132-2020 - page 11

11
Kinh tế -
ThứHai 15-6-2020
Nhập heo nhưng đừng hạ đo ván
người nuôi trong nước
Giải trình trước các đại biểu Quốc hội
ngày 13-6 vừa qua, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT
Nguyễn Xuân Cường cho biết một trong
những nguyên nhân dẫn đến giá thịt heo
cao là do ảnh hưởng của DTHCP khiến đàn
heo trong nước sụt giảm, gây hiện tượng
cung ít, cầu nhiều.
ÔngCườngchohay từ tháng3-2019, ngành
nông nghiệp đã có chủ trương phát triển
các nhóm thực phẩm khác như gà, thủy sản,
trứng. Chính vì thế, cuối năm 2019, cả nước
có 760.000 tấn thực phẩmbù đắp, không xảy
ra thiếu thực phẩm.
“Nhân diễn đàn này, chúng tôi đề nghị tập
trung khuyến cáo và lựa chọn các thực phẩm
đa dạng. Không có lý gì bây giờ toàn dân cứ
tập trung ăn thịt heo cả. Thịt gà rất tốt, do bà
con nông dân sản xuất ra. Cá cũng vậy, tôm
cũng vậy, trứng cũng vậy. Đều của nông dân
Việt cả. Đa dạng các loại thực phẩm vừa bổ
dưỡng tốt cho cơ thể vừa không gây áp lực
cho một ngành nào” - ông Cường nói.
Bộ trưởng khuyên ăn thịt gà
ANHIỀN
M
ột trong những nội
dung được nhiều đại
biểu Quốc hội đề cập
tại buổi thảo luận ngày 13-6
là vấn đề ổn định giá thịt heo
đang ở mức cao và nguồn
thịt heo đang thiếu.
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
về vấn đề này,
ông Nguyễn Văn Trọng,
Phó Cục trưởng Cục Chăn
nuôi thuộc Bộ NN&PTNT,
cho biết: “Phải đến quý
III-2020 thì nguồn cung
heo thịt và heo giống mới
cơ bản ổn định”.
Không phải cứ muốn
là có ngay
.
Phóng viên
:
Giá thịt heo
vẫn đang ởmức cao do nguồn
cung thiếu hụt, giải pháp bền
vững nhất là đẩy mạnh tái
đàn heo. Hiện tình hình tái
đàn heo đang được thực hiện
thế nào, thưa ông?
+ Ông
NguyễnVănTrọng
( ả n h )
:
Ngay từ
k h i c ơ
bản kiểm
soát được
dịchtảheo
châu Phi
(DTHCP)
vào cuối năm 2019, đầu năm
2020 thì các địa phương mới
tăng cường tái đàn. Tuy nhiên,
giá con giống rất cao vì các
công ty có heo giống nhưng
họ chủ yếu phục vụ chomình,
rất ít bán ra bên ngoài.
Do đó, trong quý I, quý
II-2020 đã xảy ra tình trạng
thiếu con giống, thiếu nguồn
cung thịt heo. Giá heo giống
đã lên trên dưới 3 triệu đồng/
con nhưng vẫn không có để
mua. Có những tỉnh thiếu đến
50% con giống để tái đàn.
Hiện giờmuốn nuôi 20 con
heo thì cần có 60 triệu đồng,
muốn nuôi 100 con thì vốn
cần 300 triệu đồng, chưa kể
tiền thức ăn. Ở nông thôn
vay 300 triệu đồng đâu phải
đơn giản.
. Vậy Bộ NN&PTNT đã có
giải pháp gì để hỗ trợ nông
dân và khắc phục những khó
khăn này?
+ Bộ NN&PTNT đã có rất
nhiều văn bản gửi cho các tỉnh
đề nghị nếu đủ điều kiện công
bố hết dịch thì phải công bố
kịp thời, tạo mọi điều kiện để
người dân yên tâm tái đàn,
phát triển đàn heo. Cạnh đó,
bộ yêu cầu các địa phương
nhanh chóng hoàn thiện thủ
tục, hồ sơ để chi trả tiền hỗ trợ
cho người dân bị thiệt hại do
DTHCP năm 2019, tạo điều
kiện về vốn, tín dụng, chính
sách về mặt đất đai cho người
dân tái đàn...
Vừa rồi, Bộ trưởng Bộ
NN&PTNT Nguyễn Xuân
Cường cũng khuyến khích
các doanh nghiệp nhập khẩu
heo cha mẹ để sớm có nguồn
cungcấpheo thươngphẩmcho
người chăn nuôi. Rất nhiều
công ty đã nhập heo cha mẹ
về để phối giống luôn.
. Theo ông, đến khi nào
số heo giống và nguồn cung
thịt heo trong nước mới đáp
ứng đủ?
+ Tính đến đầu tháng 5,
đàn heo tái đàn được 24,9
triệu con, đã đạt 80,3% so
với trước khi xảy ra dịch. Dự
kiến đến quý III-2020 này,
tình hình con giống và nguồn
cung thịt heomới đáp ứng đủ,
như vậy giá thịt heo, giá con
giống mới giảm xuống và ổn
định. Đây là chu kỳ sinh học
chứ không phải mình muốn
có ngay là được.
Chỉ nhập khẩu heo
trong thời gian ngắn
. Có ý kiến cho rằng đây là
thời điểm vàng để tái cơ cấu
ngành chăn nuôi?
+ Trong đó cơ cấu chăn
nuôi, trước khi xảy ra dịch
thịt heo vẫn chiếm 70%, thịt
gà 21%, thịt gia súc ăn cỏ chỉ
chiếm9%.Vì vậy, vừa qua khi
chăn nuôi heo bị ảnh hưởng
do DTHCP dẫn đến một loạt
biến động, ảnh hưởng đến
người tiêu dùng, ảnh hưởng
giá cả thị trường và các yếu
tố xã hội, kinh tế khác.
Trong chiến lược chăn nuôi,
chúng tôi dự kiến đưa thị phần
thịt heo xuống 60%-62%, tăng
thịt gia súc ăncỏ lên11%-12%,
gia cầm lên 28%. Vì nếu để
cao như vậy ngành chăn nuôi
heo có rất nhiều yếu tố bất cập,
đặc biệt là vấn đề giải quyết ô
nhiễmmôi trường rất khó. Về
chăn nuôi nông hộ, chỉ có thể
giảm dần mà không thể xóa
bỏ hoàn toàn nhưng dần dần
chăn nuôi nông hộ sẽ mang
tính chuyên nghiệp.
. Sau khi có thông tin Bộ
NN&PTNT đồng ý cho nhập
khẩu heo sống từ Thái Lan,
giá heo hơi trong nước giảm
liên tiếp trong nhiều ngày
qua. Ông đánh giá thế nào
về động thái này?
+Nếu không nhập thì không
thể giảm nhiệt giá thịt heo
đang ở mức cao như hiện
nay. Ngay khi có kế hoạch
nhập khẩu heo sống, giá thịt
heo trong nước đã giảm nhiệt
ngay lập tức. Đơn cử như
ở Đồng Nai, thủ phủ nuôi
heo thì hôm cao điểm nhất
là 98.000 đồng/kg heo hơi,
đến nay đã giảm còn 92.000
đồng/kg. Tôi nghĩ rằng giá
chắc chắn sẽ còn giảm nữa
nhưng để đi vào ổn định và
cơ bản chủ động nguồn thịt
heo phải vào cuối quý III.
Tuy nhiên, bộ trưởng đã yêu
cầu chỉ nhập trong thời gian
ngắn, sau đó thịt heo hạ nhiệt
thì lại trở về kiểm soát như cũ.
Bộ Công Thương cũng hỏi ý
kiến về việc giảm thuế nhập
khẩu thịt heo, quan điểm của
tôi đồng ý về việc tạo điều kiện
cho nhập khẩu nhưng chính
sách chỉ thực hiện trong năm
2020. Sau năm 2020 lại trở
về chính sách như cũ, vì nếu
không sẽ không bảo vệ được
ngành chăn nuôi trong nước.
Không tái đàn bằng
mọi giá
. Ông có lời khuyên nào
dành cho công ty chăn nuôi
và người dân hiện vẫn đang
đứng giữa ngã ba đường,
không biết tiếp tục tái đàn hay
chuyển đổi sang nghề khác?
+ Các cơ quan nhà nước
khuyến cáo tăng cường công
tác tái đàn, tăng đàn nhưng
Ngay khi có kế
hoạch nhập khẩu
heo sống, giá thịt
heo trong nước đã
giảm nhiệt ngay
lập tức.
người dân vẫn phải chủ động
xem đã có đủ điều kiện về an
toàn sinh học, nguồn vốn hay
chưa để tái đàn.
Tôi cũng khuyên mặc dù
giá heo đang cao nhưng
không vì thế mà người dân
tìmmọi cách để tái đàn. Hiện
nay giá giống cao, chi phí
giá thành cho sản phẩm cao
nhưng không phải sáu tháng
sau giá cũng cao như vậy. Ở
Việt Namngười dân hay chăn
nuôi theo phong trào, khi giá
cao thì tăng cường nuôi, khi
giá rẻ thì bỏ chuồng.
. Vậy giải pháp căn cơ nhất
để giải bài toán về thịt heo là
gì, thưa ông?
+ Người chăn nuôi dù là
nông hộ nhưng cần phải có
liên kết chuỗi thành các tổ
hợp tác, nhóm hộ, hợp tác
xã, có tổ trưởng quản lý. Nếu
doanh nghiệp muốn đến ký
hợp đồng thu mua giết mổ thì
phải ký với cả chuỗi, còn nếu
ký với từng hộ thì rủi ro rất
cao, lúc đắt thì bán ra ngoài,
rẻ bán cho người ta nên doanh
nghiệp không mặn mà.
Việc liên kết chuỗi cũng
tạo thành sản phẩm mang
tính đồng nhất, có điều kiện
thuận lợi khi mua thức ăn,
thuốc thú y. Khi bán cũng
chủ động hơn cho người mua.
. Xin cám ơn ông.•
Tái đàn là giải pháp căn cơ và bền vững để bình ổn giá heo chứ không phải ồ ạt nhập heo từ các nước.
Ghi nhận tại thị trường TP.HCM cho thấy trái vải thiều
Bắc Giang đang đổ vào rất nhiều, giá bán trung bình
50.000-60.000 đồng/kg. Đại diện chợ đầu mối Thủ Đức
cho hay trái vải về chợ trung bình khoảng 300 tấn/ngày.
Tổng lượng hàng về chợ từ ngày 5-5 đến nay lên đến gần
12.000 tấn.
Ông Phạm Văn Dũng, Giám đốc Hợp tác xã Nông
nghiệp sản xuất và kinh doanh dịch vụ tổng hợp Hồng
Xuân, thông tin năm nay đơn vị sẽ bán 250 tấn vải sớm
cho một số siêu thị tại TP.HCM. “Dự kiến năm nay sản
lượng tiêu thụ vải chính vụ thông qua kênh siêu thị ở
TP.HCM đạt khoảng 1.000 tấn” - ông Dũng chia sẻ.
Theo Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang, đến nay vải
thiều sớm đã được tiêu thụ hết. Thị trường tiêu thụ vải
sớm chủ yếu là Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng… Hiện vải
đang được tiêu thụ thuận lợi ở cả thị trường trong và
ngoài nước theo đúng kịch bản mà tỉnh đã xây dựng từ
đầu năm.
Năm nay sản lượng vải thiều tỉnh Bắc Giang ước đạt
khoảng 160.000 tấn, tăng 10.000 tấn so với năm 2019.
TU UYÊN
Vải thiều Bắc Giang tràn vào TP.HCM
Tiêu điểm
Được nhập khẩu heo
sống từ ngày 12-6
BộNN&PTNT đã có công văn
gửi Cục Thú y cho phép nhập
khẩu heo sống từ nước ngoài
vàoViệt Namđể nuôi hoặc giết
mổlàmthựcphẩmtừngày12-6.
Hiện đã có nhiều công ty đăng
ký nhập hàng trăm ngàn con
heo thịt, heo giống từThái Lan.
Giá thịt heo trong nước đã giảmnhiệt sau khi có kế hoạch nhập khẩu heo sống.
Trong ảnh: Nhập khẩu heo chamẹ từ Thái Lan về Việt Nam. Ảnh: VG
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook