142-2020 - page 14

14
Bạn đọc -
ThứSáu26-6-2020
TÚMINH
N
gười mua sách hiện nay
rất dễmua lầmsách giả.
Chỉ cần lên mạng tìm
cuốn sách mình cần là ngay
sau đó, các quảng cáo về sách
bạn cần tìm sẽ hiện liên tục
trong phần quảng cáo.
Người mua sẽ như lạc vào
mê cung với hàng chục trang
mạng bán sách. Rất nhiều
lần các nhà xuất bản (NXB)
và các công ty sách phải ra
thông báo không thành lập
các trang bán sách có tên như
thế nhưng xem ra vẫn không
trị nổi nạn sách giả.
Sách giả hiện nay được làm
giống sách thật đến mức có
kèm theo cả bookmark, trang
màu, bìa gập, postcard và cả
poster.
Tại các trangwebvà fanpage
của các NXB chính thống
luôn có các thông tin hướng
dẫn bạn đọc cách phân biệt
sách giả. Những thông tin
này thường được cộng đồng
yêu sách chia sẻ rất nhiều để
khuyến cáo người mua sách.
Tuy nhiên, các trang bán
sách giả lập ra mỗi ngày một
nhiều, với quảng cáo dày đặc
khiến bạn đọc dễ dàng tin
tưởng và chi tiền mua nhầm
sách giả.
Một admin phụ trách hộp
thư chăm sóc bạn đọc ở một
NXB cho biết hầu như mỗi
ngày luôn nhận được email
phản ánh của độc giả về tình
trạng sách giả mua trên các
trangonlinekhôngchính thống.
Phần lớn các sách này đều bị
các lỗi như bung gáy, in lộn
ngược dòng, trang trắng, lỗi
chính tả rất nhiều.
Các sáchgiảđượcmuanhiều
nhất trên các trang mạng này
đều rơi vào những sách đình
đám và tái bản, đổi bìa nhiều
lần trên thị trường như
Harry
Potter
,
Chạng vạng
,
Dạy con
làm giàu
,
Đừng bao giờ đi
ăn một mình
… Một số sách
bị làm giả hết năm này qua
năm khác, gồm sách của tác
giả Philip Kotler, như
Từ tốt
đến vĩ đại
,
Thấu hiểu tiếp
thị từ A đến Z
và hầu hết các
tựa sách của nhà văn Nguyễn
Nhật Ánh…
Khi mua nhầm sách giả,
người đọc không chỉ rước lấy
bực bội mà còn không được
đền bù từ nơi bán sách. Nếu
mua sách từ các NXB, trang
bán hàng online lớn, có uy
tín thì người mua sẽ được
đổi, trả khi sách mua bị lỗi.
Anh Minh Khang, một
độc giả thường mua sách
trên các trang mạng, chia sẻ
kinh nghiệm tránh mua sách
giả của mình. Theo đó, các
trang bán sách giả thường bán
sách đồng giá. Chiêu trò dễ
lừa người mua nhất là mua ba
tặng một, mua năm tặng hai
hoặc sale 30%-40% giá bìa
(lúc này giá bìa đã được in
cao lên để lừa người mua)…
Ông Nguyễn Thành Nam,
Phó Giám đốc NXB Trẻ, cho
biết với tình trạng sách giả
thì trước tiên bạn đọc sẽ là
người thiệt thòi vì mua phải
sản phẩm kém chất lượng.
Người thiệt tiếp đến là các
tác giả, vì khi bị làm giả hay
in lậu, số lượng bán ra thị
trường rất nhiều nhưng các tác
giả không có tiền tác quyền.
Trường hợp xấu hơn là các
NXB nước ngoài sẽ không
muốn làm ăn với NXB hay
công ty sách ở Việt Nam nếu
việc này tiếp diễn.
“NXB hiện cũng làm việc
chặt chẽ với các đơn vị phát
hành có uy tín để phát hành
sách, thông tin rộng rãi đến
bạn đọc về việc nhận diện
sách giả, sách thật để bạn đọc
cẩn trọng hơn khi chọn mua
sách” - ông Nam nói.•
Bốn cách nhận biết sách giả
Người đọc nhận biết sách giả qua các nhận dạng sau:
Không có tem thông minh và logo bảo vệ môi trường
(cách điệu từ logo chính của NXB) ở bìa 4 mỗi cuốn sách.
Màu in sẽ rất khác với màu sách thật, nét chữ in không
sắc, dễ lemmực và nhiều vết sọc rằn trên giấy. Hình ảnh tác
giả hoặc minh họa trong sách nhòe vỡ.
Tựa sách trên bìa 1 không in chìm và đổ bóng bạc như
sách thật tương ứng.
Sách giả giấy rọc rất ẩu, bên trong in các hàng chữ không
đều, font chữ bị lỗi nên tạo ra lỗi chính tả dày đặc. Thậm
chí có cuốn sách còn bị bỏ trang trắng hoặc thiếu trang,
thiếu cột và dòng.
Đừng ham “3 tặng 1”
màmua nhầmsách giả
Cách phân biệt sách thật và sách giả. Sách thật thường lemmực và nhiều vết sọc rằn trên giấy.
Ảnh: TÚMINH
Phần lớn các sách
này đều bị các lỗi
như bung gáy, in
lộn ngược dòng,
trang trắng, lỗi
chính tả rất nhiều.
Sách giả được làmgiả rất tinh vi và bán tràn lan trênmạng.
Quảng cáo
THÔNG BÁO THAY ĐỔI HOẠT ĐỘNG
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG
1. Tên gọi: Văn phòng công chứng Đồng Thị Hạnh;
2. Địa chỉ trụ sở: 378 - 380 Ngô Gia Tự, Phường 4, Quận 10,
Thành phố Hồ Chí Minh;
3. Quyết định cho phép thành lậpVăn phòng công chứng số:
1247/QĐ-UBND ngày 01/4/2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
Thành phố Hồ Chí Minh;
4. Giấy đăng ký hoạt động số: 41.02.0087/TP-CC-ĐKHĐ do
Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh cấp thay đổi lần 1 ngày
19/6/2020; Nơi đăng ký hoạt động: 378 - 380NgôGiaTự, Phường
4, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Ngày bắt đầu hoạt động: 19/6/2020.
6. Công chứng viên:
- Đồng Thị Hạnh, quyết định bổ nhiệm lại Công chứng viên
số: số 38/QĐ-BTP do Bộ Tư pháp cấp ngày 12/01/2017;
- Nguyễn Đức Điền, quyết định bổ nhiệm Công chứng viên
số: 491/QĐ-BTP do Bộ Tư pháp cấp ngày 21/3/2012;
- PhạmThịThanh Hải, quyết định bổ nhiệmCông chứng viên
số: 503/QĐ-BTP do Bộ Tư pháp cấp ngày 13-03-2020.
Góc ảnh
Gửi rác trên cầu
Đường bộ hành hai bên trên
cầu Văn Thánh, phường 25, quận
Bình Thạnh
(ảnh 1)
và cầu Điện
Biên Phủ, đường Điện Biên Phủ,
phường 17, quận Bình Thạnh,
TP.HCM
(ảnh 2)
thường nhếch
nhác bởi rác chiếm đường của
người đi bộ. Một số người ý thức
kém thường đem rác vứt nơi đây.
Thật ngao ngán trước những hình ảnh nhếch nhác này.
Theo Điều 20 Nghị định 155/2016 về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì hành vi
vứt, thải rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố… sẽ bị
phạt tiền 5-7 triệu đồng.
THÁI HOÀNG
1
2
CóKT3, được làmcăncước
tại nơi tạm trú?
Công dân đề nghị cấp thẻ căn
cước công dân (CCCD) lần
đầu phải đến cơ quan quản lý CCCDnơi đăng
ký thường trú để thực hiện thủ tục.
Tôi tạm trú tại quận 7, TP.HCM và được cấp sổ
tạm trú dài hạn (KT3). Hiện chứng minh nhân dân
(CMND) của tôi đã hết hạn và tôi muốn đề nghị cấp
CCCD. Xin hỏi, tôi có sổ KT3 thì có được làm thủ tục
cấp CCCD tại TP.HCM không?
Bạn đọc
Huỳnh Thị Mỹ
 (Quận 7, TP.HCM)
Luật sư
Phạm Minh Tâm
,
Đoàn Luật sư
TP.HCM, 
trả lời: Điều 26 Luật CCCD 2014 quy định
công dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau đây
để làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD tại cơ quan
quản lý CCCD: Bộ Công an; công an tỉnh, TP trực
thuộc trung ương; công an huyện, quận, thị xã, TP
thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương; cơ quan
quản lý CCCD có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp
thẻ CCCD tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị
hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.
Mặt khác, theo khoản 2 Điều 16 Thông tư 07/2016
(sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 40/2019) của Bộ Công
an thì cơ quan quản lý CCCD cấp tỉnh giải quyết
cấp đổi, cấp lại CCCD cho công dân có nơi đăng ký
thường trú tại tỉnh, TP trung ương khác.
Cơ quan quản lý CCCD Bộ Công an tiếp nhận
hồ sơ đổi thẻ CCCD khi công dân có yêu cầu. Theo
thông tin chị Mỹ cung cấp thì chị đăng ký tạm trú dài
hạn (KT3) tại TP.HCM và mong muốn cấp chuyển từ
CMND sang CCCD, tức là xin cấp CCCD lần đầu. 
Về thẩm quyền thì cơ quan quản lý CCCD cấp tỉnh
chỉ giải quyết cấp CCCD cho người dân thường trú
tại tỉnh, TP trung ương khác trong trường hợp cấp lại,
cấp đổi CCCD. Do đó, chị Mỹ phải về lại cơ quan
quản lý CCCD tại nơi đăng ký thường trú để thực
hiện thủ tục.
TRÚC PHƯƠNG
Tiền ảo có được dùng để thanh toán
giao dịch?
Gần đây, tôi được bạn bè giới thiệu đầu tư vào tiền ảo.
Xin hỏi, tiền ảo có được nước ta công nhận là tài sản hay
không? Loại tiền này có được dùng để thanh toán trong
các giao dịch?
Bạn đọc
Đỗ Thìn
 (Thủ Đức, TP.HCM)
Luật sư
Bùi Quốc Tuấn
,
Đoàn Luật sư TP.HCM
,
trả lời: Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, tài
sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tiền
được hiểu là tiền giấy hoặc tiền kim loại do Ngân
hàng Nhà nước (NHNN) phát hành. Khoản 2 Điều 17
Luật NHNN Việt Nam 2010 quy định tiền giấy, tiền
kim loại do NHNN phát hành là phương tiện thanh
toán hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam.
Mặt khác, khoản 6 Điều 4 Nghị định 101/2012 được
sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 80/2016 về thanh toán
không dùng tiền mặt cũng quy định phương tiện thanh
toán không dùng tiền mặt bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy
nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các
phương tiện thanh toán khác theo quy định của NHNN.
Theo các quy định trên, tiền ảo chưa được pháp luật
Việt Nam công nhận là tài sản và chưa được sử dụng như
phương tiện thanh toán hợp pháp.
TRÚC PHƯƠNG
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook