142-2020 - page 11

11
Kinh tế -
ThứSáu26-6-2020
Ngành bán lẻ phất lên giữa
mùa dịch
THUHÀ
N
gày 25-6, tại TP.HCM, Hiệp
hội Thương mại điện tử
(TMĐT) Việt Nam tổ chức
diễn đàn Toàn cảnh TMĐT Việt
Nam 2020 với chủ đề “Tăng tốc
sau đại dịch”. Thông tin tại diễn
đàn cho hay từ đầu tháng 2 đến
hết tháng 4, nhiều công ty phải
cắt giảm hoạt động sản xuất, kinh
doanh, thậm chí đóng cửa, giải thể.
Trong bức tranh màu xám này, lĩnh
vực TMĐT chứng kiến một số tín
hiệu tích cực nhưng cũng đứng
trước nhiều thách thức.
Đơn hàng tăng vọt
nhờ online
Bà Nguyễn Thúy Anh, Trưởng
phòng nghiên cứu ứng dụng kinh
tế số thuộc Bộ Công Thương, nhận
định trong dịch COVID-19 vừa
qua, TMĐT được đánh giá là một
trong những ngành ít bị tác động
hơn so với các ngành khác tại Việt
Nam. “Nếu nhìn ở mặt tích cực thì
COVID-19 đã đem lại nhiều cơ hội
lớn cho hoạt động bán hàng online,
nhất là các mặt hàng thiết bị y tế và
thực phẩm” - bà Anh dẫn chứng.
BàAnh cũng nhìn nhận đại dịch đã
ít nhiều làm thay đổi thói quen, hành
vi mua sắm của người tiêu dùng, từ
đó ảnh hưởng đến ngành bán lẻ của
nước ta. Trên thực tế, hiện nay một
số đơn vị bán hàng theo phương thức
truyền thống đang dịch chuyển sang
phương thức bán hàng trực tuyến
(online) phù hợp với xu thế mới.
Đơn cử, chợ đầu mối nông sản
thực phẩm Bình Điền tại TP.HCM
đang chuyển đổi số để thay đổi hệ
thống cũ vốn đang rất cồng kềnh
của mình. Đặc biệt, chợ đầu mối
này đưa một số mặt hàng đặc trưng,
có điểm nhấn tại TP.HCM và khu
vực miền Nam lên sàn TMĐT hoặc
chuyển đổi bán hàng online.
“Trong đợt dịch COVID-19 vừa
qua, chúng tôi cũng kết hợp với các
sàn TMĐT và đơn vị logistics để
giúp đỡ nông dân tìm đầu ra cho
sản phẩm. Ví dụ, đưa nông sản lên
sàn TMĐT, kết hợp với các đơn
vị logistics để giảm giá thành vận
chuyển các mặt hàng nông sản” - bà
Anh thông tin.
Bà Vũ Ánh Tuyết, Chánh Văn
phòng Lazada Việt Nam, cũng
cho hay trong dịch COVID-19
vừa qua, nhiều công ty bán hàng
truyền thống khá nổi tiếng đã kết
hợp cùng Lazada thực hiện chuyển
đổi số nhằm thích ứng với đại dịch,
tạo ra nhiều thay đổi lớn về doanh
thu. Chẳng hạn, với Công ty Chăn
nuôi và Chế biến thực phẩmSài Gòn
(SagriFood) trước đây kênh phân
phối chủ yếu là cung ứng thịt heo
thảo mộc vào các chuỗi siêu thị.
Khi dịch COVID-19 diễn ra, đơn
vị này đã đưa sản phẩm của mình
lên sàn TMĐT để phục vụ nhu cầu
mua sắm online của khách hàng.
“Dù chỉ mới tham gia bán hàng
online hơn hai tháng trên sàn nhưng
kết quả thu được rất khả quan. Riêng
trong chiến dịch “Sale hè rực rỡ”
vừa qua, đơn hàng của SagriFood
đã tăng gấp 40 lần so với ngày
thường” - bà Tuyết dẫn chứng.
Dám thay đổi để
thích nghi với cái mới
Nhiều chuyên gia nhận định
COVID-19 là một chất xúc tác làm
thay đổi mạnh mẽ hành vi người
tiêu dùng. Điều này cũng được ông
NguyễnAnh Dzũng, Giám đốc cao
cấp dịch vụ đo lường bán lẻ Nielsen
ViệtNam, nhậnđịnhkhi đưa ranhững
thông số khảo sát tại Việt Nam.
Theo đó, người tiêu dùng Việt
đang có xu hướng chuyển qua ăn
uống tại nhà nhiều hơn, khi có đến
82% giảm tần suất ăn ở bên ngoài.
65% người tham gia khảo sát cho
biết họ quan tâm nhiều hơn đến
sức khỏe và mua sắm online nhiều
hơn trước và 63% khẳng định họ
sẽ tiếp tục mua sắm trực tuyến dù
COVID-19 có qua đi.
“Xu hướng này là một cơ hội
rất lớn cho TMĐT Việt Nam và cả
những nhà bán lẻ, nhà sản xuất và
các công ty thực phẩm và công ty
liên quan đến bảo vệ sức khỏe” - đại
diện Nielsen Việt Nam nhận định.
Do đó, các nhà bán lẻ cần mạnh dạn
khai thác sâuhơncáckênh trực tuyến,
suy nghĩ lại về việc giao hàng, phát
triển hơn các dịch vụ O2O (offline
to online) và thúc đẩy tích hợp đa
kênh, để đáp ứng được nhu cầumua
sắm của khách hàng.
Tuy nhiên, xu hướng mới này
cũng đặt ra nỗi lo cho các chuỗi
cửa hàng tiện lợi, siêu thị hay địa
điểm mua sắm truyền thống. Để
đáp ứng xu thế mới, các hệ thống
siêu thị đang tăng cường việc đầu
tư công nghệ để hỗ trợ bán hàng
nhưng đi kèmvới đó là những khoản
chi phí lớn. Đây cũng là gánh nặng
với những đơn vị có tiềm lực tài
chính hạn hẹp.
Đại diện Lazada Việt Nam cũng
cho hay để hỗ trợ doanh nghiệp
chuyển đổi số, đơn vị này vàVecom
đã kết hợp cùng nhau đưa các sản
phẩm dừa Bến Tre lên kênh bán
hàng online, đưa sản phẩm đặc
trưng vùng miền đến tay người tiêu
dùng một cách dễ dàng hơn. Đặc
biệt, trong đợt dịch vừa qua, nhiều
Viết thư tay, tặng khẩu trang cho khách hàng
Ông Nguyễn Thành Vân, nhà sáng lập và giám đốc điều hành chuỗi
thời trang Gumac, cho biết đại dịch vừa qua không ảnh hưởng nhiều
đến tình hình kinh doanh của chuỗi. Lý do là trong giai đoạn dịch, trung
bình Gumac có khoảng 3.000 đơn hàng/ngày.
Để có được thành công này, công ty đã áp dụng nhiều yếu tố như tối
ưu hóa việc thiết kế gian hàng trên các sàn TMĐT, thay đổi định kỳ giao
diện, chất lượng hình ảnh, video về sản phẩm phải sắc nét…Đồng thời,
phối hợp các kênh bán hàng online để tăng doanh thu như Facebook,
website, SMS và livestream trên các nền tảng mạng xã hội.
“Chúng tôi còn viết thư tay, tặng kèmkhẩu trang kháng khuẩn để cám
ơn những khách hàng mua sản phẩm. Đây là chiến dịch đem lại nhiều
thành công trong việc chiếm được lòng tin yêu của khách hàng, từ đó
thúc đẩy doanh số bán hàng ngày một gia tăng” - ông Vân nói.
Tại hội nghị trực tuyến sơ kết và thúc đẩy giải ngân
nguồn vốn đầu tư công vay nước ngoài ngày 25-6, Bộ Tài
chính cho biết: Riêng đối với TP.HCM, tỉ lệ giải ngân hiện
mới đạt 4,13% so với kế hoạch. TP đang có vướng mắc
về việc hoàn ứng cho ba dự án gồm: Metro 1 đoạn Bến
Thành - Suối Tiên; cải thiện môi trường nước giai đoạn 2;
vệ sinh môi trường TP.HCM trị giá 4.600 tỉ đồng.
Theo bà Phạm Thị Hồng Hà, Giám đốc Sở Tài chính
TP.HCM, một trong những nguyên nhân khiến giải ngân
vốn vay nước ngoài của TP thấp là do địa phương này
đang trình Thủ tướng cho phép điều chỉnh thời gian thực
hiện dự án; thẩm định điều chỉnh thiết kế cơ sở để làm
thủ tục điều chỉnh dự án… Đặc biệt, theo bà Hà, do ảnh
hưởng bởi dịch COVID-19 nên chưa thể hoàn tất các thủ
tục cho các chuyên gia nước ngoài vào làm việc, nhất là
đối với các gói thầu ngắn hạn cần phải có sự tham gia của
các chuyên gia châu Âu và Nhật Bản.
Vì vậy, để thúc đẩy giải ngân vốn vay nước ngoài, bà
Hà đề nghị Bộ Tài chính tiếp tục hỗ trợ vận động nguồn
vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ; cho
phép dự án ưu tiên đầu tư vào các lĩnh vực phát triển cơ
sở hạ tầng, giao thông môi trường có quy mô đầu tư lớn.
Đặc biệt, Bộ Tài chính và Bộ KH&ĐT cần thống nhất giá
trị vốn vay và cấp phát...
Thông tin tại hội nghị cho hay nếu so với tỉ lệ giải ngân
trung bình 11,98% của các địa phương, giải ngân vốn vay
nước ngoài của TP.HCM hiện ở mức khá thấp. “Trường
hợp UBND TP.HCM, Bộ KH&ĐT và Bộ Tài chính phối
hợp giải quyết dứt điểm việc xác định giá trị cấp phát, giá
trị vay lại và hoàn thành các thủ tục hoàn ứng thì tỉ lệ giải
ngân chung của TP.HCM sẽ nâng lên mức 40%” - Bộ Tài
chính cho hay.
AN AN
nhà bán hàng đã tận dụng những
nền tảng công nghệ như tính năng
livestream, từ đó đem lại nhiều
kết quả tốt.
Đơn cử, nhà bán hàngTrươngThị
Tâmnhờ vào việc livestreamđã tăng
lượt theo dõi lên 70 lần. Kéo theo
đó sự phát triển đơn hàng tăng 15
lần, doanh thu tăng 14 lần…Tương
tự, xưởng giày Minh Nhân đã tăng
doanh thu 1,5 lần so với năm ngoái,
tạo ra công ăn việc làm cho 20 nghệ
nhân làng nghề thông qua việc bán
hàng online trên sàn. “Tuy nhiên,
không phải nhà bán hàng nào lên
sàn TMĐT cũng thành công ngay
lập tức mà phải biết tận dụng nguồn
nhân lực và công cụ vốn có” - bà
Tuyết lưu ý.•
Dịch COVID-19 đã tạo ra nhiều lối đi mới và tiềmnăng phát triển cho ngành bán lẻ ở Việt Nam.
Nhiều đơn vị kinh doanh đã tối ưu việc đặt hàng, giao hàng bằng cách tích hợp nhiều phương thức thanh toán,
cũng như phương thức giao hàng linh hoạt. Ảnh: HOÀNGGIANG
Các nhà bán lẻ, doanh
nghiệp cần chuyển đổi mô
hình bán lẻ truyền thống
thành bán lẻ đa kênh trực
tiếp và trực tuyến.
3 bộ phối hợp, giải ngân của TP.HCM sẽ tăng lên 40%
Tiêu điểm
TheoHiệphộiTMĐTViệt Nam, năm
2019 tốc độ tăng trưởng thương mại
điện tử nước ta đạt trên 32%. Quymô
thương mại điện tử bán lẻ hàng hóa
và dịch vụ tiêu dùng năm 2019 đạt
khoảng 11,5 tỉ USD. Dự đoán tốc độ
tăng trưởng của năm2020 sẽ tiếp tục
duytrìởmứctrên30%vàquymôTMĐT
Việt Nam sẽ vượt con số 15 tỉ USD.
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook