142-2020 - page 4

4
Thời sự -
ThứSáu 26-6-2020
LÊ THOA
N
gày 25 - 5 , t ạ i Nhà
khách Quốc hội (QH)
TP.HCM, Ủy ban Về
các vấn đề xã hội của QH tổ
chức hội thảo về việc thực
hiện chính sách, pháp luật về
cai nghiện ma túy và phòng,
chống HIV/AIDS.
Cai nghiện tại gia
đình, cộng đồng
chưa hiệu quả
Ông Cao Văn Thành (Phó
Cục trưởng phụ trách Cục
Phòng chống tệ nạn xã hội,
Bộ LĐ-TB&XH) cho biết
số người nghiện ma túy và
số chất ma túy tăng mạnh
qua từng năm. Điều này gây
khó khăn, tạo sức ép rất lớn
đối với công tác cai nghiện
và quản lý sau cai.
Các quy định pháp luật hiện
nay về tổ chức cai nghiện ma
túy tại gia đình, cộng đồng
chưa đạt hiệu quả. Việc giao
cho UBND xã, phường thực
hiện là không khả thi, đã được
chứng minh qua gần 20 năm
nay. Hiện chỉ có 13/63 tỉnh,
TP tổ chức cai nghiện ma túy
tại gia đình, cộng đồng.
“Bởi việc cai nghiện là dịch
vụ hỗ trợ về tâm lý, xã hội, y
tế mang tính chuyên môn kỹ
thuật, do vậy phải do các cơ
quan chuyên môn đảm bảo
điều kiện, tiêu chuẩn để thực
hiện. Trong khi đó, UBND
cấp xã là cơ quan hành chính,
không phải đơn vị cung cấp
dịch vụ. Chưa kể, hiện nay
các dịch vụ hỗ trợ tâm lý, xã
hội, y tế ở cộng đồng không
thuộc UBND xã quản lý nên
huy động để hỗ trợ người cai
nghiện khó khăn. Nguồn lực
ở xã, phường cũng không
có, điều kiện cụ thể để giáo
dục người nghiện thì không
đủ. MTTQ tham gia vào
công tác này còn rất nhiều
việc nên cuối cùng thì công
an phải làm hết.
Trại viên “đấu luật”
với cán bộ
Bà Nguyễn Thị Thanh
Hương, Sở LĐ-TB&XH tỉnh
Bà Rịa-Vũng Tàu, thông tin
rằng hiện nay người nghiện
ma túy không có nơi cư trú
ổn định bị áp dụng biện pháp
đưa vào cơ sở cai nghiện bắt
buộc. Hơn 90% người được
đưa vào cơ sở cai nghiện bắt
buộc là người không có nơi cư
trú ổn định... Nhiều lúc gây
quá tải cho cơ sở cai nghiện,
dễ dẫn đến tình trạng bạo loạn,
đánh nhau, trốn trại tập thể.
“Tình trạng bạo loạn, đánh
nhau, trốn trại này cũng diễn ra
ở cơ sở cai nghiện thuộc tỉnh
Tiền Giang” - bà Hương nói.
Nói về cơ sở cai nghiện ở
Tiền Giang, ông Lý Hoàng
Chiêu (Trưởng ban Văn hóa
- Xã hội, HĐND tỉnh Tiền
Giang), cho hay cơ sở cai
nghiện của tỉnh chỉ có sức
chứa 230 người nhưng hiện
có tới trên 650 người nghiện.
Từ đó ảnh hưởng đến công tác
quản lý, chữa bệnh, dạy nghề
va ôn đinh tư tương, tâm ly
cho người cai nghiện. Thậm
chí, một số lần có học viên
đứng ra cầm đầu kích động,
tụ tập phe nhóm gây rối làm
mất ổn định nề nếp, nội quy
của trại, đánh cả cán bộ và
trốn trại.
Theo ông Chiêu, trong khi
đó việc xử lý các vi phạmhành
chính tại cơ sở cai nghiện
chưa nghiêm. “Có lần làm
việc với người gây rối, có
học viên rất am hiểu luật nói
rằng đây không phải là nơi
công cộng nên không bị xử
lý. Có học viên dù cầm đầu,
kích động, vượt trại nhưng
khi bị bắt lại thì chỉ cách ly
riêng biệt 3-4 ngày. Cách ly
mà được lo cơm nước, được
bảo vệ, khỏi lao động thì quá
sung sướng” - ông Chiêu
phân tích. Ông đề nghị các cơ
quan chức năng phải nghiên
cứu, có biện pháp xử lý tình
trạng này.
Trung tá Hoàng Văn Hiều,
PhóTrưởngphòng2,C04(thuộc
Bộ Công an), thì đề nghị ưu
tiên cai nghiện tự nguyện tại
gia đình, cộng đồng, điều
trị bằng thuốc thay thế. Sau
đó nếu vẫn vi phạm thì mới
đưa vào cơ sở cai nghiện bắt
buộc. Lý do, theo phó trưởng
Phòng 2, hiện nay 97 cơ sở
cai nghiện trên cả nước chỉ
chứa khoảng 50.000 người
nên không thể đưa tất cả
người nghiện trên 18 tuổi
vào. Trong khi đó, cả nước
có đến hơn 230.000 người
nghiện ma túy, một ngày chi
phí cho người cai nghiện ít
nhất 100.000 đồng.•
ÔngĐặng Thuần Phong, Phó Chủ nhiệmỦy ban Về các vấn đề xã hội củaQuốc hội,
phát biểu tại hội thảo. Ảnh: LÊ THOA
Băn khoăn chuyện cai
nghiện tại cộng đồng
Số người nghiệnma túy tăngmạnh qua từng năm. Điều này gây khó
khăn, tạo sức ép rất lớn đối với công tác cai nghiện và quản lý sau cai.
đảm bảo cho tổ chức cai
nghiện...” - ông Thành phân
tích rõ.
Ông đề nghị việc tổ chức
cai nghiện ma túy tại gia
đình, cộng đồng cần được
quy định theo nguyên tắc coi
đây là hình thức tự nguyện;
do cơ quan chuyên môn thực
hiện (tư vấn cai nghiện, hỗ
trợ phục hồi bằng các dịch vụ
y tế, xã hội…) với sự tham
gia phối hợp của gia đình,
các tổ chức xã hội tại cộng
đồng dân cư.
Theo phó cục trưởng phụ
trách Cục Phòng chống tệ
nạn xã hội, nên cho chủ tịch
UBNDhuyệnchịu tráchnhiệm
tổ chức việc cai nghiện tại gia
đình, cộng đồng và đảm bảo
các điều kiện, tiêu chuẩn cho
bộ chuyên ngành quy định.
Ông Phạm Văn Hòa, đại
biểu QH tỉnh Đồng Tháp,
cũng nhìn nhận ở cấp xã thì
cơ sở vật chất về y tế không
Các quy định pháp
luật hiện nay về tổ
chức cai nghiện ma
túy tại gia đình,
cộng đồng chưa đạt
hiệu quả. Hiện chỉ
có 13/63 tỉnh, TP
tổ chức cai nghiện
ma túy tại gia đình,
cộng đồng.
“Nên cho tư nhân tham gia lĩnh vực
cai nghiện”
Ông Huỳnh Thành Lập, nguyên Trưởng Đoàn đại biểu
QH TP.HCM, đặt vấn đề: “Cai nghiện tập trung khó vì tỉ lệ
tái nghiện cao, lâu lâu lại có người trốn trại. Tuy nhiên, cai
nghiện tại cộngđồng cũngkhônghiệuquả.Vậy thì làmsao?”.
Theo ông Lập, cai nghiện tại gia đình, cộng đồng phải làm
nhưng phải đổi mới cách làm, khuyến khích người nghiện
phải có ý chí, dựa vào gia đình. Đồng thời, khuyến khích
tư nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực cai nghiện bằng việc
điều chỉnh thủ tục cho bớt khó khăn.
“Nếu để tư nhân làm thì họ có cách quản lý, ở nước ngoài
họ làm theo dự án, cho người nghiện đi về thử thách, kiểm
tra. Mình sẽ rút kinh nghiệm của thế giới. Đừng tách rời
người nghiện với xã hội mà để họ lao động, gắn liền với gia
đình” - ông Lập phân tích. Nguyên Trưởng Đoàn đại biểu
QH TP.HCM cũng đề nghị kiểm soát ma túy tại vũ trường,
karaoke…
Khởi tố 8 bị can trong vụ chặn xe
ép chuyển 35 tỉ ở TP.HCM
Chiều 25-6, liên quan đến vụ chặn xe ép chuyển
35 tỉ đồng ở TP.HCM, Thiếu tướng Trần Ngọc Hà,
Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an),
cho biết cơ quan này đã ra quyết định khởi tố bị
can, lệnh bắt tạm giam đối với tám bị can về tội
cướp tài sản.
“Cục Cảnh sát hình sự đang tập trung làm rõ tội
danh cướp tài sản, còn việc nạn nhân và các bị can
có vi phạm kinh doanh tiền ảo hay không, cơ quan
điều tra sẽ tiếp tục làm rõ. Nếu có căn cứ sẽ xử lý” -
Thiếu tướng Hà nói.
Trước đó, vào giữa tháng 5, Cục Cảnh sát hình
sự bắt giữ một nhóm giang hồ, có thuê người theo
dõi chặn ô tô trên đường dẫn cao tốc TP.HCM -
Long Thành - Dầu Giây, bắt một doanh nhân rồi
yêu cầu chuyển tiền điện tử vào tài khoản mình.
Những người bị bắt giữ gồm Hồ Ngọc Tài (31
tuổi), Trần Ngọc Hoàng (37 tuổi, cùng ngụ TP Đà
Nẵng), Nguyễn Văn Đức (24 tuổi, Đắk Lắk), Mai
Xuân Phốt (28 tuổi, Quảng Nam), Trịnh Tuấn Anh
(35 tuổi), Bùi Quang Chung (24 tuổi) và Trương
Chí Hải (31 tuổi, cùng ngụ TP.HCM).
TUYẾN PHAN
Công an truy tìm thủ lĩnh
200 giang hồ áo cam gây náo loạn
Công an phát đi thông báo truy tìm
Trí “nhảm” cùng ba người khác.
Ngày 25-6, Công an TP.HCM tiếp tục điều tra,
truy xét “băng nhóm áo cam” do Dương Đại Trí
(còn gọi là Trí “nhảm”, 30 tuổi, ngụ quận Bình Tân)
cầm đầu gây náo loạn quán ốc hồi đầu tháng 6.
Công an phát đi thông báo truy tìm Dương Đại
Trí cùng nhiều thành viên chủ chốt trong băng
nhóm gồm: Trần Hoàng Pha (31 tuổi, ngụ phường
An Lạc, quận Bình Tân), Phan Vinh Thuận (19 tuổi,
ngụ phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân) và Lê
Ngọc Đăng Khoa (26 tuổi, ngụ phường 11, quận 6,
TP.HCM).
Vụ gây náo loạn xảy ra vào khoảng 20 giờ 30 tối
5-6, tại quán nhậu Ốc Hương, phường An Lạc, quận
Bình Tân. Lúc đó có khoảng 200 thanh niên đi trên
xe máy, mặc đồng phục áo cam, tay cầm theo các
hung khí đến chửi bới. Nhiều người xông vào trong
quán đập phá bàn ghế, tủ kính. Một thành viên
trong số này phát hiện anh Lâm Thành Long (30
tuổi, phường 14, quận 6) cầm điện thoại quay phim
nên dùng vỏ chai bia đập vào đầu. Sau đó, nhóm
người này lên xe bỏ đi, trên đường còn hò hét diễu
võ dương oai.
Công an TP.HCM triệu tập, bắt giữ nhiều người
có liên quan và khởi tố vụ án hình sự. Trong số
những người bị bắt có Nguyễn Thanh Tuấn (tự Tuấn
“bê”, 36 tuổi, ngụ quận Bình Tân) khi người này
đang trốn ở Ninh Thuận.
Theo một nguồn tin, Tuấn “bê” là tay anh chị
đứng ra “lo” cho quán ốc và nhiều địa điểm kinh
doanh khác. Tuấn có xích mích với Dương Đại Trí
và hai bên đã nhiều lần gây gổ với nhau.
Hôm xảy ra vụ việc, Trí lên mạng kêu gọi anh
em tới giải quyết mâu thuẫn với Tuấn, những
người tham gia đều được trả tiền công và phát
áo màu cam để dễ nhận diện, tránh chém nhầm.
Khoảng 200 người này được cho là xuất phát từ
quận 8 sang quận Bình Tân vì nghe tin Tuấn “bê”
đang có mặt ở quán ốc. Tuy nhiên, tìm tới quán
ốc thì không thấy Tuấn “bê” nên nhóm này quậy
quán.
Tuấn “bê” sau khi nghe tin quán ốc bị đập phá thì
kêu gọi các “anh em xã hội” để huy động lực lượng
giải quyết. Tuy nhiên, nhóm này mới tụ tập lại thì bị
Công an TP.HCM ập đến khống chế.
Liên quan tới vụ này, hôm 13-6, trao đổi bên
lề buổi họp báo tại Trung tâm Báo chí TP.HCM,
Thượng tá Nguyễn Thế Lâm, Phó Trưởng phòng
Tham mưu, Công an TP.HCM, nói rằng Công an
TP.HCM đã triệu tập 54 người để lấy lời khai...
NGUYỄN TÂN
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook