148-2020 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứSáu3-7-2020
VKSND Tối cao vừa tổ chức lễ công bố và trao quyết
định bổ nhiệm chức vụ thủ trưởng Cơ quan điều tra
(CQĐT) VKSND Tối cao. Theo đó, ông Đỗ Văn Phương
(kiểm sát viên cao cấp, Viện trưởng VKSND tỉnh Thanh
Hóa) được điều động và bổ nhiệm giữ chức vụ thủ trưởng
CQĐT VKSND Tối cao.
Ông Nguyễn Huy Tiến, Phó Viện trưởng thường trực
VKSND Tối cao, cho biết việc bổ nhiệm ông Đỗ Văn
Phương giữ chức vụ mới nhằm thực hiện chủ trương điều
động, luân chuyển, biệt phái cán bộ trong toàn ngành
nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Phó viện trưởng thường trực VKSND Tối cao hy vọng
tân thủ trưởng CQĐT sẽ tham mưu lãnh đạo VKSND Tối
cao xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ án liên quan tới
xâm phạm hoạt động tư pháp và tham nhũng trong hoạt
động tư pháp.
Nhận nhiệm vụ, ông Đỗ Văn Phương hứa sẽ cùng tập
thể lãnh đạo, công chức CQĐT VKSND Tối cao đoàn kết
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
TUYẾN PHAN
Ông Đỗ Văn Phương làm thủ trưởng Cơ quan điều tra VKSND Tối cao
8.800 tỉ thiệt hại
trongđại án thuhồi
bằng cáchnào?
VKS đề nghị HĐXX dành quyền khởi kiện
dân sự cho ông Trần Phương Bình đối với
các nhómkhách hàng vay có tài sản đảmbảo
không đủ điều kiện pháp lý.
Ngày 2-7, TAND TP.HCM vào phần tranh luận
vụ án ông Trần Phương Bình và các đồng phạm
gây thiệt hại cho Ngân hàng TMCP Đông Á
(DAB) hơn 8.800 tỉ đồng (còn gọi là đại án DAB
giai đoạn 2).
Đại diện VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt ông
Bình tù chung thân về tội lạm dụng chức vụ, quyền
hạn chiếm đoạt tài sản, 20 năm tù về tội vi phạm quy
định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín
dụng, tổng hợp hình phạt là chung thân.
Bị cáo khách hàng nhóm vay lớn Phùng Ngọc
Khánh (chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Công
ty M&C) bị đề nghị mức án 18-20 năm tù do có
bàn bạc thống nhất với ông Bình trong việc vay sai
quy định.
Ngoài trách nhiệm hình sự, VKS đưa ra quan điểm
về giải quyết trách nhiệm dân sự trong vụ án.
VKS đề nghị tòa buộc ông Bình bồi thường số tiền
đã lấy từ DAB rồi sử dụng vào mục đích cá nhân
cùng hàng ngàn tỉ đồng là tiền ông và đối tác, thuộc
cấp bàn bạc “rút ruột” ngân hàng bằng chiêu trò cho
vay vốn sai quy định.
Cụ thể, ông Bình bồi thường 75,6 tỉ đồng
chiếm đoạt của DAB và 3.139 tỉ đồng trong việc
cho nhóm Hiệp Phú Gia và TTC vay. Bị cáo
Khánh bị đề nghị bồi thường hơn 3.949 tỉ đồng
vay của DAB.
Cạnh đó, VKS đề nghị HĐXX dành quyền khởi
kiện dân sự cho bị cáo Bình đối với các nhóm khách
hàng vay có tài sản đảm bảo không đủ điều kiện
pháp lý.
Những bị cáo khác và những người liên quan đã
vay tiền trái quy định phải có trách nhiệm hoàn trả,
liên đới bồi hoàn hàng ngàn tỉ đồng.
Về tài sản kê biên trong quá trình giải quyết vụ án,
VKS đề nghị HĐXX tiếp tục giao DAB quản lý tất
cả tài sản thế chấp nhằm đảm bảo thi hành án.
Đối với các khoản vay của nhóm khách hàng
Đồng Tiến, đề nghị tòa buộc Trần Quang Khải có
trách nhiệm hoàn trả hơn 257 tỉ đồng đối với bảy
khoản vay tín chấp sai quy định, buộc Bùi Văn Dội
hoàn trả hơn 165 tỉ đồng đối với ba khoản vay tín
chấp sai quy định.
Đối với nhóm khách hàng Tân Vạn Hưng, VKS đề
nghị HĐXX buộc Vũ Thị Liên hoàn trả gần 1.100
tỉ đồng và liên đới với người liên quan hoàn trả hơn
268 tỉ đồng là khoản dư nợ của nhóm Tân Vạn Hưng
tại DAB.
Viện cũng đề nghị HĐXX tiếp tục tạm giữ 250 tỉ
đồng Công ty Ba Son đã nộp lại để đảm bảo việc thi
hành án của ông Bình. Các tài sản được các nhóm
khách hàng thế chấp vay tiền tại DAB tiếp tục giao
cho ngân hàng quản lý để xử lý nợ.
Bào chữa cho bị cáo Bình, luật sư đưa ra nhiều
kiến nghị nhằm có phương án khắc phục được phần
lớn hậu quả xảy ra.
Luật sư đề nghị HĐXX và VKS đánh giá, xác
định thiệt hại trong vụ án DAB giai đoạn 2 này là
khoản chênh lệch giữa dư nợ gốc và lãi phát sinh
đến thời điểm khởi tố vụ án trừ đi giá trị tài sản
đảm bảo và phong tỏa, kê biên mới được coi là
hợp lý.
Đồng thời, việc thu hồi và khắc phục hậu quả vụ
án gắn liền và có mối quan hệ nhân quả với hành vi
bị coi là tội phạm.
Từ đó, luật sư đề nghị cơ quan tố tụng truy xét
theo dòng tiền giải ngân từ các hợp đồng tín dụng có
dấu hiệu sai phạm và quá trình tạo lập, hình thành
tài sản thế chấp, đảm bảo để giải quyết phần dân sự
trong vụ án hình sự, từ đó làm căn cứ xử lý, phát
mại trong quá trình thi hành án nhằm khắc phục triệt
để hậu quả gây ra đối với DAB.
HOÀNG YẾN
Thời hiệu yêu cầu bồi
thường oan quá ngắn
Ngoài bốn loại thời hiệumà Bộ luật Dân sự đã nêu, Luật Trách nhiệm
bồi thường của Nhà nước còn quy địnhmột loại thời hiệu yêu cầu
Nhà nước bồi thường cho người bị oan.
YẾNCHÂU
N
gày 2-7, Khoa luật dân
sự Trường ĐH Luật
TP.HCM tổ chức hội
thảo “Thời hiệu trong pháp
luật dân sự Việt Nam”.
Trình bày tham luận tại hội
thảo, ThS Đặng Lê Phương
Uyên (ĐHLuật TP.HCM) đặt
vấn đề về hiệu lực của thời
hiệu khởi kiện và hệ quả của
việc hết thời hiệu khởi kiện.
TheoThSUyên, khoản 3Điều
150 Bộ luật Dân sự (BLDS)
quy định thời hiệu khởi kiện
là thời hạn mà chủ thể được
quyềnyêu cầu tòa ángiải quyết
vụ án dân sự bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp bị xâm hại,
nếu thời hạn đó kết thúc thì
mất quyền khởi kiện. Từ đó
có thể thấy thời hiệu là một
loại thời hạn.
ThS Uyên cho rằng thời
hiệu khởi kiện cho phép chủ
thể có quyền khởi kiện nhưng
đó cũng là ranh giới hạn định
quyền khởi kiện khi thời hiệu
khởi kiện đã hết, trừ trường
hợp phát sinh căn cứ bắt đầu
lại thời hiệu khởi kiện. Điều
này có nghĩa là khi kết thúc
khoảng thời gian luật định
mà chủ thể không thực hiện
quyền khởi kiện thì bị mất
quyền khởi kiện.​
Nói về thời hiệu trong Luật
Trách nhiệm bồi thường của
Nhà nước (TNBTCNN), ThS
NguyễnTrươngTín, ĐHLuật
TP.HCM, cho rằng đây là một
trong những nội dung mang
tính chất đặc trưng. Điều 150
BLDS có quy định bốn loại
thời hiệu là thời hiệu hưởng
quyền dân sự, thời hiệu miễn
trừ nghĩa vụ dân sự, thời hiệu
khởi kiện và thời hiệu yêu cầu
giải quyết việc dân sự.
Trong Luật TNBTCNN có
thêm một loại thời hiệu nữa
không nằm trong bốn loại
thời hiệu mà BLDS đã nêu
trên, đó là thời hiệu yêu cầu
Nhà nước bồi thường tại cơ
quan trực tiếp quản lý người
thi hành công vụ.
ThSTínnêuvídụ:Tòahuyện
X xử ôngAphạm tội, sau đó
ông A kháng cáo kêu oan và
được tòa tỉnh tuyên không
phạm tội. Từ phán quyết của
tòa tỉnh, ôngAcó quyền yêu
cầu bồi thường. ÔngAcó thể
gửi đơn tới TAND huyện X
là cơ quan làm oan yêu cầu
bồi thường hoặc khởi kiện
TAND huyện X ra tòa để bồi
thường. Như vậy có hai thủ
tục, một là thủ tục yêu cầu cơ
quan làm oan bồi thường, hai
là thủ tục khởi kiện cơ quan
làm oan bồi thường. Hai thủ
tục này có quy định thời hiệu
khác nhau.
Theo ThS Tín, thời hiệu
yêu cầu Nhà nước bồi thường
tại cơ quan quản lý trực tiếp
người thi hành công vụ là ba
năm, kể từ ngày nhận được
văn bản làm căn cứ yêu cầu
bồi thường. Còn việc khởi
kiện yêu cầu Nhà nước bồi
thường là theo thủ tục giải
quyết vụ án dân sự, tức khởi
kiện cơ quan đã làm oan, sai
hoặc có những quyết định gây
thiệt hại cho người bị thiệt
hại. Thời hiệu này cũng là ba
năm kể từ ngày nhận được
văn bản làm căn cứ yêu cầu
bồi thường.
Tuy nhiên, theo ThS Tín,
trong thời hiệu khởi kiện ra
tòa có thời hiệu 15 ngày. Tại
Điều 52 Luật TNBTCNN
có quy định trong thời hạn
15 ngày kể từ ngày nhận
được quyết định giải quyết
bồi thường mà người yêu
cầu bồi thường không đồng
ý với quyết định đó... thì có
quyền khởi kiện yêu cầu tòa
án giải quyết.
ThS Tín nói thời hiệu 15
ngày là quá ngắn, liệu có
đảm bảo quyền và lợi ích
hợp pháp của người bị thiệt
hại hay không.•
ThSNguyễn Trương Tín trình bày tại hội thảo. Ảnh: CHÂUYẾN
Thế nào là “biết” hoặc “phải biết”?
Tại hội thảo,ThS NguyễnTấn HoàngHải, ĐH LuậtTP.HCM,
cho rằng trước đây thời hiệu được tính từ ngày quyền và lợi
ích bị xâm phạm (Điều 427 BLDS 2005). Còn hiện nay, thời
hiệu được tính từ ngày người có quyền yêu cầu “biết hoặc
phải biết”quyền và lợi ích hợp pháp củamình bị xâmphạm
(Điều 429 BLDS 2015). Tuy nhiên, như thế nào là“biết”hoặc
“phải biết” thì chưa được hướng dẫn cụ thể, gây lúng túng
cho việc áp dụng pháp luật.
ThS Nguyễn
Trương Tín cho
rằng thời hiệu để
khởi kiện là 15 ngày
là quá ngắn, liệu có
đảm bảo quyền và
lợi ích hợp pháp của
người bị thiệt hại
hay không.
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook