142-2020 - page 9

9
Đài Loan nới lỏng chính sách nhập cảnh
từ ngày 29-6
Đại diện Văn phòng kinh tế và văn hóa Đài Bắc tại
TP.HCM cho biết để từng bước khôi phục hoạt động kinh
tế với các nước trên thế giới và giao lưu quốc tế, Đài Loan
điều chỉnh chính sách người nước ngoài vào Đài Loan.
Cụ thể, từ ngày 29-6, trừ trường hợp du lịch (cả trường
hợp thăm viếng thông thường), những trường hợp khác
muốn đến Đài Loan cần chuẩn bị hồ sơ gửi đến lãnh sự để
được xem xét cấp giấy phép nhập cảnh đặc biệt.
Đối với trường hợp học sinh đến Đài Loan để học tiếng
Hoa, du học sinh chính quy thì căn cứ theo lịch trình mở
cửa của Bộ Giáo dục để giải quyết. Ngoài ra, trừ những
trường hợp công vụ ngoại giao, hợp tác lao động, du học
thuộc nhóm có thể khống chế phòng dịch và trường hợp có
biến cố lớn hoặc tai nạn hoặc thuyền viên quá cảnh, thực sự
gặp khó khăn trong việc xét nghiệm COVID-19 thì những
trường hợp còn lại khi nhập cảnh phải xuất trình cho hãng
hàng không bản xét nghiệm âm tính với COVID-19 (bản
tiếng Anh). Đồng thời, sau khi nhập cảnh phải thực hiện
cách ly tại gia 14 ngày.
Vị đại diện Văn phòng kinh tế và văn hóa Đài Bắc tại
TP.HCM cũng lưu ý chính sách này sẽ được xem xét cùng
với tình hình diễn biến dịch bệnh để có sự điều chỉnh phù
hợp.
PHONG ĐIỀN
Lấy quỹ đất dọc cao tốc Pháp Vân để
phát triển phía nam thủ đô
Sáng 25-6, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ đã
làm việc với Huyện ủy Thường Tín về kết quả thực hiện
nhiệm vụ chính trị thời gian qua. Đồng thời, xác định nhiệm
vụ trọng tâm thời gian tới và công tác tổ chức đại hội đảng
bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu lần thứ XXIV Đảng bộ
huyện, nhiệm kỳ 2020-2025.
Tại buổi làm việc, Bí thư Hà Nội nhận định huyện
Thường Tín có nhiều lợi thế để phát triển như đây là huyện
cửa ngõ phía nam thủ đô, diện tích rộng, dân số đông, có
nhiều di tích lịch sử nổi tiếng. Tuy nhiên, đến nay quy mô
nền kinh tế của huyện còn nhỏ, thu nhập bình quân đầu
người thấp, thu ngân sách tăng chậm và không tương xứng
với tăng trưởng kinh tế…
Bí thư Hà Nội đề nghị lãnh đạo huyện Thường Tín phải
phấn đấu hơn trong bối cảnh ảnh hưởng của COVID-19.
Đồng thời, tạo chính sách đột phá trong năm năm tới cho
khu vực phía nam thủ đô là phải hoàn thiện điều chỉnh, bổ
sung quy hoạch phát triển cho huyện cùng với quy hoạch
vùng huyện, liên huyện.
Cụ thể, mở rộng quốc lộ 1A cũ, nghiên cứu phát triển các
đường gom. Tận dụng đường gom cao tốc Pháp Vân - Cầu
Giẽ để tạo quỹ đất, làm trục phát triển của TP và quốc gia.
“Quy hoạch phát triển đô thị Phú Xuyên - Thường Tín phải
định hướng là đô thị cửa ngõ phía nam, ưu tiên đất cho các
trường học, bệnh viện…” - Bí thư Hà Nội nhấn mạnh.
Ngoài ra, ông Vương Đình Huệ cũng chỉ đạo các sở, ngành
tham mưu với TP để có cơ chế, chính sách phát triển trục
kinh tế phía nam cho sôi động, tương xứng với các trục phát
triển khác của TP, đảm bảo sự phát triển đồng đều và không
để nơi đây thành vùng trũng phát triển.
TRỌNG PHÚ
THUTRINH-NGUYỄNCHÂU
B
an cán sự đảngUBNDTP.HCM
vừa có tờ trình gửi Ban Thường
vụ Thành ủy TP về việc điều
chỉnh quy hoạch tổng thể hệ thống
thoát nước TP.HCM đến năm 2030,
tầm nhìn năm 2050.
Theo đó, việc nghiên cứu quy hoạch
hệ thống thoát nước mới sẽ được mở
rộng trên diện tích khoảng 2.095
km
2
 bao gồm 23 quận, huyện (trừ
huyện Cần Giờ). Như vậy, diện tích
quy hoạch thoát nước sẽ được nâng
từ 650 km
2
lên tới 2.095 km
2
, gấp
ba lần so với diện tích quy hoạch cũ.
Mở rộng gấp ba lần
Điều chỉnh quy hoạch tổng thể hệ
thống thoát nước TP.HCM đến năm
2030, tầm nhìn năm 2050 với mục
tiêu chính là lập quy hoạch thoát nước
đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển
của TP. Điều chỉnh này còn làm cơ
sở cho việc phát triển dự án đầu tư
xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp
hệ thống thoát nước trên địa bàn TP.
Trong tờ trình, Ban cán sự đảng
UBND TP cho rằng điều chỉnh quy
hoạch thoát nước mới cho TP là việc
cần thiết. Ban cán sự đảng TP.HCM
cũng nêu rõ hai vấn đề về đồ án quy
hoạch tổng thể thoát nước TP.HCM
đến năm 2020 được Thủ tướng phê
duyệt theo Quyết định 752/QĐ-TTg
(quy hoạch 752) đến nay đã gần hết
thời hạn quy hoạch và không còn
phù hợp với thực tế.
Cụ thể, phạm vi nghiên cứu của
quy hoạch 752 chỉ tập trung trong khu
vực nội thành hiện hữu với diện tích
650 km
2
. Phạm vi quy hoạch này chỉ
đáp ứng khoảng 32,23% tổng diện
tích toàn TP (650/2.095 km
2
). Hơn
nữa, đã có nhiều vấn đề phát sinh do
quy hoạch 752 trước đây chưa lường
hết các yếu tố ảnh hưởng của biến
đổi khí hậu, mực nước biển dâng
nên không còn phù hợp với thực tế.
Thậm chí, các vấn đề sụp lún nền
đất tự nhiên của TP.HCM cũng ảnh
hưởng rất lớn đến tổng thể chung hệ
thống thoát nước của TP.
Trong quá trình đô thị hóa, TP đã
mở rộng quy hoạch ra các quận như
Bình Tân, Tân Bình, Tân Phú, 2, 9,
12..., vì vậy TP cần nghiên cứu quy
hoạch mới thoát nước cho toàn TP.
Với quy hoạch mới, đơn vị tư vấn tập
trung tiến hành rà soát, nghiên cứu
Mở rộng quy hoạch
thoát nước, TP.HCM
sẽ hết ngập?
Theo các chuyên gia, quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước
bao gồm cả các vùng ven là rất cần thiết, tuy nhiên cần phải có
sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nguồn vốn.
tập trung vào các khu vực đã, đang
và sẽ đô thị hóa trong tương lai như
quận Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân,
Thủ Đức…
Ngoài ra, điều chỉnh quy hoạchmới
còn nghiên cứu chuyên biệt về cao độ
nền và hệ thống thoát nước mặt (bao
gồm hệ thống hồ điều tiết); bổ sung,
mở rộng thêm nghiên cứu tác động
của các tỉnh lân cận như Đồng Nai,
Bình Dương, Tây Ninh, Long An…
Chuẩn bị tốt về nguồn vốn
Theo PGS-TSNguyễnHồngQuân,
nguyên Giám đốc Trung tâmQuản lý
nước và biến đổi khí hậu, Viện Môi
trường và Tài nguyên (ĐH Quốc
gia TP.HCM), việc quy hoạch tổng
thể, bao gồm các vùng ven là rất cần
thiết, do ở một số vùng ven hiện nay
cũng đã xảy ra tình trạng ngập bởi
quá trình đô thị hóa.
“Hiện nay tình trạng ngập ở những
vùng ven đã xảy ra. Nếu chúng ta
không dự trù thì quá trình đô thị hóa
sau này sẽ gây ngập nặng. Điển hình
như huyện Hóc Môn cũng đang đô
thị hóa nhưng hệ thống thoát nước
ở đây lại chưa bài bản” - PGS-TS
Quân nói.
Tuy việc quy hoạch tổng thể là
rất cần thiết nhưng theo ông Quân,
khi thực hiện quy hoạch cần có thời
gian chuẩn bị kỹ lưỡng từ nguồn
vốn đến việc trưng cầu ý kiến từ các
chuyên gia có chuyên môn. Ngoài
ra, để lập quy hoạch tổng thể cần
phải có nhiều số liệu khác nhau, từ
địa hình đến hệ thống thoát nước
hiện hữu… Những dữ liệu này phải
chính xác thì chất lượng quy hoạch
mới tốt được. “Ngoài những số liệu
liên quan đến kỹ thuật, khi lập quy
hoạch nếu muốn đạt được hiệu quả
cần phải có đội ngũ chuyên gia am
hiểu về kinh tế, chính sách để phân
tích lộ trình triển khai quy hoạch” -
PGS-TS Quân nói thêm.
Đồng quan điểm, một chuyên gia
cho rằng TP cần có tính toán về kinh
phí, năng lực để thực hiện quy hoạch
tổng thể lớn như vậy. Chuyên gia này
cho hay từ trước đến nay 23 quận,
huyện vẫn có quy hoạch, tuy nhiên
quy hoạch thoát nước sẽ liên quan
đến quy hoạch cốt nền công trình dân
dụng, giao thông… Vì vậy, cốt xây
dựng và cốt thoát nước phải được quy
hoạch sao chomạch lạc và không phá
vỡ quy hoạch vùng trũng chứa nước.
“Quy hoạch thoát nước đi kèm
với quy hoạch đô thị. Nhìn qua các
nước Pháp, Anh, Mỹ các công trình
thoát nước, đô thị đến nay vẫn hiệu
quả. Quy hoạch của họ ổn định 300
năm không thay đổi” - vị chuyên
gia này nói.
Còn theo GS-TS Lê Huy Bá,
nguyên Viện trưởng Viện Khoa học
công nghệ và quản lý môi trường
(ĐH Công nghiệp TP.HCM), quy
hoạch thoát nước phải trên cơ sở
theo lưu vực. Nếu quy hoạch lớn thì
phải theo quy hoạch lưu vực lớn, còn
quy hoạch nhỏ thì theo lưu vực nhỏ.
“Quy hoạch đúng phải khoa học,
quy hoạch không tốt thì hiệu quả
sẽ đi ngược lại. Quy hoạch tổng thể
gấp ba lần, bốn lần cho dù gấp 10
lần thì chủ trương, chính sách cũng
cần tuân thủ theo quy luật công nghệ
nhất định và phù hợp với quy hoạch
đó” - GS-TS Lê Huy Bá nhận định.•
Trậnmưa đầu tháng 6 vừa qua đã khiến đườngNguyễnHữu Cảnh ngập sâu. Ảnh: THUTRINH
Với quy hoạch mới, đơn
vị tư vấn tập trung tiến
hành rà soát, nghiên cứu
tập trung vào các khu vực
đã, đang và sẽ đô thị hóa
trong tương lai như quận
Tân Bình, Tân Phú,
Bình Tân, Thủ Đức…
Thực hiện nhiều chương trình giảm ngập
Theo Sở Xây dựng TP.HCM, để thực hiện mục tiêu giảm ngập, TP.HCM
đã và đang thực hiện chương trình giảm ngập nước giai đoạn 2011-2015,
giai đoạn 2016-2020.
Trong thời gian tới (giai đoạn 2021-2025), TP tiếp tục thực hiện chương
trình giảmngập với những công việc cụ thể như sau: Thực hiện dự án nâng
cấp, cải tạo hệ thống thoát nước nhằm giảm ngập do mưa; xây dựng mới,
hoàn thiện hệ thống thoát nước tại khu vực chưa có hệ thống thoát nước,
đặc biệt là khu vực phía đông TP;…
Để triển khai thực hiện công tác thoát nước, chống ngập trên địa bàn,
TP đồng loạt triển khai thực hiện các dự án thuộc quy hoạch tổng thể hệ
thống thoát nước và quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực TP.HCM.
Bao gồm các dự án cải tạo, xây dựng hệ thống thoát nước, nạo vét, cải tạo
kênh rạch, xây dựng đê, kè…
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook