130-2020 - page 13

13
Ngày 11-6, Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ
Trung ương thông báo ông Trần Quốc Hương, nguyên
Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng ban Nội chính
Trung ương, nguyên Phó Trưởng ban Tổ chức Trung
ương, đã từ trần.
“Sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà
nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia
đình hết lòng chăm sóc nhưng do tuổi cao sức yếu, ông
đã từ trần vào hồi 10 giờ 10 phút, ngày 11-6-2020 tại BV
Thống Nhất, TP.HCM” - thông báo viết.
Ông Trần Quốc Hương (bí danh Mười Hương) tên thật
là Trần Ngọc Ban, sinh ngày 20-12-1924 (97 tuổi) tại xã
Vũ Bản, huyện Bình Lục, Hà Nam. Ông tham gia cách
mạng từ năm 13 tuổi, vinh dự đứng trong hàng ngũ của
Đảng khi bước sang tuổi 19. Ông là cán bộ được tôi luyện,
thử thách và trưởng thành qua hai cuộc kháng chiến cứu
nước, cũng như xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Mặc dù ông Trần Quốc Hương giữ nhiều chức vụ quan
trọng nhưng ông được người dân nhắc đến nhiều hơn cả
trong vai trò là nhà tình báo chiến lược xuất sắc, chỉ huy
mạng lưới tình báo miền Nam trong thời kỳ kháng chiến
cứu nước. Tên tuổi của ông Mười Hương gắn liền với
nhiều chiến công trên mặt trận thầm lặng, người đóng vai
trò bảo vệ cho tướng tình báo nổi tiếng Phạm Xuân Ẩn.
Sau khi Hiệp định Genève được ký kết năm 1954, đây
là thời kỳ cực lỳ khó khăn đối với việc xây dựng lực lượng
và hoạt động tình báo. Nhiều cán bộ chủ chốt như ông Mai
Chí Thọ, Cao Đăng Chiếm... đều đã bị lộ vì địch đã biết
mặt. Với lợi thế ban đầu địch chưa biết nhiều về mình, ông
Mười Hương đã cùng tổ chức tích cực xây dựng lực lượng,
xây dựng mạng lưới và đưa được các điệp viên vào Nam
hoạt động. Ông trực tiếp chỉ huy các nhà tình báo tên tuổi
như Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ, Đại tá Lê Hữu Thúy, Đại tá
Phạm Ngọc Thảo, Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn...
Nhiều lần các nhà báo đến gặp, ông Mười Hương đều
rất ít nói về mình mà dành hết tình cảm cho những nhà
tình báo mà ông gây dựng nên. Ông coi họ như anh em,
như người thân của mình. Cái tài của ông Mười Hương là
biết cách giúp các nhà tình báo luôn yên tâm khi nằm sâu
trong “hang hùm, miệng sói”, hòa mình trong “bóng tối”
để thực hiện nhiệm vụ. Để giữ an toàn tuyệt đối cho các
nhà tình báo, ông cũng bị bắt giam sáu lần qua những khu
biệt giam ghê rợn nhất, tàn bạo nhất.
Không chỉ góp công tạo nên những nhà tình báo huyền
thoại, nhiều người còn đánh giá ông Trần Quốc Hương ở
nhân cách sống. Ông kiên quyết đấu tranh với những tư
tưởng, hành động sai trái của người khác. Đồng thời kiên
trì bảo vệ, minh oan cho những người bị xử lý sai không
đúng hoặc quá mức.
Với nhiều chiến công đặc biệt, ông Trần Quốc Hương đã
được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý
như huân chương Sao Vàng, huân chương Hồ Chí Minh, huân
chương Độc lập hạng Nhất, huân chương Quân công hạng
Nhất và nhiều huân chương, huy chương khác.
TÁ LÂM
Đời sống xã hội -
ThứSáu12-6-2020
PHẠMANH
C
ác trường đại học (ĐH)
đến thời điểm này đã
chính thức chốt phương
án tuyển sinh năm 2020.
Trong đó, nhiều trường đã
có những điều chỉnh về chỉ
tiêu, thêm phương thức tuyển
sinh để tăng cơ hội vào ĐH
cũng như tuyển được thí sinh
(TS) phù hợp. Học phí theo
lộ trình cũng tăng hầu hết ở
các trường.
Tăng chỉ tiêu thi
đánh giá năng lực
Năm 2020, kỳ thi đánh giá
năng lực do ĐH Quốc gia
TP.HCM tổ chức thu hút hơn
60.000 TS tham gia. Đây là
kỳ thi tuyển sinh riêng có số
lượng TS tham gia lớn nhất
cả nước, sau kỳ thi tốt nghiệp
THPT và cũng là đợt thi đông
nhất trong ba năm tổ chức.
Do đó, sau khi cân nhắc, đến
nay đã có khoảng 62 trường
ĐH, CĐ sử dụng kết quả kỳ
thi này để tuyển sinh. Riêng
các đơn vị thành viên của ĐH
Quốc gia TP.HCM đã quyết
định điều chỉnh theo hướng
tăng chỉ tiêu cho phương
thức này.
Trường ĐH Kinh tế - Luật
vừaquyết địnhdành tối đa50%
tổng chỉ tiêu xét từ điểm thi
đánh giá năng lực, tăng 10%
so với trước đó. Tổng chỉ tiêu
của trường năm nay là 2.100
chỉ tiêu cho 40 chương trình
đào tạo.
Theo ThS Nguyễn Hải
TrườngAn, Giám đốc thông
tin truyền thông và tư vấn
tuyển sinh của trường, việc
điều chỉnh này do qua hai
năm tuyển sinh từ kết quả kỳ
thi đánh giá năng lực của ĐH
Quốc gia TP.HCM tổ chức đã
chứng tỏ được uy tín và chất
lượng TS đầu vào. Ngoài ra,
với những thay đổi về kỳ thi
tốt nghiệp THPT nên trường
quyết định tăng chỉ tiêu để tạo
thêm cơ hội cho TS.
Tương tự, Trường ĐH
KHXH&NV TP.HCM năm
nay cũng tuyển 3.399 chỉ tiêu
gồm sinh viên Việt Nam và
sinh viên nước ngoài bằng
năm phương thức tuyển sinh.
Trong đó, xét tuyển dựa vào
kết quả kiểm tra trình độ năng
lực chiếm 35%-45% tổng
chỉ tiêu. Sau khi cân nhắc,
Trường ĐH Quốc tế quyết
định bỏ kỳ thi đánh giá năng
lực do trường tổ chức trong
mùa tuyển sinh nămnay. Thay
vào đó, trường tăng chỉ tiêu
cho xét điểm thi tốt nghiệp
THPT lên tối đa 60% và xét
điểm thi đánh giá năng lực
lên 50%.
TrườngĐHBách khoa cũng
dành 30%-70% tổng chỉ tiêu
cho xét kết quả kỳ thi đánh
giá năng lực này.
“Siết” học bạ, tuyển
cả thí sinh
Đường lên
đỉnh Olympia
Năm 2020, xét tuyển bằng
học bạ là phương thức được
hầu hết các trường ĐH ưu
tiên sử dụng với tỉ lệ chỉ tiêu
khá lớn. Tuy nhiên, với những
trường công lập hoặc lần đầu
sử dụng phương thức này,
để đảm bảo chất lượng, các
trường cũng phải sàng lọc TS
bằng nhiều tiêu chí đi kèm.
Theo đề án chính thức do
Trường ĐHSư phạmkỹ thuật
TP.HCM vừa công bố, đây là
nămđầu tiên trường xét tuyển
Học sinh Trường THPT PhúNhuận (TP.HCM) đặt câu hỏi tư vấn chọn ngành, nghề tại
Ngày hội tuyển sinh 2020. Ảnh: PHẠMANH
Năm2020, theođềán tuyển sinhcác trường
ĐH, CĐ vừa công bố, học phí ở tất cả trường
đều tăng, chủ yếu tăng theo lộ trình 10%
hằng năm theo Nghị định 86/2015 quy định
về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở
giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân
và chính sáchmiễn, giảmhọc phí, hỗ trợ cho
phí học tập từ năm 2015 đến 2021.
Được biết, hiệnnay các trườngĐHcónhiều
chương trình đào tạo với mức học phí khác
nhau, gồm: Hệ đại trà, hệ chất lượng cao,
chương trình tiên tiến, chương trình liên kết
quốc tế... Chưa kể,một số trường chuyển sang
cơ chế tự chủ nên sẽ có học phí tăng cao.
Do đó,TS khi chọn trường, chọn ngành cần
chúýđếnchươngtrìnhđàotạovàhọcphítương
ứngđể tránhảnhhưởng lớnđếnviệc theohọc
hoặc tốn kém thời gian nếu chờ xét tuyển lại.
Thêm phương thức xét tuyển
đại học, cao đẳng
Nhiều trường đại học tăng xét điểm thi đánh giá năng lực lên 40%-70% chỉ tiêu. Xét học bạ cũng chiếm
tỉ trọng lớn nhưng thêmnhiều tiêu chí phụ để sàng lọc thí sinh.
bằng phương thức học bạ với
chỉ tiêu khoảng 30%.
Tuy nhiên, theo PGS-TS
Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng
nhà trường, để tuyển được
TS đạt chất lượng, trường sẽ
xét tuyển dựa vào điểm trung
bình học bạ trong năm học
kỳ (trừ học kỳ 2 lớp 12) của
từng môn theo tổ hợp (có ba
môn) vào học hệ chất lượng
cao hoặc đại trà cho hoc sinh
cua tât ca trương THPT trên
ca nươc (tôt nghiêp THPT tư
năm 2017 đên 2020).
Cũng là năm đầu tiên sử
dụng phương thức xét tuyển
học bạ, Trường ĐHKiến trúc
TP.HCM quyết định dành tới
30% tổng chỉ tiêu xét tuyển
cho phương thức này. Để xét
tuyển, trường cũng áp dụng
điểm trung bình học bạ năm
học kỳ (trừ học kỳ 2 lớp 12)
theo tổ hợp ba môn xét tuyển
(đối với học sinh tốt nghiệp
năm 2020) và sáu học kỳ
(đối với học sinh tốt nghiệp
năm 2019, 2018) đạt từ 7,5
điểm trở lên.
Ngoài ra, nhiều trường đã
quyết định duy trì hoặc mở
thêm phương thức ưu tiên
xét tuyển cho những TS dự
thi
Đường lên đỉnh Olympia
.
Cụ thể như ĐH Quốc gia
Hà Nội thêm tiêu chí đối với
TS được xét tuyển thẳng và
xét tuyển vào bậc ĐH là thành
viên tham gia cuộc thi tháng
của chương trình
Đường lên
đỉnh Olympia
do Đài Truyền
hình Việt Nam tổ chức hằng
năm và có điểm trung bình
chung học tập năm học kỳ
(trừ học kỳ 2 của lớp 12) đạt
từ 8 trở lên.
Trường ĐH Kinh tế quốc
dân cũng tiếp tục dành 1%
chỉ tiêu để xét tuyển kết
quả tốt nghiệp THPT kết
hợp đối với TS tham gia
từ vòng thi tuần cuộc thi
Đường lên đỉnh Olympia
.•
Năm 2020, xét
tuyển bằng học bạ
là phương thức
được hầu hết các
trường ĐH ưu tiên
sử dụng với tỉ lệ
chỉ tiêu khá lớn.
Chủ tịch
nướcNguyễn
Minh Triết
(bìa trái)
trongmột
lần đến
thăm, chúc
tết ông Trần
Quốc Hương,
sáng 23-1-
2009. Ảnh:
TTXVN
Vĩnhbiệt nhà tìnhbáohuyền thoạiMườiHương
Khi chọn trường, chọn ngành phải lưu ý học phí
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook