13
chồng đánh, cô Kim lại có
mặt kịp thời để can thiệp.
Do không biết cách phòng
tránh nên cứ mỗi lần quan
hệ chị H. lại dính bầu. Nhà
không có điều kiện sinh con
chị lại bỏ. Biết chuyện, cô
Kim tìm mọi cách thuyết
phục chị đi triệt sản.
“Chính cô Kim đã đưa tôi
đi triệt sản. Sức khỏe quá yếu
nên khi mổ triệt sản xong,
tôi mê man bất tỉnh. Không
phải người thân nhưng cô
đã ở bên cạnh chăm sóc tôi.
Chính cô thuê xe đưa tôi về
nhà trong khi ông chồng
không hề đoái hoài đến.
Nếu không có cô Kim, có
lẽ tôi không còn sống đến
hôm nay” - chị H. nhớ lại.
Sau này, khi hai đứa con
của chị lao vào con đường
nghiện ngập cũng chính cô
đã cùng chị rong ruổi hằng
đêm tìm hai đứa về. “Cũng
chính cô đã thuyết phục hai
đứa con đi cai nghiện và
cùng tôi đi thăm tụi nó mỗi
tháng ở trại cai nghiện” - chị
H. nói.
Vừa “lo chuyện bao đồng”
nhưng bà Kim luôn dành
thời gian chăm sóc cho gia
đình, con cái. Vì thế, đối với
các con, bà luôn là người
mẹ tuyệt vời. Anh Nguyễn
Tiến Thành, con trai út của
bà, bộc bạch: “Hơn 20 năm
qua, mẹ cống hiến hết mình
cho công việc của khu phố.
Hơn 20 năm, có nhiều bữa
cơm gia đình không đủ đầy
vì thời gian đó mẹ lại tranh
thủ đi vận động, gặp gỡ, trò
chuyện với người dân. Ban
đầu thương mẹ, chúng tôi
phản đối. Nhưng có cấm
đoán mẹ vẫn làm. Bởi đối
với người khác, họ dành tuổi
già để đi du lịch nhưng mẹ
tôi lại dùng thời gian đó để
làm việc, để cống hiến cho
xã hội. Do đó, thay vì ngăn
cản, chúng tôi ủng hộ và
đồng hành cùng với ba mẹ”.
Bà Nguyễn Thị Viễn, Chủ
tịch UBND phường 13, quận
6, cho biết gia đình bà Kim
là một “địa chỉ tin cậy” ở
cộng đồng. Vợ chồng bà
thường xuyên quan tâm đến
con, chăm sóc giáo dục con
thành đạt. Gia đình cũng
luôn tích cực tham gia các
phong trào xã hội - từ thiện
tại địa phương. •
nuôi nấng và dạy bảo cháu
con, mong sao cháu con
đủ tự tin bước thẳng trên
đường đời”.
“Địa chỉ tin cậy” ở
cộng đồng
Đến hẻm 110 đường Bà
Hom, phường 13, quận 6,
hỏi gia đình bà Chu Thị
Kim hầu như ai cũng biết.
Bởi gia đình bà luôn dang
tay giúp đỡ mọi người. Gia
đình bà còn là một địa chỉ tin
cậy ở cộng đồng để những
ai bị bạo hành tìm đến nhờ
giúp đỡ.
Nhắc đến bà Kim, chị
TTH, người từng được bà
Kim giúp đỡ, xúc động nói:
“Nhờ cô Kim, gia đình tôi
mới có được ngày hôm nay”.
Trước đây, nhà chị H. đối
diện với nhà cũ của bà Kim.
Nhà có hai đứa con nhưng
chồng không chí thú làm ăn,
thường xuyên ghen tuông,
đánh đập chị. Mỗi khi bị
TRẦNNGỌC–NGUYỄNQUYÊN
“T
ôi nhiều lúc nằm
võng, vắt tay lên
trán tự hỏi: “Sao
vợ chồng tôi có thể nuôi
nấng, dạy dỗ 10 đứa con
thành đạt, nên người?”.
Ngẫm nghĩ mọi chuyện đã
qua, vợ chồng tôi rút ra một
điều: Con cái chính là động
lực giúp vợ chồng tôi vượt
mọi gian nan, khổ cực. Và
hôm nay, vợ chồng tôi rất
đỗi hạnh phúc khi đón nhận
sự thành đạt của con, của
cháu” - ông Đỗ Hiếu Liêm
(82 tuổi, ở 78/7 tổ 21, khu
phố 1, thị trấn Hóc Môn,
huyện Hóc Môn, TP.HCM)
xúc động nói.
Dòng họ hiếu học
đất Hóc Môn
Đầu năm 1960, ông Liêm
lập gia đình. Sau đó, lần lượt
bảy trai và ba gái ra đời.
Mỗi lần nghe tiếng khóc oe
oe của con trẻ lúc lọt lòng,
vợ chồng ông Liêm mừng
chảy nước mắt. Cũng ngay
lúc này, cả hai nhìn nhau,
thầm động viên: “Hai vợ
chồng phải làm cật lực hơn
mới có thể lo cho đàn con
đủ ăn, đủ mặc”.
“Thế rồi, vợ chồng tôi
quần quật làm ngày làm đêm.
Hết cắt cỏ cho bò quay qua
lên liếp rau, hết cho đàn gà
ăn quay sang nấu cám heo.
Nhiều lúc vợ chồng dầm
mưa chịu lạnh ráng cắt chục
bó rau muống bán lấy tiền
mua thuốc cho con” - ông
Liêm chia sẻ.
Những bát cơm chan đầy
mồ hôi từng ngày nuôi lớn
đám con nheo nhóc và gợi
mở chúng làm điều gì đó
để trả ơn cha mẹ. Lần lượt
10 người con ông Liêm vào
đại học, cao đẳng và có việc
làm ổn định. Con trai đầu là
ông Nguyễn Trung Tín (60
tuổi), nguyên Phó Chủ tịch
Ủy banMTTQTP.HCM; con
gái lớn là BS Đỗ Thị Thu
Trang (56 tuổi), nguyên Phó
Giám đốc Trung tâm Y tế
dự phòng huyện Hóc Môn;
con trai thứ bảy là ông Đỗ
Trung Trực (51 tuổi), Giám
đốc Công ty TNHH Dịch vụ
Công ích huyện Hóc Môn.
“Bảy người con còn lại
đứa là giáo viên, đứa công
tác trong ngành công an,
cũng có đứa là chủ doanh
nghiệp. Chưa hết, ba rể và
bảy dâu của tôi là bác sĩ, giáo
viên, chủ doanh nghiệp…
Con cái và dâu, rể rất hòa
đồng, hiếm khi to tiếng với
nhau” - ông Liêm chia sẻ.
Tới nay, ông Liêm có tổng
cộng 17 cháu nội, ngoại. Để
khuyến khích sự học tập của
con cháu, dòng họ ông Liêm
thành lập quỹ “Khuyến tài
dòng họ Đỗ-Lê” (Đỗ là họ
ông Liêm, Lê là họ vợ). Quỹ
này dùng khen thưởng con
cháu có thành tích học tập
tốt do con dâu ông Liêm
đứng ra tài trợ.
“Dòng họ tôi tổ chức khen
thưởng đúng ngày 2-9, lễ
Quốc khánh, gợi nhớ con cháu
phải có chút gì đóng góp cho
đất nước mà muốn làm được
chuyện này buộc phải học
cho giỏi. Quỹ “Khuyến tài
dòng họ Đỗ-Lê” hoạt động
đến nay là năm thứ bảy và
sẽ duy trì đến tận đời cháu,
chắt…” - ông Liêm nói.
Người con thứ bảy, ông
Đỗ Trung Trực, Giám đốc
Công ty TNHH Dịch vụ
Công ích huyện Hóc Môn,
trải lòng ngắn gọn nhưng súc
tích về cha mẹ mình: “Cha
mẹ tôi làm tấm gương sáng
để con cháu noi theo. Cha
mẹ tôi còng lưng cả đời để
Dòng họ ông Liêmtrong buỗi lễ phát thưởng nămhọc 2018-2019. Ảnh: TRUNGHƯNG
Tuyên dương 47 gia đình văn hóa,
hạnh phúc
Tối 28-6, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, TP.HCM sẽ tổ chức
chương trình tuyên dương các gia đình văn hóa, hạnh
phúc năm 2020.
Đây là dịp để tôn vinh những giá trị nhân văn sâu sắc của
gia đìnhViệt Nam, biểu dương, nhân rộng điển hình các gia
đình văn hóa, hạnh phúc tiêu biểu trên địa bàn TP.
“Ngẫm nghĩ mọi
chuyện đã qua, vợ
chồng tôi rút ra một
điều: Con cái chính
là động lực giúp vợ
chồng tôi vượt mọi
gian nan, khổ cực.”
Chiều 26-6, Bệnh viện (BV) Quân y 175 (TP.HCM) đã
có buổi trao đổi thông tin về ca bệnh bạch hầu là nam học
viên (20 tuổi) đang điều trị tại đây.
Thông tin về sức khỏe của bệnh nhân, Đại tá - BS Trần
Quốc Việt, Phó Giám đốc BV Quân y 175, cho biết kết
quả xét nghiệm mới nhất của bệnh nhân đã âm tính với vi
khuẩn bạch hầu. Bệnh nhân đáp ứng tốt với quá trình điều
trị, hiện đã hết sốt, hết đau họng và sưng đau vùng cổ,
chưa có biểu hiện biến chứng của bệnh bạch hầu.
Bệnh nhân được điều trị theo phác đồ dùng kháng sinh
và huyết thanh kháng độc tố bạch hầu. Theo Đại tá Việt,
đây là bệnh rất hiếm xuất hiện nên BV không có dự trữ
sẵn nguồn huyết thanh và liên hệ với các nơi ở phía Nam
cũng không có hoặc đã hết hạn sử dụng. Do đó, BV đã
liên hệ một cơ sở ở Hà Nội và nhờ đơn vị này gửi huyết
thanh vào bằng đường hàng không để sử dụng cho bệnh
nhân. Hiện tại, để sẵn sàng có huyết thanh kháng độc tố
bạch hầu điều trị trong thời gian sắp tới, BV đã nhập 10
liều thuốc về dự trữ sẵn.
Trước đó, bệnh nhân có biểu hiện sốt, đau họng hai ngày
nên đến BV vào ngày 19-6 và được chuyển qua khám
chuyên khoa tai mũi họng. Tại đây, các bác sĩ phát hiện
trong thành họng bệnh nhân có giả mạc nghi ngờ bạch hầu
và gửi mẫu qua khoa vi sinh vật của BV để xét nghiệm và
soi thấy vi khuẩn bạch hầu. Đồng thời, BV cũng thông báo
ngay Trung tâmY tế dự phòng và gửi mẫu qua Viện Pasteur
TP.HCM. Kết quả khẳng định bệnh nhân mắc bệnh bạch hầu.
42 người gồm nhân viên y tế, người tiếp xúc gần ở nơi
sinh hoạt và học tập của bệnh nhân được cho uống thuốc
dự phòng và xét nghiệm bạch hầu đều cho kết quả âm
tính. Hiện tại, không có ca bạch hầu mới tại BV, nơi sinh
hoạt và học tập của bệnh nhân.
Cùng ngày, thông tin từ BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM
cho biết vừa quyết định chuyển bệnh nhi Giàng A Ph. (dân
tộc Mông, 13 tuổi) đang điều trị ở BV đa khoa vùng Tây
Nguyên về BV điều trị do bị biến chứng bệnh bạch hầu
quá nặng.
Bệnh nhi chưa được chích ngừa trước đây, được chẩn
đoán mắc bạch hầu ác tính, biến chứng viêm cơ tim, suy
hô hấp ngày thứ bảy. Bệnh nhi được đặt máy tạo nhịp tim
ngay trong đêm 25-6 vì biến chứng loạn nhịp tim.
HOÀNG LAN
Đời sống xã hội -
ThứBảy27-6-2020
Cha mẹ
còng lưng để
con cháu
bước thẳng
trên đường đời
Không chỉ giữ gìn hạnh phúc trong gia đình,
họ còn chung tay cùng cộng đồng chăm lo cho
nhữngmảnh đời bất hạnh.
Camắc bạchhầu tại TP.HCM: 42người uống thuốc dựphòng