hại, bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của cá nhân,
cơ quan, tổ chức có liên quan
và bảo đảm trật tự, kỷ cương
Theo tờ trình, Chính
phủ đề nghị bổ sung
quy định “ngừng
cung cấp các dịch
vụ điện, nước tại
địa điểm vi phạm
đối với cá nhân, tổ
chức vi phạm trong
xây dựng công
trình, sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ”.
Một công trình vi phạmở phườngHiệp Bình Chánh (quận ThủĐức, TP.HCM) bị tháo dỡ
ngay sau khi báo chí phản ánh vào năm2019. Ảnh: THANHTUYỀN
nước phải quản lý chặt chẽ” - ông Nghĩa nói.
Từ cách tiếp cận trên, ông Nghĩa cho rằng “rất cần một
cuộc tổng rà soát của Bộ Quốc phòng và cơ quan chức
năng liên quan về hoạt động của các doanh nghiệp có yếu
tố nước ngoài ở khu vực biên giới, bao gồm việc đầu tư
mua bán đất”.
Trước việc TP Đà Nẵng khẳng định thực hiện đúng
Luật Đất đai, không giao đất, cho thuê đất và cho phép
nhận quyền sử dụng đất đối với các cá nhân là người nước
ngoài, Thiếu tướng Nghĩa phân tích: “Chúng ta cấm người
nước ngoài mua đất tại Việt Nam, chỉ được mua nhà
nhưng nhà đầu tư Trung Quốc mua cổ phần doanh nghiệp
trong nước không thể hiện bằng đất mà thể hiện bằng giá
trị vốn nên họ chỉ tuân thủ các quy định về mua bán phần
vốn doanh nghiệp”.
“Tôi có nghe một số người Trung Quốc thành lập công
ty, góp cổ phần hoặc nhờ người Việt đứng tên để đầu tư
đất ở các vị trí trọng yếu ven biển” - ông Nghĩa nói. 
ĐỨC MINH
Côngtrìnhviphạmsẽbị
ngừng cấp điện, nước
Quy địnhngừng cấp điện, nước nhằmngăn chặn tối đa việc tiếp tục thực
hiện hành vi vi phạm, thiết lập lại trật tự quản lý nhà nước đã bị xâmhại.
QUỐC HỘI KHÓA XIV
ThứBảy23-5-2020
Vănbảnhướngdẫn
luật chậmbanhành,
phải chế tài
Chiều 22-5, Quốc hội (QH) thảo luận cho ý
kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Một trong những vấn đề được nhiều đại biểu
(ĐB) quan tâm là có nên yêu cầu trong hồ sơ dự
án luật phải bao gồm cả dự thảo văn bản hướng
dẫn thi hành (nghị định, thông tư) như quy định
hiện hành hay không.
Thường trực Ủy ban Tư pháp Nguyễn Thị
Thủy (ĐBQH tỉnh Bắc Kạn) cho hay: Qua rà soát
65 báo cáo thẩm tra đối với 65 dự án luật trình
QH từ đầu nhiệm kỳ đến nay cho kết quả 61/65
báo cáo thẩm tra chỉ nhận xét hồ sơ dự án luật có
đủ hoặc chưa đủ, tức là chỉ nhận xét về mặt số
lượng. 3/65 báo cáo thẩm tra nêu chung là “cần
tiếp tục hoàn thiện dự thảo văn bản hướng dẫn”
nhưng lại không nêu cụ thể cần hoàn thiện nội
dung nào. Chỉ có 1/65 báo cáo thẩm tra có đánh
giá tương đối cụ thể về nội dung dự thảo văn bản
hướng dẫn. “Quy định như luật hiện hành có thể
dẫn tới lãng phí nhân lực, vật lực” - bà Thủy nói.
Báo cáo giải trình, tiếp thu của Ủy ban Pháp
luật cho rằng cần giữ quy định hiện hành để
tăng cường kỷ cương, kỷ luật và khắc phục tình
trạng chậm trễ ban hành văn bản hướng dẫn. Tuy
nhiên, bà Thủy khẳng định thực tế có nhiều văn
bản hướng dẫn thi hành chậm được ban hành
nhưng rất ít công chức bị xử lý trách nhiệm. Mặc
dù luật hiện hành đã quy định rõ trường hợp dự
thảo văn bản không bảo đảm chất lượng, chậm
tiến độ thì người đứng đầu cơ quan chủ trì soạn
thảo phải chịu trách nhiệm. Từ đó, tùy theo mức
độ mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về
cán bộ, công chức và các pháp luật khác có liên
quan.
“Nếu chúng ta thực hiện nghiêm chế tài này sẽ
khắc phục đáng kể việc chậm ban hành văn bản
hướng dẫn, thay vì yêu cầu phải xây dựng song
song văn bản hướng dẫn để gửi kèm hồ sơ dự án
luật” - vẫn lời bà Thủy.
ĐỨC MINH - TRỌNG PHÚ
Ủy ban Pháp luật yêu cầu cân nhắc
thận trọng
Ủy ban Pháp luật tán thành cần nghiên cứu sửa đổi các
quy định về cai nghiện bắt buộc đối với người chưa thành
niên. Tuy nhiên, quy định ở văn bản luật nào và bằng hình
thức gì cần được cân nhắc thận trọng. Cơ quan này đề nghị
Chính phủ tổng kết thực tiễn, đánh giá toàn diện hiệu quả
của các biệnpháp, hình thức cai nghiệnđối với người nghiện
ma túy dưới 18 tuổi, làm rõ nguyên nhân của những vướng
mắc trong việc đưa đối tượng này vào cơ sở cai nghiện bắt
buộc dành riêng theo quy định của Luật Phòng, chống ma
túy hiện hành. Từ đó đề xuất sửa đổi các quy định của luật
này mà không thay thế bằng biện pháp xử lý hành chính
đưa vào trường giáo dưỡng như quy định của dự thảo luật.
Ông
HOÀNG THANH TÙNG
,
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật
Học Bác cách làm luật trực tiếp
đi vào cuộc sống
Tại phiên thảo luận, Ủy viên thường trực Ủy ban
Tài chính - Ngân sách Lê Thanh Vân (ĐBQH tỉnh Cà
Mau) kể câu chuyện: Cách đây 100 năm, trong bản
yêu sách támđiều gửi đến hội nghịVersailles, nhà yêu
nước Nguyễn Ái Quốc đã kiến nghị thực hiện chế độ
ban hành pháp luật thay cho sắc lệnh. “Tư tưởng rất
lớn này thể hiện ở việc các đạo luật phải làm sao trực
tiếp đi vào cuộc sống, hạn chế tối đa các văn bản dưới
luật” - ĐB Vân nói.
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook