130-2020 - page 12

12
Đời sống xã hội -
ThứSáu12-6-2020
GIANGHI
V
ừa qua, một sự việc
rúng động thương tâm
xảy ra trên địa bàn tỉnh
NghệAn. Bé trai HVĐ (năm
tuổi) được gia đình trình báo
mất tích. Tuy nhiên, sau hai
ngày tìm kiếm, gia đình bàng
hoàng phát hiện bé bị trói tay
và tử vong trong rừng.
Nhiều trẻ bị ảnh
hưởng tâm lý do game
Qua điều tra, lực lượng chức
năng xác định và bắt giữ nghi
canĐàoNgọcHoàng (17 tuổi),
sống cách nhà bé trai khoảng
300 m. Theo lời khai ban đầu,
nam sinh này đã đưa bé Đ.
vào rừng giấu để sau này đi
tìm chuộc công. Điểm đáng
chú ý là trò chơi trốn tìm này
nghi can khai học theo trong
game. Tại lớp học, nghi can
được cô giáo cho biết có học
lực trung bình nhưng có biểu
hiện nghiện game online.
Tìm hiểu tại Khoa tâm lý
BV Nhi đồng 1 (TP.HCM),
có không ít các trường hợp
đi khám vì các biểu hiện tâm
lý có liên quan đến trò chơi
điện tử.
ThS tâm lý lâm sàngHoàng
Dương chia sẻ gần đây nhất,
ông tiếp nhận một trường
hợp bé trai (12 tuổi) được
cha mẹ đưa đến khám vì lý
do thiếu kiềm chế, lịch sự
khi tiếp xúc với người thân,
bạn bè, thường xuyên dùng
tiếng lóng, chửi thề. Sự việc
lên đến đỉnh điểm khi em bị
một số bạn học chặn đường
đánh. Tìm hiểu nguyên nhân
thì được biết em tham gia
một trò chơi game online. Do
người chơi cùng trong game
làm cả hai thua cuộc nên em
đã dùng lời lẽ thóa mạ nặng
nề với bạn này.
trong tương lai. Sự phát triển
phải thông qua quá trình học
tập, tương tác trong xã hội,
từ đó góp phần hình thành,
điều chỉnh tính cách, hành
vi. Một khi trẻ dành quá
nhiều thời gian cho game sẽ
không có cơ hội tương tác
cần thiết trong cuộc sống.
Các em sẽ mất dần vai trò
trải nghiệm cuộc sống, mở
rộng mối quan hệ và rất khó
để hòa nhập xã hội sau này.
Việc hạn chế giao tiếp sẽ
làm cho trẻ phát triển cảm
xúc kém, mất dần tính nhạy
bén trong giao tiếp, cư xử xã
hội, kiểm soát cảm xúc kém.
ThS Hoàng Dương khuyên
phụ huynh nên kiểm soát
nội dung và thời lượng chơi
game của con, không để trẻ
lệ thuộc vào thiết bị điện tử
nói chung và trò chơi trong
game nói riêng.
“Biểu hiện của trẻ nghiện
game là chơi trò chơi điện
tử nhiều giờ, không những
ban ngày mà thậm chí thâu
đêm suốt sáng. Trẻ rất khó
để dứt ra được trò chơi, kể cả
có sự can thiệp của cha mẹ,
thậm chí cha mẹ có la mắng
đi chăng nữa. Thứ ba là trẻ
có biểu hiện, hành vi ứng xử
khác thường trong phạm vi
gia đình, chẳng hạn như dùng
ngôn ngữ khó hiểu, khó kiểm
soát cảm xúc, dễ nóng giận,
bực bội, mệt mỏi... Do chơi
game mất nhiều thời gian nên
trẻ cũng bỏ bê việc ăn uống,
ngủ nghỉ làm ảnh hưởng
đến thể chất” - ThS Hoàng
Dương nêu.•
Chơi game đến mức nhập
vai: Đừng để quá muộn
Không ít trẻ
chơi game
vàmuốn
hóa thân vào
nhân vật,
không phân
biệt được đâu
là đời thực và
đâu là game.
Hệ lụy nguy hiểm
Một hệ lụy nguy hiểm của
việc chơi game nhiều là các em
có thể bị lệ thuộc vào các chất
kích thích như chơi quá mệt,
các emsẽ tìmuống cà phê, hút
thuốc lá và thậmchí là các chất
ma túy để đủ sức “cày” game.
Tiêu điểm
Thời gian chơi game bao lâu
trong ngày là đủ?
Để bố trí thời gian hợp lý cho con chơi game nhằmmục
đích giải trí, ThS Hoàng Dương gợi ý đối với trẻ dưới ba tuổi,
không nên cho trẻ chơi game và xem các game trên điện
thoại. Trên ba tuổi, có thể cho trẻ chơi các trò chơi đơn giản,
kích thích trí não như tìm hình, tìm chữ.
Tổng cộng thời lượng trong ngày không quá một tiếng
đồng hồ, có thể chia làm nhiều khung giờ chơi. Đối với trẻ
lớn hơn nữa, nếu thấy trẻ chơi hơn hai tiếng tổng cộng
trong một ngày là phải báo động thời gian chơi quá nhiều.
ThSHoàngDương tư vấn chomột phụ huynh và học sinh về việc bố trí thời gian khi chơi game online.
Ảnh: GN
Một trường hợp khác, đang
là học sinh cấp 2 chuyển tiếp
lên cấp 3, bắt đầu chơi game
online từ hè năm lớp 8. Ban
đầu, em chơi có chừng mực
nhưng càng về sau chơi không
kiểm soát và lấy trộm tiền để
nâng cấp trò chơi trong game.
Mỗi lần nhân vật trong game
gặp chuyện gì không vừa ý
hoặc thua cuộc là em thường
cau có, bực bội, thậm chí nổi
cơn tam bành đập điện thoại.
Cha mẹ em cho biết đã phải
sắm mới vài cái điện thoại
cho em.
Kiểm soát nội dung
và cho chơi có
thời lượng
Theo ThS Hoàng Dương,
Khoa tâm lý BV Nhi đồng
1, khoa tiếp nhận nhiều đối
tượng thanh thiếu nhi nhưng
đến khám vì lý do nghiện
game không nhiều. Tuy nhiên,
trong quá trình thăm khám,
có nhiều trẻ được phụ huynh
đưa tới do bất ổn tâm lý liên
quan đến trò chơi điện tử khá
cao. Các emđa phần được đưa
Việc hạn chế giao tiếp
sẽ làm cho trẻ phát
triển cảm xúc kém,
mất dần tính nhạy
bén trong giao tiếp,
cư xử xã hội, kiểm
soát cảm xúc kém.
đến khám vì lý do khó chịu,
cau có, có hành xử hỗn hào
với người lớn. Tìm hiểu sâu
xa thì ra các em chơi game và
quen với kiểu hành xử thiếu
kiểm soát trong game dẫn
đến trục trặc trong các mối
quan hệ ở đời thực.
ThS Hoàng Dương phân
tích hiện nay, các game có
xu hướng bạo lực, hành động
thiết kế ngày càng hấp dẫn tạo
cảm giác như đời thực. Khi
được đắm chìm sảng khoái
trong những nhân vật và lặp
lại liên tục các hành động
trong game, có cơ hội được
thể hiện bản thân, vô tình từ
từ các em sẽ hình thành kiểu
hành vi bắt chước như trong
game. Ra đời, các em cũng
thích vận dụng những hành vi
này thì lại không phù hợp, dễ
dẫn đến mâu thuẫn với thành
viên trong gia đình, bạn bè,
thầy cô...
Ở độ tuổi thanh thiếu nhi,
các em có quá trình phát
triển nhanh, giai đoạn này
rất quan trọng và cần thiết
cho sự hình thành nhân cách
Bệnh nhân 91 ra ngoài phơi nắng,
dự kiến sớm cai máy thở
Ngày 11-6, thông tin tình hình sức khỏe mới nhất của
bệnh nhân (BN) 91, BV Chợ Rẫy cho biết sau một tuần
cai ECMO, sức khỏe BN tốt lên từng ngày. 
Về nhiễm trùng ở phổi do virus Burkholderia
cenocepacia và Ralstonia Pickettii, mẫu cấy đàm gần nhất
của BN đã âm tính. Trong hai ngày qua, BN được tập bỏ
máy thở ngắt quãng và thời gian bỏ máy thở đang tăng
dần. BN không còn sốt, thở chậm hơn với lượng ôxy cung
cấp chỉ 3 lít/phút.
BN hiện tại đã tỉnh táo hoàn toàn, có thể nhớ cả mật
khẩu của điện thoại và iPad của mình. Hai chi trên đang
dần hồi phục về mức bình thường, có thể cầm bút viết lên
bảng và sử dụng được điện thoại. Sức cơ hai chân cũng
cải thiện 3/5 từ mức 1/5 của một tuần trước đó. BN cũng
có thể ngồi được trên xe lăn với sự trợ giúp của nhân viên
y tế để phơi nắng mỗi sáng.
Về kế hoạch điều trị tiếp theo, các bác sĩ cho biết sẽ
ngưng kháng sinh khi đã đủ liều, tiếp tục tập bỏ máy thở,
tiếp tục dinh dưỡng đầy đủ, tập vận động phục hồi chức
năng tích cực, phòng ngừa các nguy cơ nhiễm trùng mới.
Sau cùng, đánh giá việc rút cannule mở khí quản sau khi đã
bỏ được máy thở để BN có thể giao tiếp trở lại bằng lời nói.
Với sự tiến bộ hiện tại của BN, các bác sĩ đánh giá có
thể thời gian cần cho việc bỏ hoàn toàn được máy thở sẽ
ngắn hơn như tiên lượng trước đó.
HOÀNG LAN
Người đi chung bệnh nhân 332
không trốn cách ly
Trưa 11-6, ông Đoàn Tấn Bửu, Phó Chủ tịch UBND
tỉnh Đồng Tháp, cho biết không có việc người tiếp xúc
với bệnh nhân (BN) COVID-19 số 332 trốn cách ly trên
địa bàn.
Trước đó, có thông tin cho rằng ông VVP đi chung ghe
với BN332 từ Campuchia về nhưng trốn cách ly, trở về
nhà ở xã Thường Phước (huyện Hồng Ngự) và tiếp xúc
với nhiều người khác.
Sáng nay, ông Bửu cùng Ban chỉ đạo phòng, chống
dịch COVID-19 tỉnh đã trực tiếp làm việc với ngành chức
năng huyện Hồng Ngự. Kết quả xác minh cho thấy ông P.
là người ở Việt Nam, không đi chung ghe với BN332 từ
Campuchia về.
“Ông P. có gặp và tiếp xúc với BN332 ở trạm biên
phòng cửa khẩu quốc tế Thường Phước khoảng 30 phút.
Lúc đó ông có đeo khẩu trang theo yêu cầu của trạm biên
phòng. Hiện ngành chức năng đã cách ly ông P. và những
người có tiếp xúc, đồng thời lấy mẫu xét nghiệm theo quy
định” - ông Bửu cho biết.
Trước đó, BN332 trở về từ Campuchia và được đưa đi
cách ly tập trung ngay sau nhập cảnh. Cách ly được 13
ngày thì BN có kết quả xét nghiệm dương tính với virus
SARS-CoV-2 và được cách ly theo dõi tại khu cách ly
Trung tâm Y tế huyện Hồng Ngự.
Qua rà soát có tổng cộng 80 người tiếp xúc với BN332.
Những người này đang được theo dõi sức khỏe và lấy
mẫu xét nghiệm theo quy định.
HẢI DƯƠNG
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook