143-2020 - page 7

7
Ký sự pháp đình
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBảy27-6-2020
Bản án hồi sinh
một gia đình
Người chồng hờ lãnh án tù chung thân, bị cáo vì đã có bầu nên
không tố giác “chồng” bị phạt tù giamnhưng tòa phúc thẩmđã cho
hưởng án treo.
Chị L. trao đổi với luật sư sau phiên tòa phúc thẩm. Ảnh: CÙHIỀN
Trụ cột gia đình
Người từng sống chung như vợ chồng nhận án tù chung thân về tội giết người,
bản án sáu tháng tù treo với chị L. là một niềm vui khôn tả bởi chị đang là trụ cột
của một gia đình. Ngoài đứa con nhỏ vừa tròn 16 tháng tuổi, chị L. còn phải nuôi
mẹ già và người cha bị bệnh. Từ ngày sinh con, chị chạy chợ buôn rau, bán củ kiếm
tiền lời nuôi cả gia đình. Hy vọng người phụ nữmảnhmai, đen đúa ấy sẽ có đủ sức
mạnh vượt qua sự cố để tiếp tục là trụ cột của một gia đình.
Một thời gian ngắn sau đó
công an đến bắt Dọc, còn
hậu quả sự im lặng của L.
là quyết định khởi tố chị về
hành vi che giấu tội phạm.
CÙHIỀN
D
o có mâu thuẫn nên bị cáo Cao
Văn Dọc (26 tuổi, quê Kiên
Giang) và nạn nhân Nguyễn
Vũ Luân xảy ra ẩu đả. Dọc đã dùng
dao tấn công khiến anh Luân chết vì
mất máu. Sau khi gây án, biết tin nạn
nhân đã chết, Dọc bỏ trốn về tỉnh Kiên
Giang, tìm cách liên lạc với chị L. rồi
cả hai cùng về tỉnh Sóc Trăng sống với
nhau cho đến khi bị bắt.
Sống chung mới phát hiện
bị truy nã
Ngày 20-5, TAND TP.HCM xử sơ
thẩm, tuyên phạt bị cáo Dọc tù chung
thân về tội giết người. L. bị phạt sáu
tháng tù giam về tội che giấu tội phạm.
Sau đó, L. kháng cáo xin giảm nhẹ hình
phạt với lý do hoàn cảnh gia đình khó
khăn, nuôi con nhỏ, mẹ già và là trụ
cột chính của gia đình.
Hôm ấy, Tòa Phúc thẩm TAND Cấp
cao tại TP.HCM xử phúc thẩm vụ án để
xem xét đơn kháng cáo xin giảm nhẹ
của L. L. nước mắt lưng tròng khóc
suốt phiên tòa.
L. sinh ra tại vùng sông nước miền
Tây, gia đình khó khăn nên mới 17 tuổi
L. đã quyết định tay nải bắt xe đò lên
TP.HCM mưu sinh kiếm sống. L. xin
được làm phục vụ tại một quán cà phê
tại quận Thủ Đức, TP.HCM. Cũng tại
đây, L. gặp gỡ và yêu thương bị cáo
Cao Văn Dọc.
Một thời gian sau, L. nghỉ làm ở quán
quay trở về tỉnh Sóc Trăng sinh sống,
cũng từ đó chị mất liên lạc với Dọc.
Bỗng dưng khoảng tháng 3-2017, Dọc
chủ động liên lạc với L.
Qua cuộc điện thoại, L. biết người
mình từng thương yêu đang thất nghiệp,
không có chỗ ở ổn định, sống vạ vật.
Vì còn thương nên chị rủ bị cáo Dọc
về quê mình sinh sống, no đói có nhau.
Tuy nhiên, chị không ngờ đó là lúc Dọc
vừa gây án mạng giết người và đang
trốn truy nã.
Đúng như dự định, Dọc về Sóc Trăng
và sống với L. như vợ chồng. Hằng
ngày Dọc thể hiện là người chăm chỉ,
chịu khó, bất cứ việc gì lao động ra tiền
anh cũng không ngại, từ chở đá thuê
đến làm công cho người khác.
“Ảnh thương tôi lắm. Hai gia đình
chưa có điều kiện để tổ chức đám cưới,
chúng tôi cũng chưa đăng ký kết hôn
nhưng từng sống hạnh phúc như bao
cặp vợ chồng khác” - L. kể.
Thế rồi chuyện gì đến cũng đến, một
buổi tối hai người đang ngồi lướt mạng
xã hội thì bỗng dưng Dọc tắt điện thoại
rồi đứng lên đi ra ngoài. Ngạc nhiên
trước thái độ của Dọc, L. gặng hỏi
nhưng anh không trả lời. Tò mò trước
cử chỉ lạ ấy, L. lấy điện thoại tìm đọc
thì phát hiện một bài báo có đăng tin
về lệnh truy nã Dọc liên quan đến một
vụ án giết người.
L. nhớ lại: “Lúc ấy tay chân tôi bủn
rủn, trời đất như quay cuồng bỗng tối
sầm lại. Tôi đau đớn quá. Tôi không
ngờ người mà tôi coi là chồng lại là kẻ
giết người”.
Bản án phúc thẩm và
tia hy vọng
Thương Dọc bao nhiêu thì nỗi sợ hãi
lớn bấy nhiêu nhưng L. không biết phải
hành xử sao cho đúng. Là người ít học
nhưng chị hiểu rằng bị lệnh truy nã là
nghiêm trọng nên L. khuyên Dọc ra đầu
thú để nhận được sự khoan hồng của
pháp luật. Đáp lại, Dọc ôm lấy chị L.
mà giải thích rằng: “Đó chỉ là tin nhảm
nhí, sai sự thật”.
Lo sợ nhưng khi nhìn xuống bụng
đang lùm lùmvới cái thai gần năm tháng
tuổi thì lòng L. vẫn như lửa đốt. Đứa bé
đang lớn lên từng ngày và mong được
nhìn thấy cả cha lẫn mẹ. Nghĩ vậy L.
đành nhắm mắt làm ngơ, bỏ qua việc
trình báo với cơ quan có thẩm quyền về
việc đang chung sống với Dọc.
Một thời gian ngắn sau đó công an
đến bắt Dọc giải đi. Hậu quả sự im lặng
của L. là quyết định khởi tố chị về hành
vi che giấu tội phạm từ cơ quan tố tụng.
Tại phiên tòa phúc thẩm, một mình
ngồi trên bục bị cáo, đối diện với HĐXX,
vai L. run lên bần bật vì lo lắng. Trả
lời vị thẩm phán lý do không khai báo
sự việc của Dọc với cơ quan công an,
L. đáp: “Vì bị cáo thương chồng, vì bị
cáo nghĩ đến đứa con nhỏ…”.
Tất nhiên câu trả lời ấy không thể
xóa tội được bởi hành vi của L. đã đủ
dấu hiệu cấu thành tội phạm mà cấp
sơ thẩm đã xét xử. Tuy nhiên, tòa nhận
thấy L. biết ăn năn hối cải, chí thú làm
ăn và đang nuôi con nhỏ, hoàn cảnh gia
đình khó khăn.
Từ đó, tòa phúc thẩmchấp nhận kháng
cáo giảm án, chuyển hình phạt cho L.
từ sáu tháng tù giam sang sáu tháng tù
nhưng cho hưởng án treo.
Tòa tuyên đọc bản án, L. quệt ngang
dòng nước mắt, gương mặt vui mừng
rạng rỡ hẳn lên. Lát sau, chị bật màn
hình nền chiếc điện thoại có hình ảnh
của đứa con nhỏ đang cười, đôi mắt L.
đầy ắp tia hy vọng.•
PhóThủ tướng
TrươngHòaBìnhnói về
vụánHồDuyHải
Chiều 26-6, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng
thường trực Trương Hòa Bình cùng ông Trương Văn
Nọ (Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy - Trưởng đoàn
đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban MTTQ VN tỉnh
Long An) và ông Đặng Hoàng Tuấn (Phó Giám đốc Sở
GTVT tỉnh) đã tiếp xúc cử tri huyện Đức Hòa, Long
An.
Buổi tiếp xúc diễn ra tại UBND huyện Đức Hòa
nhằm báo cáo kết quả kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV.
Tại buổi tiếp xúc, cử tri đã đặt câu hỏi về nhiều vấn
đề được dư luận quan tâm, trong đó có vụ án Hồ Duy
Hải mới được Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao xử
giám đốc thẩm.
Cử tri Lâm Thanh Thảo (cán bộ hưu trí thị trấn Hậu
Nghĩa) cho rằng vụ án Hồ Duy Hải có 25 lần Hải nhận
tội, lần đầu do Hải tự viết ra, còn 24 lần sau là do các
cơ quan chức năng điều tra, xác minh, ra tòa Hải cũng
không kêu oan. Cử tri Thảo đề nghị các cơ quan chức
năng cần có câu trả lời sớm cho dư luận vì vụ án đến
nay đã 13 năm.
Trao đổi với cử tri, ông Trương Hòa Bình cho biết vụ
án này chủ tịch Quốc hội khi tiếp xúc với cử tri tại Cần
Thơ cũng đã nói rõ. “Chúng ta chưa có cơ sở nói oan
hay không oan nhưng nguyên tắc là phải tôn trọng phán
quyết của tòa án, xã hội văn minh bao giờ cũng phải
tôn trọng phán quyết của tòa án” - ông Bình nói.
Theo ông Bình, tòa án xét xử trải qua nhiều cấp, phải
nghiên cứu hồ sơ, tài liệu nên không thể bằng một thông
tin, một phản ánh nào đó rồi nhận xét, đánh giá oan hay
không oan mà theo trình tự quy định của pháp luật từ sơ
thẩm, phúc thẩm đến giám đốc thẩm.
Hiện nay, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đã
ra một phán quyết. Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định
có thể xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán
TAND Tối cao nếu phát hiện sai lầm nghiêm trọng hoặc
có tình tiết mới làm thay đổi bản chất vụ án.
Theo đó, nếu Ủy ban Thường vụ Quốc hội có đủ căn
cứ thì có thể yêu cầu Hội đồng Thẩm phán TAND Tối
cao xem xét lại quyết định của mình. Nếu như chánh án
TAND Tối cao, viện trưởng VKSND Tối cao phát hiện có
sai lầm hay có tình tiết mới thì tự mình có quyền đề nghị,
kiến nghị Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao xem xét
lại.
Hoặc nếu Ủy ban Tư pháp Quốc hội phát hiện có sai
lầm hoặc tình tiết mới thì cũng có quyền kiến nghị xem
xét lại. Đây là bốn chủ thể có quyền yêu cầu hoặc đề nghị,
kiến nghị xem xét lại bản án giám đốc thẩm.
Theo ông Bình, hiện nay Ủy ban Thường vụ Quốc hội
cũng đã giao cho Ủy ban Tư pháp xem xét. Khi nào ủy
ban này có ý kiến, nếu có căn cứ thì Hội đồng Thẩm phán
TAND Tối cao sẽ xem xét lại bản án giám đốc thẩm.
Ông Bình nói: Còn dư luận thì chỗ này lên án, chỗ kia
nói oan, người này nói đúng, người kia nói sai. Việc này
nói đúng, sai thì công lý vẫn từ tòa án ra phán quyết chứ
không tự mình nói ra được và phải theo trình tự, thủ tục
mà chúng ta phải tôn trọng.
YẾN CHÂU
Ông TrươngHòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng
thường trực tại buổi tiếp xúc cử tri. Ảnh: YC
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook