148-2020 - page 14

14
Những ngày gần đây, trên các trang
mạng xã hội, nhiều người chia s nhau
thông tin rằng có quy định mới: Từ
ngày 1-7, những ai có hành vi chê người khác mập, lùn,
xấu, ế phải bồi thường đến 16 triệu đồng.
Nhiều bạn đọc gửi câu hỏi về
PLO
băn khoăn liệu có
thật là sẽ phải bồi thường tới 16 triệu đồng nếu chê ngoại
hình người khác? Quy định này nằm trong văn bản nào?
Trả lời vấn đề trên, luật sư Nguyễn Thành Nam, Đoàn
Luật sư TP.HCM, cho biết thật ra con số bồi thường 16
triệu đồng xuất phát từ một quy định trong BLDS 2015.
Cụ thể, khoản 1 Điều 592 BLDS quy định thiệt hại do
danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm: Chi
phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; thu nhập thực
tế bị mất hoặc bị giảm sút; thiệt hại khác do luật quy định.
Ngoài ra, tại khoản 2 điều luật này cũng nêu rõ trường
hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm
phạm thì người gây ra phải bồi thường thiệt hại các khoản
tại Điều 1 và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về
tinh thần mà người đó gánh chịu.
Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên
thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa
bồi thường cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín
bị xâm phạm không quá 10 lần mức lương cơ sở do Nhà
nước quy định.
Như vậy, khi một người có hành vi khiến danh dự, nhân
phẩm của người đó bị xâm hại thì người bị xâm hại có
quyền yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh thần, mức bồi
thường không quá 10 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đó.
Hiện nay, Nghị quyết 86/2019 của Quốc hội đã thông
qua việc điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng/
tháng lên 1,6 triệu đồng/tháng, kể từ 1-7-2020. Nghĩa là
mức bồi thường tổn thất về tinh thần tối đa là 16 triệu
đồng. Đây là cái cớ để nhiều người lan tỏa thông tin trên
mạng xã hội rằng kể từ ngày 1-7, ai chê người khác mập,
lùn, xấu, ế sẽ phải bồi thường 16 triệu đồng.
Tuy nhiên, thông tin này có hai cái sai.
Một là ngày 19-6 vừa qua, Quốc hội đã biểu quyết
thông qua nghị quyết kỳ họp thứ 9, trong đó có nội dung
chưa điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1-7-2020. Nguyên
nhân là do tác động tiêu cực của COVID-19, cần cân đối
ngân sách nhà nước nên việc chưa tăng lương cơ sở là
cần thiết.
Hai là các quy định trên được quy định trong BLDS,
không phải là một chế tài xử phạt hành chính. Do đó,
khi áp dụng vào thực tế để chứng minh rằng mình bị
xúc phạm danh dự, nhân phẩm mà đòi tiền bồi thường là
không dễ.
Việc chê người khác là mập, xấu, ốm, đen… thì đôi khi
chỉ là nhận xét về ngoại hình người khác một cách thiếu tế
nhị. Khó có thể cho rằng sự nhận xét đó nghiêm trọng đến
mức xúc phạm danh dự, nhân phẩm một ai đó.
Do đó, một người bị người khác nhận xét là mập, xấu
không dễ đòi tiền bồi thường danh dự, nhân phẩm như
thông tin trên mạng xã hội mấy ngày qua.
ĐẶNG LÊ
Bạn đọc -
ThứSáu3-7-2020
TRÚCPHƯƠNG
N
hững tháng gần đây,
việc hóa đơn tiền điện
tăng nhiều lần là mối
quan tâm của nhiều người.
Để giảm chi phí sử dụng
điện, một số hộ gia đình đã
tìm và mua dùng các thiết bị
tiết kiệm điện.
Trên các trang thương mại
điện tử, mặt hàng thiết bị tiết
kiệmđiện được bán khá nhiều,
đa dạng về mẫu mã. Các loại
thiết bị này hấp dẫn người
mua với lời quảng cáo tiết
kiệm 25%-50% lượng điện
tiêu thụ hằng tháng.
Gắn thiết bị, tiền không
giảm mà còn tăng
Tiền điện liên tục tăng
200.000-500.000 đồng/tháng
khiến chị PhanThị Hoa (quận
1, TP.HCM) lo lắng. Nghe
bạn bè giới thiệu, chị lên các
trang mạng tìm mua thiết bị
tiết kiệm điện để mong giảm
chi phí sinh hoạt của gia đình.
Chị Hoa cho biết sau khi
tham khảo, chị đã tìm được
khá nhiều loại sản phẩm với
nội dung quảng cáo là các
thiết bị này chỉ cần cắm vào
ổ điện là tiết kiệm 25%-50%
lượng điện hằng tháng.
Để thuyết phục khách hàng,
người bán còn đăng tải các
video sử dụng thực tế với nội
dung chỉ cần cắm thiết bị tiết
kiệmvào ổ điện đang sử dụng
quạt, đèn… thì ngay lập tức
chỉ số điện tiêu thụ đo được
qua ampheđãgiảmđimột nửa.
“Thấy sản phẩm tiết kiệm
điện quảng cáo kiểu “nói có
sách, mách có chứng” nên
tôi tin ngay và đặt mua hàng.
Tuần sau tôi nhận được sản
phẩm, giá mua là 285.000
đồng. Tuy nhiên, sau một
tháng sử dụng thì tôi thấy
hiệu quả không như quảng
cáo mà còn phải trả nhiều
tiền hơn” - chị Hoa nói.
Theo chị Hoa, do cứ nghĩ
lượng điện sẽ giảmnhư quảng
cáo, gia đình chị xài thoải
mái, máy lạnh, quạt máy mở
thả ga. Đến khi nhận hóa đơn
mới tá hỏa, tiền tăng gấp đôi
tháng trước. Ngay sau đó gia
đình chị bỏ luôn, không dám
xài thiết bị này nữa.
Không chỉ có trường hợp
của chị Hoa, nhiều bạn đọc
cũng phản ánh việc mua các
thiết bị tiết kiệm điện về dùng
nhưng kết quả không như
mong đợi.
Giảm 25%-50% lượng
điện là điều không thể
Để làm rõ thực hư công
dụng của thiết bị trên, chúng
tôi đã tìm mua một hộp tiết
kiệm điện để nhờ chuyên gia
kiểm chứng.
Khá bất ngờ khi sản phẩm
được giao chỉ là một hộp
nhựa, bên ngoài có đèn LED
và chốt cắm cùng với một
giấy hướng dẫn sử dụng chỉ
viết toàn tiếng Anh. Bao bì
sản phẩm không ghi nơi sản
xuất lẫn các thông số k thuật.
Sau khi xem xét cấu tạo
trong ngoài hộp tiết kiệm
điện được chúng tôi mang
đến, GS-TS Lê Tiến Thường,
giảng viên Khoa điện - điện
EVN cảnh báo về thiết bị tiết kiệm điện
Trước tình trạng người dân nhiều nơi tìmmua các thiết
bị tiết kiệm điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã
đưa ra lời cảnh báo về sự thật các thiết bị tiết kiệm điện
đến người dân.
Tại cảnh báo, EVN khẳng định qua kiểm chứng thực tế
cho thấy các thiết bị tiết kiệm điện hoàn toàn không thể
giảm điện năng tiêu thụ ở mức lớn như vậy. Các thiết bị
trên không được Bộ KH&CN, Bộ Công Thương hoặc đơn
vị chuyên ngành về tiết kiệm năng lượng có uy tín trên thị
trườngchứngnhậnvềhiệuquả tiết kiệmđiệnnhưquảngcáo.
Liên quan đến hành vi danh dự, nhân phẩmbị xâmphạm,
hiệnnaycũngcóhaivănbảnxửphạtliênquanđếnhànhvinày.
Cụ thể, Điều 5 Nghị định 167/2013 quy định phạt cảnh
cáo hoặc phạt tiền 100.000-300.000 đồng đối với người nào
có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm
danh dự, nhân phẩm của người khác.
Còn tại khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020 quy định
người nào có hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp,
chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc,
vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì
bị phạt tiền 5-10 triệu đồng.
Coi chừng mua phải thiết bị
tiết kiệm điện dỏm
tử, ĐH Bách Khoa TP.HCM,
khẳng định lời quảng cáo các
thiết bị tiết kiệm điện có khả
năng giảm 25%-50% lượng
điện tiêu thụ là điều không thể.
“Thiết bị chỉ có vài dây
điện, điện trở, các tụ nhỏ và
đèn LED được lắp ghép khá
đơn giản. Với kết cấu này thì
đây chỉ là thiết bị điện bình
thường, không có khả năng
tiết kiệm điện” - GS Thường
nhấn mạnh.
Theo GS Thường, thiết bị
tiết kiệm điện hay còn gọi
là tụ bù được hoạt động trên
nguyên tắc giảm tối thiểu
công suất vô ích phát sinh
trong quá trình sử dụng thiết
bị điện. Về lý thuyết và cả
ứng dụng thực tế, các tụ bù
chỉ mới tiết kiệm trên dưới
10% lượng điện tiêu thụ, đây
đã là mức đối đa.
Tuy nhiên, các tụ bù cũng
hoạt động dựa trên điện năng
nên vẫn phải tiêu tốn một
lượng điện nhất định. Vì
vậy, việc sử dụng các tụ bù
chỉ phù hợp trong các doanh
nghiệp, phân xưởng sản xuất
công nghiệp.
Trong hộ gia đình, người
dân nên sử dụng các thiết bị
điện có gắn sẵn nhãn xanh
tiết kiệm điện, vì trong chính
các sản phảm này đã có lắp
đặt các tụ bù tiết kiệm điện.
Đồng thời, người dân nên xây
dựng thói quen tiết kiệmđiện.
“Người dân cần nâng cao ý
thức sử dụng điện tiết kiệm,
hiệu quả, chứ không nên trông
chờ vào cái gọi là thiết bị tiết
kiệm điện. Việc sử dụng các
tụ bù không rõ nguồn gốc,
không rõ thông số k thuật
cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ
cháy nổ, rủi ro về điện” - GS
Thường khuyến cáo.•
Một
người
dân
mua
thiết bị
tiết kiệm
điện
về gắn
tại nhà
mình.
Ảnh:
TRÚC
PHƯƠNG
Xemxét cấu tạo hộp tiết kiệmđiện, GS-TS Lê Tiến Thường khẳng
định đây chỉ là thiết bị điện bình thường. Ảnh: TRÚC PHƯƠNG
“Việc sử dụng các tụ
bù không rõ nguồn
gốc, không rõ thông
số kỹ thuật cũng
tiềm ẩn nhiều nguy
cơ cháy nổ, rủi ro về
điện” - GS Thường
khuyến cáo.
Thiếtbị tiếtkiệmđiệntrởthànhmặthànghotđượcnhiềungười săntìmnhưngcôngdụng lạihoàntoàntráingược.
Chê người khác xấu, ế phải bồi thường16 triệu:Đâudễ!
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook