132-2020 - page 7

7
Luật & đời
(Tiếp theo trang 1)
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 15-6-2020
Kháng nghị vụ mua
nhà 58 tỉ, bán lại 28 tỉ
VKSNDCấp cao tại TP.HCMkháng nghị cho rằng đây là tranh chấp
hợp đồng chuyển nhượng đất có tài sản gắn liền trên đất nên cần áp
dụng Luật Đất đai 2013 để giải quyết.
PHƯƠNG LOAN
V
KSND Cấp cao tại TP.HCM vừa
kháng nghị đề nghị Ủy ban Thẩm
phán TAND Cấp cao tại TP.HCM
hủy cả hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm
của TAND quận Tân Bình và TAND
TP.HCM liên quan đến vụ mua nhà 58
tỉ đồng, bán lại 28 tỉ đồng siêu tốc.
Đề nghị hủy cả hai bản án
sơ và phúc thẩm
Theo nội dung kháng nghị, VKSND
Cấp cao tại TP.HCM cho rằng tòa án
hai cấp đã vi phạm nghiêm trọng thủ
tục tố tụng.
Tòa chưa thu thập chứng cứ đầy đủ
nên kết luận không khách quan dẫn đến
sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng
pháp luật, làm ảnh hưởng nghiêm trọng
đến quyền lợi hợp pháp của vợ chồng
ông Nguyễn Văn Quyện.
VKSND Cấp cao phân tích: Tranh
chấp trong vụ án này là tranh chấp hợp
đồng chuyển nhượng đất có tài sản gắn
liền trên đất. Do đó, cần áp dụng Luật
Đất đai 2013 để giải quyết mới phù hợp.
Bởi lẽ căn cứ theo nội dung các hợp đồng
(hợp đồng giữa vợ chồng ông Quyện và
Trần Vũ Trường, hợp đồng giữa Trường
và bà Hoàng Ngọc Điệp) thì các bên thỏa
thuận chuyển nhượng đất tại 335bis Lê
Văn Sỹ, phường 1, quận Tân Bình có tài
sản gắn liền là căn nhà hai tầng.
Về nội dung, đất và nhà của ông Quyện
đang thế chấp. Ngày 2-10-2014, ông
Quyện nộp tiền trả nợ trước hạn cho
ngân hàng. Cùng ngày, vợ chồng ông
Quyện ký công chứng chuyển nhượng
cho Trường.
Ngay hôm sau, 3-10-2014, Trường đã
cập nhật, sang tên xong. Khi ông đến Văn
phòng Đăng ký quyền sử dụng đất quận
Tân Bình nộp hồ sơ xóa thế chấp thì mới
tá hỏa rằng không biết bằng cách thần
thánh nào đó, việc xóa thế chấp đã được
thực hiện trước đó ba ngày.
Theo hợp đồng thì Trường phải trả
10 tỉ cho ông Quyện ngay sau khi công
chứng, 48 tỉ đồng còn lại phải thanh toán
không quá 45 ngày kể từ ngày hoàn tất
đăng bộ, sang tên. Trường cam kết nếu
không thực hiện đúng thì phải chuyển
lại giấy tờ hoặc mất tiền đã trả.
Sau đó, Trường chỉ trả thêm được 1 tỉ
đồng nữa nên ông Quyện gửi thông báo
hủy hợp đồng. Ngày 27-12-2014, tại trại
giam, Trường viết giấy tay đồng ý hủy
hợp đồng chuyển nhượng với ông Quyện.
VKSNDCấp cao tại TP.HCMđánh giá:
Như vậy, hai bên đã có thỏa thuận hủy bỏ
hợp đồng trong trường hợp Trường không
thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán. Do
đó, căn cứ Điều 425 BLDS 2005, việc
ông Quyện yêu cầu hủy hợp đồng giữa
ông và Trường là có cơ sở chấp nhận.
Theonội dungkhángnghị, tòa
chưa thu thập chứng cứđầyđủ
nênkết luậnkhôngkháchquan
dẫnđến sai lầmnghiêmtrọng
trong việc ápdụngpháp luật,
làmảnhhưởngnghiêmtrọng
đếnquyền lợi hợppháp của vợ
chồng ôngNguyễnVănQuyện.
Kiến nghị xử hình sự Trần Vũ Trường
Giai đoạn xét xử sơ thẩm, TAND quận Tân Bình thấy có dấu hiệu hình sự nên chuyển
hồ sơ. Tuy nhiên, cơ quan điều tra cho rằng Trần Vũ Trường có dấu hiệu bỏ trốn và do
không tiếp xúc được với Trường nên chưa xác định được hành vi chiếm đoạt tài sản
hoặc lừa đảo.
Khi xét xử phúc thẩm, HĐXXTANDTP.HCM cũng kiến nghị xemxét hành vi lạmdụng
tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đối với Trường, đủ căn cứ thì xử lý hình sự. Tuy nhiên, đến
nay kiến nghị này vẫn chưa có kết quả.
ÔngQuyện
(giữa)
trao đổi với luật sư sau phiên tòa phúc thẩmngày 4-9-2019. Ảnh: PL
Từ đó, VKSND Cấp cao tại TP.HCM
đề nghị hủy cả hai bản án sơ thẩm và
phúc thẩm của TAND quận Tân Bình
và TAND TP.HCM.
Hai cấp tòa đều bác yêu cầu
khởi kiện
Trước đó, ngày 2-10-2014, vợ chồng
ông Quyện ký bán căn nhà này cho ông
Trường với giá 58 tỉ đồng. Theo thỏa
thuận, ông Trường trả 11 tỉ đồng và sẽ
trả hết tiền vào ngày 17-11-2014. Nếu
không thực hiện đúng thỏa thuận thì
hợp đồng mua bán không thành, ông
Trường phải chuyển lại giấy tờ nhà
cho ông Quyện.
Sau khi nhận tiền cọc 11 tỉ đồng, ông
Quyện ra công chứng chuyển nhượng
cho ông Trường. Chỉ trong vài tiếng
đồng hồ, ông Trường đã đi đóng lệ phí
trước bạ, đăng bộ và sang tên thành
công. Tiếp đó, ông Trường đã bán nhà
cho người thứ ba với giá 28 tỉ đồng vào
ngày 16-10-2014.
Khi người này đi đăng bộ, sang tên thì
ông Quyện phát hiện và yêu cầu ngăn
chặn. Tháng 11-2014, ông Quyện khởi
kiện, yêu cầu hủy hợp đồng chuyển
nhượng nhà với ông Trường.
Án sơ thẩm cho rằng các bên không
thỏa thuận về điều kiện hủy bỏ hợp
đồng là không phù hợp với tài liệu,
chứng cứ có trong hồ sơ vụ án.
Án phúc thẩm thì lại cho rằng tại
thời điểm thống nhất hủy hợp đồng thì
tài sản đã thuộc về bà Điệp do Trường
đã ký chuyển nhượng cho bà ngày
16-10-2014.
Trong khi đó, căn cứ Điều 122, 168
BLDS 2005, Điều 188 Luật Đất đai
2013 thì hợp đồng chuyển nhượng đất
có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký tại
cơ quan có thẩm quyền.
Hiện tại, bà Điệp vẫn chưa đăng bộ,
sang tên nên hợp đồng chưa phát sinh
hiệu lực, bà Điệp chưa có quyền gì đối
với nhà, đất tranh chấp. Cạnh đó, cần
cho đối chất giữa Trường và bà Điệp
để làm rõ có hay không việc xác lập
giao dịch giả tạo nhằm che giấu cho
giao dịch cầm cố tài sản.
Bởi lẽ Trường khẳng định chỉ cầm
cố nhà, đất với lãi suất 3%/tháng cho
bà Điệp.
Ngoài ra, giá chuyển nhượng nhà,
đất cũng không hợp lý. Bởi lẽ chỉ sau
14 ngày nhận chuyển nhượng với giá
58 tỉ đồng từ ông Quyện, Trường đã
“đại hạ giá” còn 28 tỉ đồng để chuyển
nhượng cho bà Điệp.•
Cụ thể, từ kháng nghị của TAND Cấp cao tại
TP.HCM, Ủy ban Thẩm phán TAND Cấp cao tại
TP.HCM đã hủy cả hai bản án để điều tra lại.
Về lý do, quyết định giám đốc thẩm cho rằng hai
cấp phúc thẩm, sơ thẩm đã chưa có đủ căn cứ khi
nhận định các hành vi vi phạm luật giao thông của
ông Phước đã trực tiếp gây ra tai nạn giao thông.
Theo quyết định trên, ông Phước đã không tuân
thủ quy tắc giao thông, chuyển hướng xe không
quan sát, không nhường đường cho xe đi ngược
chiều... Thế nhưng hai cấp tòa đã có nhiều thiếu sót
trong việc làm rõ các lỗi đó của ông Phước có phải
hay không phải đã làm một người chết.
Đơn cử, hai cấp tòa chưa làm rõ vì sao đã thấy
xe của ông Phước cách đến 50 m mà người chạy xe
máy khác (ông Lâm Tươi) lại không giảm tốc độ và
phải đến gần 5 m thì mới hoảng hốt đâm thẳng vào
xe của ông Phước. Hai cấp tòa cũng chưa làm rõ
tốc độ của xe đó, hành động của người ngồi sau xe
có làm ảnh hưởng đến việc điều khiển xe của ông
Phước hay không...
Dù hồ sơ còn nhiều thông tin mơ hồ như thế
nhưng hai HĐXX vẫn cứ tuyên xử một người phạm
tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường
bộ với mức phạt ba năm tù. Để rồi từ chỗ không
được thuyết phục và có thể là không đủ sức chờ đợi,
không đủ lòng tin về việc được xem xét lại, người bị
kết án đã chọn cái chết để đánh động…
Diễn tiến xảy ra cho thấy TAND Cấp cao tại
TP.HCM đã rất nỗ lực lật lại vụ án để góp phần làm
sáng tỏ sự thật. Chỉ một tuần kể từ khi ông Phước
mất, tòa này đã có quyết định kháng nghị. Chỉ một
tuần sau khi có kháng nghị, tòa này đã xử giám đốc
thẩm.
Thời gian giải quyết ngắn kỷ lục như thế cũng
từng có trong vụ án Nguyễn Khắc Thủy (Vũng Tàu)
phạm tội dâm ô với trẻ em. Ngày 11-5-2018, TAND
tỉnh xử phúc thẩm cho bị cáo được hưởng án treo.
Sáu ngày sau, TAND Cấp cao tại TP.HCM có quyết
định kháng nghị. Gần nửa tháng sau đó, tòa này có
quyết định giám đốc thẩm…
Theo Quyết định 120/2017 của TAND Tối cao,
thẩm phán sẽ bị tạm dừng thực hiện nhiệm vụ được
giao trong thời gian 30 ngày nếu trong thời gian giữ
nhiệm kỳ có số bản án, quyết định bị hủy do lỗi chủ
quan chiếm tỉ lệ từ 2% đến dưới 3% trên tổng số vụ,
việc đã tham gia giải quyết, xét xử. Cũng theo quyết
định này, thẩm phán sẽ bị bố trí làm công việc khác
nếu đã ra bản án tuyên bị cáo có tội nhưng sau đó
có bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật
của tòa án có thẩm quyền tuyên bị cáo đó không có
tội. Việc chế tài cũng áp dụng tương tự trong trường
hợp hủy bản án để điều tra lại mà sau đó bị can
được đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án vì không có
sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội
phạm…
Nếu kết quả giải quyết tới đây cho thấy đã có
sự không đầy đủ trong việc thực hiện chức trách,
nhiệm vụ được giao, các thẩm phán xử tội sai cho
ông Phước có thể sẽ bị xử lý trách nhiệm theo các
hình thức phù hợp nêu trên. Điều đáng nói ở đây
là sự đánh đổi bằng cái chết của ông Phước cho
việc được minh oan (nếu đúng) và sự truy cứu trách
nhiệm những người đã gây oan sai cho ông (nếu
có) đắt giá quá đỗi.
Mong rằng cái chết của ông Phước sẽ luôn là sự
cảnh tỉnh đối với mọi thẩm phán để từ nay về sau
không còn có những hậu quả đau lòng tương tự.
THU TÂM
Vụtựtửở tòavà trách
nhiệmcủa thẩmphán
Ông Lương
Hữu
Phước tại
TAND tỉnh
Bình Phước.
Ảnh:
Luật sư
DƯƠNG
VĨNH
TUYẾN
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook