130-2020 - page 3

3
Thời sự -
ThứSáu 12-6-2020
CHÂNLUẬN-ĐỨCMINH-
TRỌNGPHÚ
,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
N
gày 11-6, thừa ủy quyền
của Thủ tướng, Bộ
trưởng Bộ Tài chính
Đinh Tiến Dũng đã trình
bày dự thảo nghị quyết của
Quốc hội về giảm thuế thu
nhập doanh nghiệp (DN)
phải nộp của năm 2020 đối
với DN, hợp tác xã, đơn vị
sự nghiệp và tổ chức khác.
Sớm cứu doanh nghiệp
nhỏ và vừa
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng
cho biết đề xuất áp dụng chính
sách giảm thuế đối với DN có
quymô nhỏ dựa trên tính toán
về khả năng, điều kiện ngân
sách nhà nước trong bối cảnh
sau dịch. Theo ước tính, việc
giảm 30% thuế thu nhập DN
với DN có quy mô nhỏ sẽ
làm giảm thu ngân sách nhà
nước khoảng 15.840 tỉ đồng.
Nếu tiếp tục mở rộng giảm
thuế cho cả DN có quy mô
vừa có thể làm giảm thu ngân
sách nhà nước khoảng 22.440
tỉ đồng.
15.800 tỉ đồng. “Thực chất
đây không phải là mất mà là
giảm thuế cho những người
có lãi. Bởi có nhiều DN đang
tồn tại nhưng không có lãi,
DN có lãi rất ít, nên cần phải
có chính sách hỗ trợ cho DN
không có lãi” - ĐB Thân nói.
Từ đó, ông Thân đề nghị
dựa vào tiêu chí về DNnhỏ và
vừa đã được xác định và giảm
thuế cho toàn bộ DN nhỏ và
vừa chứ không nên lựa chọn
cácDN theo hai tiêu chí “cùng
dưới” nêu trên. “Tinh thần là
nuôi dưỡng nguồn thu, chứ
không phải tư duy mất hơn
15.800 tỉ đồng ngân sách và
cần tránh tâm lý sợ phải hỗ
trợ nhiều hơn cho DN lớn. Vì
lẽ, hỗ trợ cho DN lớn sẽ làm
lan tỏa lớn hơn, công bằng
hơn” - ĐB Thân đề nghị.
Nên hỗ trợ cả
doanh nghiệp lớn
ĐBPhạmĐìnhToản (Hưng
Yên) cho rằngdịchCOVID-19
mà cần nghiên cứu để thực
hiện giảm thuế cho tất cả DN
gặp khó khăn do dịch bệnh”.
ĐB Trần Hoàng Ngân (TP.
HCM) bày tỏ sự đồng tình
với việc phải giảm thuế thu
nhập cho các DN. Tuy nhiên,
ông băn khoăn nếu chỉ giảm
thuế cho các DN có doanh
thu dưới 50 tỉ đồng và dưới
100 người lao động đóng
bảo hiểm xã hội. “DN có
doanh thu trên 50 tỉ đồng và
có trên 100 người lao động
thì họ gặp khó khăn nhiều
hơn các DN theo hai tiêu chí
“cùng dưới” (thuyền to, sóng
lớn mà) nhưng họ lại không
được giảm thuế thu nhập DN
thì là điều đáng tiếc” - ĐB
Trần Hoàng Ngân nói.
ĐB Trần Thị Diệu Thúy,
Chủ tịch Liên đoàn Lao động
TP.HCM, nói nếu theo tiêu
tiêu chí như dự thảo thì các
DN trên địa bàn TP.HCMnói
chung và cả nước sẽ rất khó
tiếp cận được nguồn hỗ trợ.
Nếu số lượng người lao động
mất việc tăng lên từ nay đến
cuối năm, quan hệ giữa người
lao động và DN sẽ phức tạp
thì các chính sách của Chính
phủ vẫn chỉ ở mức độ “động
viên” các DN thôi.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng
Đinh Tiến Dũng, việc đề xuất
giảm thuế đối với DN có quy
mô nhỏ “có doanh thu năm
2020 không quá 50 tỉ đồng
và có số lao động tham gia
bảo hiểm xã hội bình quân
năm 2020 không quá 100
người” nhằm đảm bảo phát
huy hiệu quả của chính sách
hỗ trợ và tránh tình trạng ưu
đãi dàn trải.
Vẫn theo Bộ trưởng Dũng,
nếu việc giảm thuế áp dụng
cho toàn bộ DN tại Việt Nam
thì sẽ không mang ý nghĩa,
mục tiêu: Ưu tiên phát triển
DN nhỏ và vừa. Từ đó có thể
dẫn đến sự cạnh tranh không
bình đẳng giữa các loại hình
DN vừa, nhỏ và lớn.•
Bộ trưởng Bộ Tài chínhĐinh TiếnDũng tại cuộc họp ngày 11-6. Ảnh: Quochoi.vn
Sáng 11-6, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Bảo
vệ môi trường sửa đổi. Đây là dự luật đang được kỳ họp
thứ 9, Quốc hội khóa XIV cho ý kiến lần đầu, dự kiến
thông qua vào kỳ họp thứ 10 (tháng 10-2020).
Phát biểu tại thảo luận tổ, Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc khẳng định vấn đề môi trường là thách thức không
chỉ ở Việt Nam mà cả toàn cầu. “Hơn lúc nào hết phải
cương quyết bảo vệ cuộc sống bình yên cho người dân,
trong đó phải quán triệt bảo vệ môi trường. Nếu coi trọng
phát triển kinh tế mà xem nhẹ bảo vệ môi trường là sai
lầm. Sự cương quyết đó phải thể hiện qua đường lối,
chính sách, luật pháp, ứng xử và tư duy” - Thủ tướng nói.
Dẫn chứng hiệu quả từ Luật Phòng, chống tác hại của
rượu, bia và Nghị định 100 cụ thể hóa các quy định của
luật, Thủ tướng đặt vấn đề nên chăng cần có một nghị
định tương tự với chế tài nghiêm khắc bên cạnh công
tác tư tưởng, vận động, tuyên truyền giáo dục cũng như
khuyến khích áp dụng công nghệ trong sản xuất, xử lý rác
thải để bảo vệ môi trường. “Tình hình uống rượu lái xe,
tai nạn giao thông do uống rượu, bia giảm hẳn. Phải rút ví
bỏ ra hàng chục triệu đồng nộp phạt mới nâng cao ý thức.
Chúng ta không có chế tài nghiêm thì nói mãi cũng nhờn”
- Thủ tướng nhấn mạnh.
Người đứng đầu Chính phủ cũng đề nghị luật phải làm rõ
hơn vai trò quản lý nhà nước cũng như chức năng của các
bộ, ngành, không thể một bộ “vừa đá bóng vừa thổi còi”.
Cùng quan điểm này, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm
(TP.HCM) cho rằng phải xử thật nghiêm minh đối với
những doanh nghiệp có hệ thống xử lý môi trường nhưng
vẫn lắp đặt riêng hệ thống để xả thải thẳng ra môi trường
nhằm đối phó với cơ quan chức năng. “Phải có mức xử
phạt thật nghiêm, xử phạt cao gấp nhiều lần so với mức
lợi nhuận họ đạt được, để họ nghĩ tới mức phạt đó thôi đã
không dám vi phạm rồi. Còn mình phạt để họ tính toán
lời được bao nhiêu, phải nộp phạt bao nhiêu thì họ sẽ ung
dung vi phạm” - bà Tâm nói.
Thay mặt cho cơ quan soạn thảo dự luật, Bộ trưởng
TN&MT Trần Hồng Hà cho biết quan điểm xây dựng luật
đặt nguyên tắc hàng đầu là người Việt Nam phải được quyền
sống trong môi trường trong lành. Theo đó, dự luật đã đưa
ra các tiêu chí, quy chuẩn về môi trường tương đương với
các nước phát triển, yêu cầu các công nghệ sản xuất đáp ứng
được các tiêu chuẩn này mới được vào Việt Nam.
Cũng theo ông Hà, một trong những chính sách mới
được dự luật đưa ra là kiểm soát chặt chẽ các dự án, cơ sở
sản xuất ở nhóm gây ô nhiễm và có nguy cơ ô nhiễm cao,
thay vì kiểm soát môi trường theo kiểu “cào bằng” như
luật hiện hành. “Sau sự cố Formosa, chúng tôi đã khoanh
vùng 17 nhóm ngành, lĩnh vực sản xuất tổng lượng thải
lớn, nguy cơ ô nhiễm môi trường cao để siết chặt quản lý
về môi trường” - Bộ trưởng Hà cho biết.
TRỌNG PHÚ
Giảm thuế cho doanh nghiệp là
nuôi dưỡng nguồn thu
Cơ quan soạn thảo nói giảm thuế sẽ làmgiảm thu cho ngân sách. Còn các đại biểuQuốc hội thì nói
giảm thuế để nuôi nguồn thu, vực dậy doanh nghiệp sau dịch thì ngân sách chẳngmất đi đâu.
Thủ tướng: Xemnhẹ bảo vệmôi trường là sai lầm
Đại biểu (ĐB) NguyễnVăn
Thân(TháiBình),ChủtịchHiệp
hội DN nhỏ và vừaViệt Nam,
cho rằng: Việc giảm thuế cần
trúng, đúng đối tượng, đạt lợi
ích kinh tế - xã hội cao nhất
nhưng không làm ảnh hưởng
thu ngân sách nhà nước là rất.
khó, phức tạp. Vì lẽ, hai tiêu
chí đưa ra là phải “cùng dưới”
50 tỉ đồng và dưới 100 người
lao động là quá chặt chẽ, khó
thực hiện. ĐB Thân nêu: DN
nhỏ có doanh thu 50 tỉ đồng,
có trên 100 người lao động
nếu căn cứ theo hai tiêu chí
“cùng dưới” trên thì sẽ không
được giảm thuế thu nhập DN
là bất hợp lý.
ĐB Thân không đồng ý về
cơ sở nhận định củaChính phủ
là việc giảm thuế thu nhậpDN
sẽ làmgiảm thu ngân sách trên
không chỉ làm cho các DN
nhỏ bị ảnh hưởng mà cả các
DN vừa và lớn cũng bị tác
động. Từ đó, ĐB Toản đề
nghị hỗ trợ luôn cho cả DN
vừa chứ không chỉ DN nhỏ
để tạo đồng bộ và tối ưu cho
các DN cùng phát triển.
ĐB Hoàng Văn Hùng
(Thái Nguyên) nói: “Chỉ
giảm thuế cho DN nhỏ, còn
DN sử dụng nhiều lao động
không được xem xét thì tôi
cảm thấy hơi lạ. DN nhỏ và
vừa chiếm 97% được giảm
30% thuế, còn DN lớn chỉ
chiếm 3%, liệu có nên giảm
thuế 10% cho DN lớn để tạo
sự bình đẳng không? Vì DN
lớn tuy chiếm 3% nhưng
lại có lực lượng lao động
lớn, đóng góp lớn cho tăng
trưởng. Cho nên số DN này
cũng rất cần được sự hỗ trợ
giảm thuế”.
ĐBNguyễnVânChi (Nghệ
An) cũng cho rằng: “Không
nên phân biệt quy mô DN
Theo ước tính, việc
giảm 30% thuế thu
nhập DN với DN có
quy mô nhỏ sẽ làm
giảm thu ngân sách
nhà nước khoảng
15.840 tỉ đồng.
760.000
DN đang hoạt động, tính đến
cuối năm 2019. Trong đó, DN
có quy mô nhỏ và vừa chiếm
khoảng 97%.
Theo Bộ trưởng
ĐINH TIẾN DŨNG
Tiêu điểm
Không gây áp lực lớn cho ngân sách
ÔngNguyễnĐức Hải, Chủ nhiệmỦy banTài chính - Ngân
sách của Quốc hội, cho biết: Đa số ý kiến trong ủy ban này
nhất trí với tờ trình của Chính phủ về giảmsố thuế thu nhập
DN cho DN nhỏ ở mức 30% trên cơ sở hai tiêu chí: Doanh
thu dưới 50 tỉ đồng và có dưới 100 người lao động đóng
bảo hiểm xã hội. Đây là các đối tượng gặp nhiều khó khăn
nhất do ảnh hưởng của COVID-19 bởi khả năng tiếp cận
vốn, trình độ quản lý và áp dụng công nghệ còn hạn chế.
Đây cũng là nhómđối tượng chiếmđa số trong tổng số các
đối tượng phải nộp thuế thu nhập DN.
“Việc quy định giảm thuế thu nhập DN 30% sẽ góp phần
giúp các DN nhỏ vượt qua khó khăn, tăng cường nguồn
lực để phát triển. Đồng thời, việc hạn chế đối tượng theo
doanh thu và số người lao động như dự thảo nghị quyết
cũng không gây áp lực quá lớn lên thu ngân sách nhà nước
trong năm 2020” - ông Hải nói.
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook