143-2020 - page 5

5
này, từ ngày 27-4 đến 29-6-
2019, Thiện và Sơn đã 18 lần
chuyển điện thoại vào buồng
giam cho các bị can và được
người thân các bị can chuyển
tiền vào tài khoản của người
thân Sơn (91 triệu đồng) và
Thiện (17 triệu đồng).
Nhờ điện thoại, bị can
trốn trại thành công
Đặc biệt, từ ngày 22-5 đến
29-6-2019, Thiện đã đưa
điện thoại 11 lần cho bị can
Nguyễn Viết Huy, tức Huy
“nấm độc” (bị tạm giam về
hành vi tàng trữ trái phép
chất ma túy) và Nguyễn Văn
Nưng (phạm tội giết người)
ở chung buồng giam số 5,
dãy B. Lợi dụng có điện
thoại, Huy “nấm độc” đã
gọi điện thoại ra ngoài cho
đàn em để gửi dụng cụ phục
vụ kế hoạch trốn trại và trốn
thành công.
Ngay sau đó, trại tạm giam
Công an tỉnh Bình Thuận đã
cho tổng kiểm tra đột xuất
toàn bộ các buồng giam, phát
hiện bị can PhạmXuânVinh ở
buồng giam số 2, dãy D đang
giấu một điện thoại di động.
Đây là điện thoại Thiện, Sơn
đưa nhưng Vinh tìm cách giữ
lại để dùng.
Từ lời khai của Vinh, toàn
bộ sự việc “kinh doanh” của
Đại úy LêMinh Sơn và phạm
nhân Võ Ngọc Thiện được
Công an tỉnh Bình Thuận
phát hiện và chuyển Cơ quan
điều tra VKSNDTối cao giải
quyết theo thẩm quyền.
Được biết, đồng thời với
việc truy tố bị can Sơn,
VKSND Tối cao cũng phân
công VKSNDTP Phan Thiết
(BìnhThuận) thực hành quyền
công tố và kiểm sát xét xử
sơ thẩm vụ án theo quy định
của Bộ luật Tố tụng hình sự.•
Thời sự -
ThứBảy27-6-2020
PHÚNHUẬN
V
KSNDTối cao vừa hoàn
tất cáo trạng truy tố bị
can Lê Minh Sơn (35
tuổi, nguyên đại úy, cán bộ
trại tạm giam Công an tỉnh
Bình Thuận) về tội lạm dụng
chức vụ, quyềnhạn chiếmđoạt
tài sản. Ngày 25-6, nguồn tin
của báo
Pháp Luật TP.HCM
cho biết như trên.
Cùng bị truy tố với tội danh
này còn có bị can Võ Ngọc
Thiện (26 tuổi), phạm nhân
tự giác tại trại tạm giamCông
an tỉnh Bình Thuận.
Phạm nhân, cán bộ
thông đồng
Theo cáo trạng, Thiện là
phạm nhân đang chấp hành
bản án năm năm tù về tội
cố ý gây thương tích tại trại
tạm giam Công an tỉnh Bình
Thuận. Hằng ngày, Thiện
được giao làm vệ sinh khu
vực giam, đưa cơm nước cho
các phạm nhân trong buồng
và canh giữ khu B.
Giữa tháng 4-2019, một
số bị can đang tạm giam nhờ
Thiện đưa điện thoại vào trong
buồng để liên lạc với người
thân bên ngoài và sẽ trả tiền
với giá cao. Thiện đồng ý và
ra giá mỗi lần các bị can sử
dụng điện thoại phải trả 5-7
triệu đồng.
Thiện tìm gặp Đại úy Sơn
(được phân công tuần tra, canh
gác trong và ngoài khu vực
giam giữ) để bàn bạc và Sơn
đồng ý. Sơn đưa điện thoại
cho Thiện và đưa số tài khoản
ngân hàng để người thân các
bị can chuyển tiền sau mỗi
cuộc gọi. Riêng Thiện cũng
gọi cho bạn ở bên ngoài đứng
tên mở giúp một tài khoản
ngân hàng.
Với cách “kinh doanh”
Thiện và Sơn đã
18 lần chuyển
điện thoại vào
buồng giam cho
các bị can để nhận
“tiền công” hàng
trăm triệu đồng.
Đại úy LêMinh Sơn bị bắt tạmgiamtừ ngày 2-8-2019 đến nay. (Ảnh do công an cung cấp)
Cảnh sát đột kích nhà hàng ở quận 1,
dân chơi nháo nhào
Ngày 26-6, Công an quận 1, TP.HCM lập hồ sơ, sàng
lọc 44 người được xác định dương tính với ma túy trong
nhà hàng trên địa bàn. Theo thông tin ban đầu, rạng sáng
cùng ngày, Công an quận 1 phối hợp với các đơn vị liên
quan ập vào nhà hàng trên đường Lý Tự Trọng (phường
Bến Nghé, quận 1).
Bên trong, gần 100 dân chơi đang nhảy, hát hò. Thấy lực
lượng chức năng, nhiều người chạy tán loạn nhưng đều bị
giữ lại. Tại khu vực bàn VIP 23, tổ công tác phát hiện 13
thanh niên đang sử dụng một ly thủy tinh chứa chất bột
màu trắng nghi là ma túy. Sau khi đưa về trụ sở và qua tiến
hành kiểm tra nhanh, cơ quan chức năng phát hiện 44 người
(28 nam, 16 nữ) dương tính với ma túy.
NGUYỄN TÂN
Bắt nghi phạm sát hại cô gái
trong nhà nghỉ
Chiều 26-6, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Đồng
Nai đã bắt giữ Trần Minh Tâm (28 tuổi, ngụ xã Hố Nai 3,
huyện Trảng Bom) để điều tra về hành vi giết người.
Sáng cùng ngày, Tâm đến nhà nghỉ ĐP (phường Tân
Hiệp, TP Biên Hòa) thuê phòng. Lúc sau, có một cô gái
đến gặp Tâm, đến khoảng 9 giờ 30 thì Tâm rời nhà nghỉ.
Nghi vấn, nhân viên của nhà nghỉ lên kiểm tra phòng thì
phát hiện cô gái đã tử vong.
Qua trích xuất hình ảnh camera xung quanh hiện trường,
công an đã nhanh chóng xác định Tâm nên truy bắt. Tâm
sau đó bị phát hiện khi đang lẩn trốn tại huyện Trảng Bom.
Công an đang lấy lời khai, làm rõ động cơ gây án của người
này.
VŨ HỘI
Đại úy công an “làm
ăn” với người bị giam
Vì đồng ý cho bị can thuê điện thoại dẫn tới hai bị can trốn trại giam,
LêMinhSơnbị truytốtội lạmdụngchứcvụ,quyềnhạnchiếmđoạt tài sản.
Bănkhoănviệc giam
giữngười bị AIDS
giai đoạn cuối
Các đại biểu vẫn còn băn khoăn việc giữ
hay bỏ Điều 42 trong dự thảo Luật sửa đổi,
bổ sungmột số điều của Luật Phòng, chống
HIV/AIDS…
Sáng 26-6, tại Nhà khách Quốc hội (QH)
TP.HCM, Ủy ban Về các vấn đề xã hội của QH đã
thảo luận về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Phòng, chống HIV/AIDS.
Tại buổi thảo luận, PGS-TS Phạm Đức Mạnh,
Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ
Y tế), cho biết dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đã bãi
bỏ Điều 42. Theo PGS Mạnh, Điều 42 đã không
thực hiện được trong thời gian qua vì “không định
nghĩa được AIDS giai đoạn cuối” nên đề xuất bỏ
điều này.
Còn bà Nguyễn Thị Hoài Thu, nguyên Chủ
nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của QH, cho
rằng: “Người ta không chết vì AIDS mà chết vì
phân biệt đối xử”. Bởi theo bà có những người
nhiễm HIV/AIDS không phải vì họ sa vào tệ nạn
hay có lối sống buông thả. Do đó, bà không đồng
tình với việc bãi bỏ Điều 42 như dự thảo luật mới
vì điều luật này thể hiện sự nhân đạo của pháp
luật.
“Người ta gần
chết rồi, làm sao
còn khả năng gây
án, hình sự hóa
làm gì nữa. Việc
không định nghĩa
được giai đoạn
cuối của AIDS thì
đó là lỗi của các
anh” - bà Thu nêu
ý kiến.
Bà cũng cho
rằng họ đã ở giai
đoạn cuối của căn
bệnh mà nhốt vào
trại giam thì khổ
cực quá. “Mình
nên cho họ về nhà,
tất nhiên không
phải về rồi muốn
làm gì cũng được mà chúng ta phải thăm khám,
chăm nom rồi để họ ra đi ở nhà” - bà Hoài Thu
nói, đồng thời đề nghị các đại biểu nên suy nghĩ
lại về Điều 42.
Về vấn đề này, ông Đặng Thuần Phong, Phó
Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của QH,
cũng đặt vấn đề: “Để cho người sắp chết mà ở
trong tù vì không xác định được giai đoạn cuối
của AIDS như thế nào. Vậy nên bỏ hay chuyển
sang hướng khác?”. Ông cũng gợi ý phải chăng
các loại bệnh nan y khác cũng nên được đưa vào
luật để giữ tính nhân văn.
Một vấn đề khác được các đại biểu đề cập đến
là hiện nhiều bệnh nhân HIV không được cấp
bảo hiểm y tế (BHYT). Ông Đồng Văn Ngọc,
Sở Y tế TP.HCM, cho biết hiện nay TP.HCM có
gần 47.000 người nghiện, gần 40.000 người đang
điều trị ARV. Tuy nhiên, công tác triển khai các
chương trình về phòng, chống HIV/AIDS của TP
còn nhiều khó khăn. Một điều đáng nói, hiện TP
có khoảng 20%-25% người nhiễm HIV/AIDS,
điều trị ARV nhưng có hộ khẩu ở tỉnh, thành khác.
“Có nhiều người không có nơi cư trú, không có
giấy tờ tùy thân nên không thể tham gia BHYT để
điều trị bệnh” - ông Ngọc nói và nhìn nhận đây là
thách thức lớn của TP.HCM.
Ông Đặng Thuần Phong, Phó Chủ nhiệm Ủy ban
Về các vấn đề xã hội của QH, cũng bày tỏ trăn trở:
“HĐND TP bỏ tiền ra nhưng lại không mua được
BHYT cho người bệnh vì vướng giấy tờ”. Ông đề
nghị cơ quan chức năng nghiên cứu sửa luật để đáp
ứng nhu cầu của người bệnh hiện nay.
LÊ THOA
Vợ không biết chồng làm ăn phi pháp
Đối với vợcủaĐại úySơnvàbạncủaThiệnkhimở tài khoản
nhận tiền của người thân các bị can, cả hai đều không biết
sử dụng các tài khoản này cho việc phạm tội nên Cơ quan
điều tra VKSNDTối cao không xem xét trách nhiệmhình sự.
Đối với vụ án thiếu trách nhiệm để người bị bắt, người bị
giam giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù trốn
thì quá trình điều tra đến nay không đủ căn cứ xác định lãnh
đạo, cán bộ, chiến sĩ trại tạmgiamCông an tỉnh BìnhThuận
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về
quản lý, canh gác để hai can phạm bỏ trốn khỏi nơi giam
giữ. Do đó, Cơ quan điều tra VKSND Tối cao đã quyết định
đình chỉ điều tra vụ án này.
Đến nay, toàn bộ cá nhân liên quan ca trực xảy ra vụ trốn
trại đã bị kỷ luật về mặt Đảng và chính quyền.
Điều 42 Luật Phòng,
chống HIV/AIDS 2006 quy
định: Người đang bị điều
tra, truy tố, xét xử mà bị
bệnh AIDS giai đoạn cuối
được tạm đình chỉ điều tra
hoặc tạm đình chỉ vụ án
theo quy định của pháp
luật về tố tụng hình sự;
Người bị tòa kết án mà
bị bệnh AIDS giai đoạn
cuối được miễn chấp hành
hình phạt hoặc giảm thời
hạn chấp hành hình phạt,
được hoãn hoặc tạm đình
chỉ chấp hành hình phạt
tù theo quy định của pháp
luật về hình sự, tố tụng hình
sự, thi hành án phạt tù…
1,2,3,4 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook