142-2020 - page 16

16
Quốc tế -
ThứSáu26-6-2020
Trung Quốc không dọa được
tàu sân bay Mỹ
Các tư lệnh hải quânMỹ tự tin nói các đội tàu sân bay nước này có thể hoạt động ở bất cứ đâu.
THIÊNÂN
C
uối tuần rồi, Hạm đội
Thái Bình Dương của
hải quân Mỹ cho biết
ba đội tàu sân bay tấn công
USS Theodore Roosevelt,
USS Nimitz, USS Ronald
Reagan đã bắt đầu tập trận
ở biển Philippines, theo báo
Japan Times
.
Những năm gần đây Mỹ
cũng thường đưa tàu sân bay
đến tập trận ở tây Thái Bình
Dương, trong đó có các vùng
Biển Đông, biển Hoa Đông
và biển Philippines. Tuy
nhiên, lần triển khai này là
đợt triển khai lớn nhất ở Thái
Bình Dương kể từ năm 2017,
khi Mỹ đưa ba tàu sân bay
đến khu vực trong bối cảnh
căng thẳng với Triều Tiên
tăng cao. Chưa rõ các đội tàu
sân bay Mỹ sẽ di chuyển đến
đâu sau hoạt động tập trận
này. Eo biển Luzon nằm giữa
Philippines và Đài Loan và
là lối vào Biển Đông.
Trung Quốc có
tên lửa “diệt tàu
sân bay”
Theo đài
Fox News
, diễn
biến này có liên quan đến
các căng thẳng leo thang
gần đây giữa Mỹ và Trung
Quốc (TQ) liên quan dịch
COVID-19, cũng như các
động thái của TQ với Đài
Loan và Biển Đông. Nhiều
nhà phân tích cho rằng với
động thái này, Mỹ muốn gửi
đến TQ thông điệp rằng dịch
COVID-19 không ngăn được
quân đội Mỹ duy trì sự hiện
diện mạnh mẽ ở khu vực.
Hoàn Cầu Thời Báo
dẫn
lời chuyên gia hàng hải Li
Jie (TQ) chỉ trích việc triển
khai ba tàu sân bay là sự phô
diễn sức mạnh của Mỹ và
đặt binh sĩ TQ vào thế rủi
ro. Chuyên gia Li Jie cũng
nói TQ nên nhanh chóng
tập trận hàng hải để làm đối
trọng với Mỹ.
Hoàn Cầu Thời Báo
cũng
liệt kê nhiều loại vũ khí để
đe dọa Mỹ, trong đó có một
loạt vũ khí “được thiết kế để
đánh chìm tàu sân bay” như
tên lửa đạn đạo “diệt tàu sân
bay” DF-21D và “tiêu diệt
đảo Guam” DF-26. Các tên
lửa này được cho có tầm
bắn 1.500 km, có thể khống
chế các tàu sân bay Mỹ phải
duy trì hoạt động ở khoảng
cách xa.
Theo
Fox News
, bất kể các
đe dọa từ
Hoàn Cầu Thời
Báo
, các đội tàu sân bay Mỹ
sẽ không sớm rời khỏi khu
vực. Vậy lý do là gì?
Thứ nhất, chỉ với tầm
bắn 1.500 km thì các loại
tên lửa “diệt tàu sân bay”
của TQ không phải là mối
đe dọa với các tàu sân bay
Mỹ, trừ khi các tên lửa này
có được các hệ thống dẫn
đường chính xác và có khả
năng đánh được các mục tiêu
di động. Hơn nữa, hải quân
Mỹ hiện đang tiếp tục phát
triển nhanh các công nghệ
mới để cải tiến các lớp phòng
thủ cho tàu mình.
Theo chuyên gia quân sự
Kris Osborn, cũng là cây
viết kỳ cựu của trang tin
The National Interest
, mỗi
đội tàu sân bay tấn công có
một tàu sân bay, một tàu
tuần dương, hai tàu khu trục.
Có nghĩa tàu sân bay luôn
được các tàu khu trục, tuần
dương và nhiều hệ thống vũ
khí khác bảo vệ.
Tàu khu trục có thể phóng
tên lửa dẫn đườngTomahawk
nhắm vào mục tiêu mặt đất
đã xác định trước ở khoảng
cách 1.500 km, làm suy yếu
mục tiêu này trước khi cho các
máy bay chiến đấu F-18 hay
F-15C tấn công vào. Không
chỉ xác định và tấn công các
mục tiêu cố định trên mặt
đất, tên lửa Tomahawk có
khả năng phá hủy các mục
tiêu di động, như các tàu
chiến nổi, ở khoảng cách
tương tự. Điều này mang
lại cho các chỉ huy nhiều
phương án hành động hơn
để quyết định.
Các tàu khu trục cũng có
thể phóng các tên lửa SM-3,
SM-2 hay SM-6 từ hệ thống
Mộtmáy bay F/A-18F Super Hornet cất cánh từ tàu sân bay USS Theodore Roosevelt
ở biển Philippines ngày 18-3. Ảnh: USNAVY/REUTERS
Căng thẳng sau vụ xung đột chết người giữa binh sĩ Ấn
Độ và binh sĩ Trung Quốc (TQ) tại biên giới hai nước vẫn
chưa lắng xuống.
Theo đài
Al Jazeera
, hiện Ấn Độ vẫn duy trì triển khai
binh sĩ và khí tài về Đường kiểm soát thực tế (LAC) -
được xem là biên giới với TQ. Cựu Đại úy Lục quân Ấn
Độ Tashi Chhepal nhận định việc điều động lực lượng lần
này chưa từng có tiền lệ. Phần TQ, ngày 24-6, Bộ Ngoại
giao và Bộ Quốc phòng nước này tiếp tục đổ lỗi cho phía
Ấn Độ về vụ đụng độ.
Trong lúc này, Ấn Độ lại vướng vào cuộc chiến ngoại
giao mới với Pakistan. Ngày 24-6, Ấn Độ cho biết sẽ trục
xuất nửa số nhân viên tại Đại sứ quán Pakistan ở New
Delhi vì cáo buộc các nhân viên này làm gián điệp. Ấn Độ
cũng sẽ cắt giảm nửa số nhân viên ngoại giao tại đại sứ
quán mình ở Pakistan.
Chuyện trục xuất nhân viên ngoại giao của nhau không
phải chưa từng xảy ra giữa hai quốc gia hạt nhân Ấn Độ
và Pakistan. Tuy nhiên, bước đi mới này đánh dấu sự
xuống thấp nghiêm trọng nhất trong quan hệ song phương
hai nước từ năm 2001.
Nhiều nhà quan sát lo ngại diễn biến này sẽ làm phức
tạp hơn tình hình an ninh ở vùng Himalaya. Theo chuyên
gia về các vấn đề Nam Á Sun Shihai tại Đại học Tứ
Xuyên (TQ), không chỉ các nước liên quan mà cả các
nước lớn như Mỹ cũng cần phải thể hiện vai trò và trách
nhiệm trong thời điểm quan trọng này nếu không muốn
xảy ra xung đột toàn diện.
ĐĂNG KHOA
Nguy hiểm căng thẳng Trung - Ấn - Pakistan
Trongmột bài viết trênbáo
Wall Street Journal
mới đây,
Cố vấn an ninh quốc giaMỹ Robert O’Brien nói nước này
có thể chuyển“hàng ngàn quân”từĐức sang khu vực Ấn
Độ Dương - Thái Bình Dương, nơi Mỹ duy trì hiện diện
ở Guam, Hawaii, Alaska và Nhật. Mỹ cũng sẽ triển khai
quân đến các địa điểm khác như Úc. Theo ông O’Brien
thì Mỹ và các đồng minh ở khu vực này đang đối mặt
với thách thức địa chính trị nghiêm trọng nhất kể từ khi
chiến tranh lạnh kết thúc.
Phát ngôn của ôngO’Brienđến không lâu sau khiTổng
thống Mỹ Donald Trump ngày 15-6 thông báo ông có ý
định rút gần 10.000 binh sĩ nước này đóng ở Đức về, cho
đến khi nào quốc gia này chịu chi phần tiền phải gánh
trong khoản chi phí NATO.
Động thái triển khai cùng
lúc ba đội tàu sân bay đến tây
Thái Bình Dương nhằmduy trì
sự sẵn sàngcủaquânđộiMỹ tại
“khu vực có áp lực cao”.
Thiếu tướng hải quân
DOUG
VERISSIMO
,
Chỉ huy Nhóm tàu sân
bay tấn công số 9 (tàu USS Nimitz)
Họ đã nói
Các loại tên lửa
“diệt tàu sân bay”
của TQ không phải
là mối đe dọa với
các tàu sân bay Mỹ.
19%
trong 2.065 người Nhật được hỏi ủng hộ Thủ tướng
Shinzo Abe tiếp tục cầm quyền sau khi hết nhiệm kỳ
vào tháng 9-2021, theo thăm dò của báo
Asahi
công
bố ngày 25-5. Tỉ lệ này hồi tháng 2 là 25%. Ông Abe đã
cầm quyền bảy năm 181 ngày tính đến nay và nhiều
người muốn có sự thay đổi. Một lý do khác khiến tỉ lệ
ủng hộ ông Abe sụt giảm, theo nhiều nhà quan sát, là
vì người dân không hài lòng với cách chính phủ ông
đối phó dịch COVID-19.
ĐĂNG KHOA
phóng thẳng đứng để bảo vệ
các tàu sân bay khỏi nguy
cơ bị tên lửa đạn đạo tấn
công hay bị máy bay của
kẻ thù tiếp cận. Các tàu khu
trục và tàu tuần dương của
hải quân Mỹ được trang bị
các hệ thống cảnh báo sớm,
laser và các hệ thống tên lửa
phòng không như Rolling
Airframe, SeaRAM để đối
phó các tên lửa chống tàu,
các xuồng nhỏ hay tàu chiến
nổi của kẻ thù. Một tàu có
thể sử dụng radar để nhận
dạng các mục tiêu từ xa, sau
đó chuyển thông tin đến tàu
khác hay đến chỉ huy tàu sân
bay để phối hợp tấn công
mục tiêu.
Mỹ nhiều lý do để
tự tin
Thứ hai, hải quân Mỹ hiện
vẫn tiếp tục có những bước
tiến dài trong trang bị vũ
khí cho các tàu chiến nổi
như các vũ khí laser mới,
các hệ thống cảnh báo sớm,
phòng thủ, đánh chặn tên
lửa kẻ thù.
Thứ ba, lớp phòng thủ của
Hải quân Mỹ không chỉ nhờ
vào các hệ thống cảm biến
mà các tên lửa đánh chặn
cũng tiếp tục được nâng cấp
phần mềm để có tính chính
xác cao hơn. Chẳng hạn, các
tên lửa SM-6 và RIM-162
ESSM hiện đã được nâng
cấp để có thể phát hiện và
phá hủy “các mục tiêu di
động” đang tiếp cận.
Tầm bắn 1.500 km của các
tên lửa “diệt tàu sân bay”
của TQ có thể sẽ chẳng còn
ý nghĩa mấy một khi các tàu
sân bay Mỹ được trang bị
máy bay không người lái
tiếp liệu trên không MQ-
25 Stingray mà Boeing sản
xuất. Khi đó, tầm bay tấn
công của các máy bay chiến
đấu F-35C và F/A-18 Super
Hornet hứa hẹn sẽ được tăng
lên gấp đôi vì được tiếp liệu
trên không.
Với các thông tin trên, có
thể thấy không có gì đảm
bảo các tên lửa “diệt tàu sân
bay” của TQ có thể tấn công
được các đội tàu sân bay của
Mỹ, theo chuyên gia quân sự
Osborn. Điều này càng khó
hơn khi các tàu sân bay Mỹ
được các tàu khu trụcDDG51,
vốn được trang bị vũ khí hiện
đại và đầy đủ, bảo vệ. Đây có
thể là lý do để các tư lệnh hải
quân Mỹ tự tin nói các đội
tàu sân bay của mình có thể
hoạt động suôn sẻ và thành
công ở bất cứ đâu thấy cần,
theo ông Osborn.•
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook