142-2020 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứSáu26-6-2020
giả mạo tài liệu liên quan đến việc
thông báo các chương trình khuyến
mãi đến các sở Công Thương làm
thiệt hại nghiêm trọng về tài sản,
lợi ích của công ty và vu khống,
bôi nhọ danh dự của lãnh đạo và
nhân viên công ty.
Ngày 10-1-2019, công ty buộc thôi
việc bà H. theo hình thức sa thải vì
cho rằng bà đã vu khống lãnh đạo
và nhân viên công ty.
Bà H. khởi kiện, đề nghị tòa hủy
quyết định sa thải trái luật, buộc
công ty nhận bà trở lại làm việc theo
hợp đồng lao động đã ký. Ngoài
ra, bà còn yêu cầu công ty xin lỗi
trước tập thể, thanh toán tiền lương
trong những ngày bà không được
làm việc và hai tháng tiền lương do
sa thải trái luật.
Ngược lại, phía công ty trình bày
rằng bà H. đã vu khống lãnh đạo và
nhân viên công ty. Những người bị
bà H. vu khống là tổng giám đốc,
giám đốc pháp lý và đối ngoại,
giám đốc nhân sự, trưởng bộ phận
đối tác nhân sự.
Theo công ty, bà H. đã vu khống
lãnh đạo vì khiếu nại của bà đã được
giải quyết nhưng bà vẫn gửi đơn đi
nơi khác và đòi sa thải, cho họ nghỉ
việc. Bà H. cũng vu khống nhân
viên hỗ trợ bán hàng làm giả các
tài liệu của công ty và đề nghị cho
họ nghỉ việc. Công ty cho rằng với
những sai phạm này thì việc công
ty sa thải bà H. là đúng luật.
Quá trình hòa giải trước khi tòa
xét xử, công ty đồng ý rút quyết
định sa thải và bồi thường cho bà
H. 500 triệu đồng nhưng bà không
đồng ý. Bà H. yêu cầu công ty phải
xin lỗi bà trước tập thể.
Tại phiên tòa, luật sư của bà H.
lập luận rằng công ty sa thải dựa vào
nội dung các email là không thuyết
phục. Nội dung được đề cập trong
các email này không có tính chất vu
khống hay bịa đặt cụ thể nội dung
nào. Bà chỉ thắc mắc và đặt câu hỏi
về việc một số người có vi phạm
nhưng vẫn còn làm việc, trong khi
đó bà lại bị trù dập…
Tòa: Sa thải trái luật
HĐXX TAND quận Thủ Đức
nhận định công ty đưa ra các email
làm chứng cứ chứng minh bà H. vu
khống. Tuy nhiên, những chứng cứ
này không chứng minh được hành
vi của bà H. là vu khống ai, cụ thể
nội dung vu khống như thế nào.
Việc công ty dựa vào các nội dung
có trong các email này làm căn cứ
sa thải là không đúng quy định của
pháp luật về lao động.
Tòa dẫn chứng các email nói trên.
Trong một email gửi lãnh đạo, bà
H. viết:
“…Tôi nhận được thông tin
mình bị cho thôi việc và chỉ được đền
bù ba tháng lương, tôi không đồng
ý; cho tôi biết vì sao tôi lại bị cho
thôi việc; nếu nghỉ việc thì cả các
vị cũng phải nghỉ việc cùng tôi…”;
“… Đầu tiên tôi xin lỗi vì nhiều
mail tôi đã bỏ sót mail quan trọng
này của bà do tôi chưa nhận được
sự bàn giao chuyển sự việc qua cho
bà phụ trách. Tôi rất mong bà trả
lời mail tôi bằng tiếng Việt vì tiếng
Anh tôi rất kém…”;
“… Mỗi ngày đi làm là một lo
sợ khi đến công ty và khi rời khỏi
công ty không biết bao nhiêu rủi
ro có thể ập đến cá nhân em khi đi
đường khi sự việc em trình bày đã
được nhiều người biết không tuyệt
mật như đã hứa…”;
PHƯƠNG LOAN
T
AND quận Thủ Đức, TP.HCM
vừa xử sơ thẩm một vụ tranh
chấp lao động và tuyên chấp
nhận yêu cầu hủy quyết định sa thải,
buộc công ty phải nhận nguyên đơn
vào làm lại và phải thanh toán 172
triệu đồng tiền lương. Đáng chú ý,
nguyên đơn còn yêu cầu phía công
ty phải xin lỗi mình công khai trong
tập thể công ty. Tuy nhiên, tòa bác
yêu cầu này của nguyên đơn với lý
do luật không có quy định sa thải
trái luật thì phải xin lỗi.
Bị sa thải vì cho rằng
vu khống lãnh đạo
Theo hồ sơ, bà H. làm việc tại
một công ty nước giải khát từ năm
2012. Theo hợp đồng lao động
không xác định thời hạn, bà H. là
điều phối viên dự án Red.
Ngày 27-11-2018, công ty lập biên
bản kỷ luật bà H. với ba nội dung:
Không gửi các thông báo chương
trình khuyến mãi; tham gia làm
Vụ án bị
sa thải vì cho
là vu khống
lãnh đạo
Tòa tuyên buộc công ty phải nhận công
nhân làmviệc trở lại vì sa thải trái luật, còn
yêu cầu xin lỗi thì luật không quy định.
“…Nếu công ty đã đóng phạt cho
Nhà nước một số tiền rất lớn việc
Team chị Nguyễn Thị Hạnh giả mạo
chữ ký thì tại sao thuế lại đến công
ty kiểm tra lại những chứng từ đã
được giả mạo chữ ký làm gì nữa…”;
“… Cuộc họp 7-8-2018 em có
nhắc nhiều lần sau khi cuộc điều
tra kết thúc một thời gian rồi nhưng
Công ty vẫn còn chưa xử lý những
người có liên quan hoặc trực tiếp
sai phạm cụ thể …”.
Trong email của bà giámđốc pháp
lý và đối ngoại gửi cho bà H. viết:
“…Chúng tôi vừa nhận được phản
hồi từ ủy ban đạo đức và tuân thủ
tại Atlanta rằng yêu cầu của em
về việc xem xét lại trường hợp vi
phạm bộ quy tắc đạo đức và tuân
thủ của tập đoàn và nội quy lao
động của CCBVL đã không được
chấp nhận…”; “ … Công ty sẽ
gửi văn bản chính thức đến em để
thông báo cụ thể về việc này trong
vài ngày tới…”.
Từ đó, HĐXX quyết định tuyên
chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà
H., hủy quyết định sa thải, buộc công
ty phải nhận nguyên đơn vào làm
lại và phải trả 172 triệu đồng tiền
lương (16 tháng bà H. không được
làm việc và hai tháng do sa thải trái
luật). Về yêu cầu buộc công ty phải
xin lỗi trước tập thể thì tòa không
chấp nhận vì luật không quy định.•
Lý do tòa hủy quyết định sa thải
HĐXX nhận định: Khi kỷ luật bà H., công ty tuân thủ các quy định của Bộ
luật Lao động, Nghị định 05/2015 và áp dụng nội quy lao động đã được
đăng ký. Tuy nhiên, bà H. là ủy viên ban chấp hành công đoàn của công ty
nhiệm kỳ 2018 -2023 nhưng khi sa thải bà, công ty không có thỏa thuận
nàobằngvănbản với ban chấphành côngđoàn cơ sởhoặc ban chấphành
cấp trên trực tiếp cơ sở theo khoản 7 Điều 192 Bộ luật Lao động 2012.
Quá trình hòa giải trước
khi tòa xét xử, công ty
đồng ý rút quyết định sa
thải và bồi thường cho bà
H. 500 triệu đồng nhưng
bà không đồng ý.
Nữ bị cáo lãnh 20 năm tù vì mua bán
ma túy
Ngày 25-6, TAND TP.HCM xử sơ thẩm đã tuyên phạt
Nguyễn Thị Thu Thủy 20 năm tù, Nguyễn Thanh Tân tám
năm tù, Võ Phi Cường bảy năm tù cùng về tội mua bán
trái phép chất ma túy.
Tại tòa, bị cáo Thủy khai có chồng là người Đài Loan
đang sinh sống tại Đài Loan và có hai con chung.
Theo hồ sơ, tháng 11-1997, Thủy bị Công an quận 3,
TP.HCM tạm giữ một tuần về hành vi tổ chức sử dụng
trái phép chất ma túy nhưng không xử lý hình sự.
Trưa 7-12-2018, công an phát hiện, bắt quả tang Tân và
một người nghiện có hành vi tàng trữ trái phép chất ma
túy. Cả hai khai nguồn ma túy có được là từ Thủy.
Mở rộng điều tra, ngay chiều cùng ngày, tại nhà Thủy
ở phường Tân Thới Hiệp, quận 12, công an bắt quả tang
Thủy và Cường đang ngồi trong phòng ngủ phân chia ma
túy để bán.
Tại cơ quan điều tra, Thủy khai có mua bán ma túy
và lấy hàng của hai người không rõ lai lịch. Thủy thuê
Cường phụ giúp phân chia và bán ma túy, thuê Tân đi
nhận ma túy và bán cho con nghiện.
Cơ quan tố tụng xác định Thủy phải chịu trách nhiệm
với số lượng ma túy thể rắn hơn 104 g và mua bán hai
chất ma túy trở lên.
HOÀNG YẾN
Hầu tòa vì ma túy sau 2 lần
cai nghiện bắt buộc
TAND quận Thủ Đức, TP.HCM xử sơ thẩm và tuyên
phạt bị cáo Đặng Ngọc Trang (sinh năm 1993) ba năm
sáu tháng tù về tội tàng trữ trái phép chất ma túy.
Tại tòa, Trang thừa nhận hành vi phạm tội. Trang khai
số ma túy giữ trong người là để sử dụng, không phải
mua bán.
Theo hồ sơ, Trang nghiện ma túy, đã bị cơ quan chức
năng đưa đi cai nghiện bắt buộc hai lần và có một tiền án
về tội mua bán trái phép chất ma túy.
HĐXX nhận định bị cáo có nhân thân xấu, đã bị xử lý
về hành vi mua bán trái phép chất ma túy nên phải xử
nghiêm để răn đe, phòng ngừa chung.
Theo cáo trạng, ngày 1-1, tại một khách sạn ở
phường Linh Đông, quận Thủ Đức, công an phát hiện,
bắt quả tang Trang có hành vi tàng trữ trái phép chất
ma túy.
Tại cơ quan điều tra, Trang khai số ma túy bị bắt quả
tang (trọng lượng 2,71 g) do Lê Quang Hiền (sinh năm
1966, bạn trai Trang) đưa để sử dụng. Cùng ngày, Hiền
cũng bị Công an quận 5, TP.HCM bắt giữ về hành vi
tàng trữ trái phép chất ma túy.
MINH VƯƠNG
Bị cáo Thủy và hai đồng phạmtại tòa. Ảnh: HY
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook