130-2020 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứSáu12-6-2020
ÔngĐặng
Phan Chung.
Ảnh:
NAMPHONG
“Sẽ khởi tố bị can
vụkhudân cư
HiệpBìnhChánh”
Trả lời Ban Pháp chế HĐNDTP.HCM
sáng 11-6, đại diện VKSNDTP cho biết
sẽ nhanh chóng khởi tố bị can vụ khu
dân cưHiệp Bình Chánh.
Sáng 11-6, Ban Pháp chế HĐND TP.HCM tổ
chức buổi giám sát về tình hình, kết quả hoạt
động của ngành kiểm sát và công tác giải quyết
đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực tư pháp
sáu tháng đầu năm 2020 tại VKSND TP.HCM.
Tại buổi giám sát, ông Lê Minh Đức (Phó
Trưởng ban Pháp chế HĐND) nêu tình trạng
thời gian vừa qua nhiều công ty địa ốc có
dấu hiệu lừa đảo. Ông Đức yêu cầu VKSND
TP.HCM báo cáo về kết quả điều tra vụ án liên
quan đến Công ty CP Đại Hải mang đất đi bán
cho nhiều người.
Trả lời về việc này, ông Ngô Phạm Việt
(Trưởng phòng 3, VKSND TP.HCM) cho biết
vụ này, PC03 và Phòng 3 hết sức quan tâm vì
nằm trong một chuỗi các công ty lừa đảo bán
đất đai cho người dân, gây bức xúc dư luận.
“Tuần rồi, Phòng 3 và PC03 đã họp đánh giá
tiền tố tụng để dẫn đến khởi tố nhanh nhất. Hiện
đang đề nghị các cơ quan chức năng trả lời đất
này có được phê duyệt bán nền, bán đất, được
quy hoạch hay không… rồi sẽ nhanh chóng khởi
tố bị can, áp dụng biện pháp ngăn chặn ngay” -
ông Việt nói.
Theo thông tin
Pháp Luật TP.HCM
nắm
được, vừa qua Công an TP.HCM đã cấm xuất
cảnh đối với ông Ngô Xuân Trường (giám đốc
Công ty Đại Hải). Cơ quan điều tra cũng đã tiếp
nhận hơn 200 bộ hồ sơ liên quan đến khu dân
cư phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức do
người dân cung cấp.
Nhiều lô đất thuộc dự án trên bị đem bán cho
nhiều người. UBND quận Thủ Đức đã chỉ đạo
công an quận tiếp cận, điều tra làm rõ hành vi
có dấu hiệu lừa đảo của ông Trường.
Dự án được phê duyệt năm 2001 cho Công
ty TNHH Tư vấn đầu tư xây dựng K&N (sau
đổi tên thành Công ty CP Đại Hải) làm chủ đầu
tư. Tiếp đó, Công ty K&N và Chi nhánh Tổng
Công ty Sông Đà tại TP.HCM (nay là Công ty
CPAni) ký hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Dù đã ký hợp đồng góp vốn và giao nền đất
cho khách hàng nhưng Công ty Đại Hải lại ủy
quyền cho một người đem đi thế chấp ngân
hàng. Một số lô đất còn bị chủ đầu tư làm sổ
sang tên cho nhiều người, người đó lại đem thế
chấp ngân hàng.
Trong năm 2019, nhiều người dân bất ngờ
nhận được giấy triệu tập của TAND quận 2 với
tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Lúc này họ mới hay nhà của mình đang ở đã bị
Công ty Đại Hải ủy quyền cho người khác đem
hơn 2.500 m
2
đất thế chấp, bảo lãnh cho một
doanh nghiệp vay tiền.
Nay số nợ ngân hàng đã lên gần 70 tỉ đồng.
Ngân hàng yêu cầu nếu doanh nghiệp không trả
được nợ thì phải phát mại những thửa đất của
người dân đã xây nhà sinh sống từ nhiều năm
trước.
NGÂN NGA
Ông
Ngô
Phạm
Việt
cho
biết sẽ
sớm
khởi tố
bị can.
Ảnh:
NN
Một quan chức có
dấu hiệu can thiệp
hoạt động xét xử
Tỉnh ủy Gia Lai đã từng kiểm tra dấu hiệu vi phạmđối với ông phó chủ tịch
HĐND tỉnh này nhưng sau đó, nguyên đơn trong vụ kiện tiếp tục tố cáo
lênỦy ban Kiểm tra Trung ương.
PHƯƠNGNAM-NAMPHONG
N
gày 11-6, nguồn tin của
Pháp Luật
TP.HCM
cho biết Ủy ban Kiểm tra
Trung ương đã vào Gia Lai công bố
quyết định kiểm tra theo đơn tố cáo đối
với ông Đặng Phan Chung, Ủy viên Ban
Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường
trực HĐND tỉnh Gia Lai.
Bị tố can thiệp vào
hoạt động xét xử
Ông Chung bị tố cáo đã can thiệp vào
hoạt động xét xử của tòa án liên quan đến
Doanh nghiệp (DN) tư nhân Phú Lợi (72
Tăng Bạt Hổ, TP Pleiku, Gia Lai) do ông
Nguyễn Viết Chín làm chủ.
Trướcđó,TỉnhủyGiaLai đã từng raquyết
định thành lập đoàn kiểm tra dấu hiệu vi
phạm đối với ông Đặng Phan Chung. Tuy
nhiên, sau đó ông Nguyễn Viết Chín, chủ
DN Phú Lợi, tiếp tục khiếu nại lên Ban
Nội chính Trung ương và Ủy ban Kiểm
tra Trung ương.
Cụ thể, ngày 3-4-2018, TANDTPPleiku
xử sơ thẩm vụ DN Phú Lợi kiện đòi BIDV
bồi thường 117 tỉ đồng và tuyên chấp nhận
một phần yêu cầu khởi kiện.
Hơnmột tháng sau, ngày 18-5-2018, ông
Chung thay mặt Thường trực HĐND tỉnh
ký văn bản gửi TAND tỉnh Gia Lai. Văn
bản có nội dung: “Xét thấy vụ việc phức
tạp, Thường trực HĐND tỉnh sẽ tổ chức
phiên giải trình về nội dung này”.
ÔngChung thaymặtThường trựcHĐND
tỉnh đề nghị TAND tỉnh cung cấp bản sao
toàn bộ hồ sơ liên quan đến quá trình giải
quyết vụ án ở giai đoạn sơ thẩm, Ủy ban
ThẩmphánTANDtỉnhvàlãnhđạoTANDTP
Pleiku báo cáo quan điểmgiải quyết vụ án.
Ngoài ra, ông Chung còn đề nghị tòa án
yêu cầu thẩmphán NgôThanh Quảng, chủ
tọa phiên tòa trên, phải viết bản giải trình.
Sau công văn do ông Chung ký, ngày
29-8-2018, TAND tỉnh xử phúc thẩm, tuyên
hủy toàn bộ bản án sơ thẩm của TAND TP
Pleiku, chuyển hồ sơ cho tòa này giải quyết
lại theo thủ tục sơ thẩm.
Sau Công văn 537 do ông Chung ký,
Ban Pháp chế HĐND tỉnh có Công văn
107 (ngày 16-5-2018) yêu cầu cung cấp
hồ sơ liên quan đến quá trình giải quyết vụ
án trong giai đoạn sơ thẩm.
Theo một cán bộ Tỉnh ủy Gia Lai, về
nguyên tắc, tòa án xét xử độc lập và chỉ
tuân theo pháp luật. “Mọi cơ quan, tổ chức,
cá nhân không được can thiệp vào việc xét
xử của thẩm phán dưới bất kỳ hình thức
nào” - vị này nói.
Phó chủ tịch HĐND tỉnh nói gì?
Ngày11-6,traođổivới
PhápLuậtTP.HCM
,
ôngChung chobiết ôngđược quyềnyêu cầu
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh
Gia Lai Đặng Phan Chung
đề nghị Ủy ban Thẩm phán
TAND tỉnh Gia Lai và lãnh
đạo TAND TP Pleiku báo cáo
quan điểm giải quyết vụ án.
Diễn biến vụ kiện
TAND tỉnh cung cấp hồ sơ, thông tin để đối
chiếu. Ông Chung dẫn Nghị quyết số 77/
NQ-HĐND (ngày 7-2-2017) của Thường
trực HĐND tỉnh Gia Lai ban hành quy chế
hoạt động củaThường trựcHĐND tỉnhGia
Lai khóa XI, nhiệm kỳ 2016-2020.
“Trong đó, Điều 6 của quy chế về nhiệm
vụ, quyền hạn của phó chủ tịch thường trực
HĐND tỉnh là được “chỉ đạo, theo dõi các
công việc theo thẩm quyền trong lĩnh vực
kinh tế và ngân sách, lĩnh vực pháp chế…
Trực tiếp chỉ đạo công tác xử lý đơn thư
khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân gửi
đến Thường trực HĐND tỉnh”. Mình làm
theo quy chế” - ông Chung nói.
Về việc HĐND tỉnh có được quyền yêu
cầu thẩm phán Ngô Thanh Quảng viết bản
giải trình, ôngChung trình bày: “Cái này tôi
yêu cầu TAND tỉnh họ làm, chứ tôi không
trực tiếp yêu cầu ông Quảng viết bản giải
trình. Nếu TAND tỉnh họ thấy đúng thì họ
làm, thấy không đúng thì thôi”.
Đồng thời, ông Chung cho biết ông
được quyền ký văn bản thay mặt Thường
trực HĐND tỉnh, ký thay Bí thư Tỉnh ủy,
Chủ tịch HĐND Dương Văn Trang (nay
giữ chức bí thư Tỉnh ủy Kon Tum) để gửi
TAND tỉnh Gia Lai.
Bởi theo ông Chung, ở HĐND tỉnh Gia
Lai ông là chính, vì ông Dương Văn Trang
(nguyên Bí thưTỉnh ủy) chỉ là kiêmnhiệm.
“Công việc tôi làmhết, từ đề xuất, màmuốn
đề xuất gì thìmình phải chủ động trong công
việc” - ông Chung giãi bày.
Được biết, trước khi giữ chức phó chủ
tịch thường trực HĐND tỉnh Gia Lai, ông
Chung là chánh án TAND tỉnh Gia Lai.•
Năm 2015, DN Phú Lợi
có ký hợp đồng với Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam (BIDV) Nam
Gia Lai để thế chấp số hàng
hóa sắn lát chứa trong kho
ở huyện Ia Grai (Gia Lai) vay
vốn kinh doanh.
Trọng lượng hàng trong
kholà20.000tấnsắnlátkhô,
theocách tạmtínhcủaBIDV
là 88 tỉ đồng. Sau khi ký kết,
BIDV Nam Gia Lai yêu cầu
DNPhúLợigiaotoànbộkho
hàngđểhọcầmgiữ,quảnlý.
Ngân hàng yêu cầu giao
chìa khóa cho ngân hàng
giữ và kể từ khi bàn giao,
DNPhúLợi khôngđược tiếp
cận để thực hiện các công
việc cần thiết nhằmquản lý
kho hàng.
Tháng 3-2016, kho hàng
bị cháy toàn bộ. Trong kho
có hơn 22.000 tấn sắn lát,
giá trị lô hàng là hơn 105
tỉ đồng (tương đương 4,7
triệu USD).
Sau khi kho hàng bị cháy,
DN nhiều lần yêu cầu BIDV
phốihợpgiảiquyếthoặcbồi
thườngthiệthạinhưngBIDV
bỏmặcthiệthạixảyra.DNPhú
Lợiphảitrảlãichokhoảntiền
vay từ lô hàng cháy nói trên.
Sau đó, DN khởi kiện vụ
án yêu cầu bồi thường thiệt
hại tài sản raTANDTP Pleiku,
yêucầuBIDVphảibồithường
117 tỉ đồng (hàng hóa, nhà
kho, tiền lãi).
Ngày 3-4-2018, TAND TP
Pleikurabảnánsơthẩmtuyên
xử chấp nhậnmột phần yêu
cầukhởikiệncủaDNPhúLợi
về việc yêu cầu bồi thường
về tài sản.
Đồng thời, tòa buộc BIDV
(đại diện theo ủy quyền là
BIDV Chi nhánhNamGia Lai
tại tòa) phải bồi thường cho
DN Phú Lợi 115 tỉ đồng.
Sau khi có công văn của
ông Đặng Phan Chung ký,
TAND tỉnh Gia Lai xử phúc
thẩm đã tuyên hủy toàn bộ
bản án sơ thẩm.
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook