132-2020 - page 3

3
Tiêu điểm
Thời sự -
ThứHai 15-6-2020
ng bồi thường án oan
tiên là phê chuẩn quyết định
khởi tố bị can, mốc thứ hai là
bản án tuyên có tội. Khi tòa
án ra bản án tuyên có tội, lúc
đó nó phát sinh mốc thứ ba
để chúng ta xác định trách
nhiệm bồi thường. Và khi tòa
đã tuyên bị cáo có tội thì lúc
đó toàn bộ trách nhiệm bồi
thường được chuyển sang
cho tòa.
Với vụ của bàAnh, TAND
TP Tuy Hòa đã tuyên có tội,
sau đó bị TAND tỉnh PhúYên
hủy án thì quy trình tố tụng
chuyển sang vòng thứ hai.
Với việc vụ án được đình
chỉ ở vòng thứ hai này, trách
nhiệm bồi thường vẫn thuộc
về tòa án. Nói cách khác, tòa
án chỉ thoát được trách nhiệm
bồi thường trong trường hợp
này khi có việc mở phiên tòa
sơ thẩm lần hai và tuyên bị
cáo không phạm tội. Do điều
này chưa xảy ra nên vụ việc
nằm hoàn toàn trong phạm vi
điều chỉnh của điểm b khoản
1 Điều 36 Luật TNBTCNN.•
Cũng tại buổi tọa đàm
“Bồi thường án oan: Bất
cập và giải pháp”
do báo
Pháp Luật TP.HCM
tổ
chức vào sáng 13-6, dẫn lại trường hợp của ông
Mưu Quý Sường (Bắc Giang), nhiều chuyên gia
đề nghị các cơ quan chức năng phải giải quyết
bồi thường thiệt hại về tổn thất tinh thần cho thân
nhân của người bị oan sai. Theo đó, nếu Công an
tỉnh Bắc Giang đồng ý bồi thường tổn thất về tinh
thần cho thân nhân ông Sường thì Cục Pháp chế
và cải cách hành chính (V03) - Bộ Công an đã
không chấp nhận khoản bồi thường này.
TS
ĐOÀNTHỊ PHƯƠNGDIỆP,
Trưởng Phòng thanh tra - pháp chế,
Trường ĐHKinh tế Luật TP.HCM:
Luật Trách nhiệm
bồi thường
hiện tại không
quy định
Thời gian qua, có nhiều
câu hỏi đặt ra xung quanh
vấn đề bồi thường tổn thất
tinh thần, đặc biệt là bồi thường tổn thất về tinh
thần cho thân nhân những người bị oan. Vấn đề
này có nhiều quan điểm khác nhau do sự chưa rõ
ràng trong quy định của pháp luật. Vụ việc liên
Khúcmắc bồi thường tổn thất
tinh thần cho thân nhân
Do luật không quy định nên đang có nhiều cách xử lý khác nhau đối với thiệt hại
về tổn thất tinh thần của thân nhân người bị oan sai.
quan đến bồi thường cho người thân của ôngMưu
Quý Sường ở Bắc Giang (hiện đã mất) mà báo
Pháp Luật TP.HCM
nhiều lần phản ánh là một ví
dụ điển hình về quan điểm không thống nhất trong
vấn đề này.
Để giải quyết vấn đề này cần xác định rõ mối
quan hệ giữa Luật Trách nhiệm bồi thường của
Nhà nước (TNBTCNN) và luật dân sự, cụ thể
là Bộ luật Dân sự 2015. Điều này được thể hiện
thông qua quy định tại Điều 598 về bồi thường
thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra.
Theo đó, “Nhà nước có trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi
hành công vụ gây ra theo quy định của Luật
TNBTCNN”.
Theo quan điểm của nhiều chuyên gia, Điều
27 Luật TNBTCNN 2017 chỉ quy định trách
nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần cho chính
bản thân người bị oan chứ không có bồi thường
cho thân nhân của những người này. Quả thật, từ
khoản 1 đến khoản 7 của điều luật này không hề
đề cập đến thân nhân, đối tượng áp dụng của luật
này là “người bị oan sai”.
Trong bối cảnh hiện nay, Luật TNBTCNN
chấp nhận bồi thường tổn thất tinh thần cho
thân nhân của người bị oan sai trong trường hợp
người này đã mất. Tuy nhiên, nếu không có thiệt
hại tính mạng do oan sai thì không thể yêu cầu
khoản bồi thường này, trừ trường hợp áp dụng
nguyên tắc chung về lẽ công bằng cho những
thiệt hại thực tế mà người ta phải gánh chịu do
hành vi sai trái của người thi hành công vụ.
Chính vì thế, tôi cho là các cơ quan chức năng
có thể áp dụng nguyên tắc chung đó để giải
quyết bồi thường tổn thất về tinh thần cho thân
nhân người bị oan sai.
ThS
NGUYỄNTRƯƠNGTÍN,
giảng viên môn Luật TNBTCNN,
Trường ĐH Luật TP.HCM:
Phải giải quyết
theo lẽ
công bằng
Luật hiện tại chỉ liệt kê
những thiệt hại được bồi
thường, không quy định về
bồi thường tổn thất tinh thần
cho thân nhân của những
người bị oan sai. Về việc này, chúng tôi cũng
đã nhiều lần đề xuất với Quốc hội nhưng không
được và chỉ dừng lại ở chỗ “cho những người
thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người
bị thiệt hại trong trường hợp người bị oan sai ”.
Nếu trong Luật TNBTCNN không có quy
định cụ thể thì nên áp dụng nguyên tắc của luật.
Trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp
luật thì áp dụng nguyên tắc của luật trên cơ sở
lẽ công bằng. Đây là nguyên tắc mới trong Bộ
luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự. TNBTCNN
là một khoản trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng.
Chúng ta đều khẳng định rằng người thân
đã bị thiệt hại, tổn thất về tinh thần là có thật,
chúng ta không dựng nên và cũng không cần
bàn cãi.
Vì vậy, chúng ta hoặc là áp dụng án lệ, nếu
luật không có thì chúng ta xử theo hướng áp
dụng nguyên tắc của luật để đảm bảo quyền
lợi cho người bị tổn thất tinh thần. Và thực tiễn
xét xử đang đi theo hướng đó, rất nhân văn, áp
dụng lẽ công bằng là hợp tình, hợp lý.
PGS-TS
NGUYỄNTHỊ HỒNG NHUNG,
Trưởng Khoa luật, Trường ĐH Kinh tế -
Luật TP.HCM:
Tòa án không
được từ chối
giải quyết
Ai bị thiệt hại thì người
đó có thể khởi kiện để yêu
cầu bồi thường thiệt hại.
Nguyên tắc của Bộ luật
Tố tụng dân sự là tòa án không được từ chối
giải quyết vụ án nếu chưa có điều luật để áp
dụng.
Trách nhiệmbồi thường thiệt hại của Nhà nước
là một nhánh của trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng. Do vậy, các cơ quan chức
năng hoàn toàn có thể giải quyết các yêu cầu
bồi thường cho nhân thân của người bị oan sai
thông qua việc các đương sự khởi kiện tại tòa án.
Tòaáncấpsơthẩmlàcơquan
phảigiảiquyếtbồithườngtrong
trườnghợp:“Tòaáncấpsơthẩm
tuyên bị cáo có tội nhưng tòa
án cấp phúc thẩm hủy bản án
sơ thẩm để điều tra lại mà sau
đó bị can được đình chỉ điều
tra, đình chỉ vụ án vì không có
sự việc phạm tội hoặc hành vi
khôngcấuthànhtộiphạmhoặc
đã hết thời hạn điều tra vụ án
mà không chứng minh được
bị can đã thực hiện tội phạm”.
Điểmbkhoản1Điều36LuậtTNBTCNN
HOA THI
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook