148-2020 - page 4

4
Thời sự -
ThứSáu 3-7-2020
22 tỉnh chưagiải ngânđồngvốnODAnào
Theo kế hoạch, trong năm 2020 phải giải ngân gần
700.000 tỉ đồng, tương đương 30 tỉ USD vốn đầu tư công.
Tuy nhiên, thực tế sáu tháng đầu năm giải ngân mới ước
đạt 156.000 tỉ đồng (hơn 33% kế hoạch), trong khi vốn
ODA giải ngân rất thấp (hơn 10%).
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho rằng đẩy
mạnh giải ngân vốn đầu tư công cần được coi là “nhiệm
vụ chính trị trọng tâm”.
Ông Nguyễn Chí Dũng đề nghị Chính phủ giao Bộ
KH&ĐT chủ trì rà soát tiến độ giải ngân của các dự án
từ tháng 7-2020 để kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng điều
chỉnh kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách trung ương
năm 2020 giữa các bộ, ngành, địa phương trong tổng mức
vốn đã được Quốc hội quyết định.
Tuy nhiên, bộ trưởng Bộ Tài chính lo ngại nếu tháng 7
rà soát, rồi dự kiến đến tháng 9 mới điều chỉnh sẽ chậm.
Theo ông Đinh Tiến Dũng, cần điều chỉnh kế hoạch vốn
đầu tư công ngay từ tháng 7 để triển khai theo quy định.
“Nếu để tháng 9 mới điều chỉnh, thực hiện thủ tục giải
ngân thì nhanh lắm đến cuối năm chỉ có thể tạm ứng theo
hợp đồng. Mà tạm ứng thì không có GDP vì chưa có khối
lượng” - bộ trưởng Tài chính nói.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho hay vốn ODA
dành cho kế hoạch năm 2020 khoảng 60.000 tỉ đồng,
trong đó dành 2/3 nguồn vốn này cho các địa phương.
“Đến nay, trong 63 tỉnh, thành thì đến 22 tỉnh giải ngân
vốn ODA bằng 0%, tức là sáu tháng qua chưa giải ngân
được một đồng nào. Chỉ có 16 tỉnh, thành giải ngân trên
10%, duy nhất một tỉnh đạt 15%, còn lại rất thấp” - phó
thủ tướng nói.
Theo phó thủ tướng, một trong những nguyên nhân dẫn
đến giải ngân chậm là do giải phóng mặt bằng: “Khi xây
dựng các dự án để vay vốn ODA, các tỉnh, TP cam kết sẽ
bố trí đủ vốn đối ứng để giải phóng mặt bằng. Nhưng đến
khi có dự án rồi lại khó khăn giải phóng mặt bằng”.
“Phải nóng ruột lên!” - Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh
đề nghị.
Về vấn đề trên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói: “Khi
đề nghị dự án thì rất quyết liệt nhưng gặp giải phóng mặt
bằng thì các đồng chí giao cấp dưới, không quan tâm. Tại
sao có địa phương giải ngân tốt nhưng có nhiều địa phương
lại giải ngân rất chậm? Lần này phải có chế tài mạnh”.
Người đứng đầu Chính phủ sau đó yêu cầu bí thư, chủ
tịch phải tập trung chỉ đạo, cùng cấp dưới tháo gỡ.
“Chính phủ sẽ thành lập đoàn kiểm tra một số địa
phương, đơn vị để xem xét tiến độ, kiên quyết điều
chuyển vốn ngay trong tháng 8. Lần này, Chính phủ, Thủ
tướng phải ra tay, không để tình trạng trì trệ. Quốc hội đã
có nghị quyết giao Thủ tướng làm vấn đề này. Anh nào
không đảm đương được thì điều chuyển sang cho đơn vị
khác làm” - Thủ tướng nhấn mạnh.
Ông cho biết giải ngân vốn đầu tư công sẽ là căn cứ đánh
giá việc hoàn thành nhiệm vụ năm nay của các cấp, ngành,
địa phương. “Sau hội nghị này về, tình trạng trì trệ trong
giải ngân vốn đầu tư công không thể tiếp tục tái diễn như
một số năm” - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định.
ĐỨC MINH
Thủ tướngNguyễn Xuân Phúc trao đổi với các đại biểu dự hội nghị. Ảnh: TTXVN
Thủ tướng: “Hành động hơn nữa,
chống trì trệ”
Đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng đượcThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc coi là “cỗ xe tammã” đưa nền kinh tế
tăng trưởng trở lại sau dịch.
ĐỨCMINH
N
gày 2-7, Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc
chủ trì hội nghị trực
tuyến Chính phủ với các địa
phương đánh giá tình hình
kinh tế - xã hội sáu tháng đầu
năm và triển khai nhiệm vụ
sáu tháng cuối năm.
“Tam mã” kéo cỗ xe
tăng trưởng
Tại hội nghị, Thủ tướng cho
hay kinh tế thế giới tiếp tục
xấu đi nhanh chóng do đại
dịch COVID-19 tiếp tục diễn
biến hết sức phức tạp trên toàn
cầu, trong đó có những đối
tác lớn, quan trọng của nước
ta. Những ngày gần đây, dịch
bệnh có sự lan rộng, chưa dự
báo được khi nào kết thúc do
chưa có vaccine. “150 năm
qua, chưa bao giờ có sự khủng
hoảng y tế dẫn đến khủng
hoảng kinh tế toàn cầu lớn
như thế. Trong khi nước ta
là nước hội nhập sâu rộng,
xuất nhập khẩu gấp hai lần
GDP nên phải tính toán bước
đi, bước làm trong bối cảnh
dịch bệnh” - Thủ tướng nói.
Đánhgiá tổng thể,Thủ tướng
nhậnđịnhkinh tế vĩmô tiếp tục
ổn định, các cân đối lớn được
bảo đảm, tạo nền tảng quan
trọng để phát triển kinh tế…
Tuy nhiên, ông cảnh báo các
yếu tố rủi ro còn tiềm ẩn như
giá dầu thô biến động mạnh,
liên tục trong hôm qua bốn
lần tăng giá dầu. Rủi ro tỉ giá
thương mại, đầu tư, tài chính,
tiền tệ quốc tế gia tăng…
“Các cấp, các ngành cần
nhận diện, xác định rõ rủi ro
bên ngoài và bên trong để
có biện pháp điều hành hiệu
quả, kịp thời” - Thủ tướng
nói, đồng thời khẳng định
rõ: Phải duy trì ổn định kinh
tế vĩ mô để nâng cao uy tín
chỉ đạo, điều hành, củng cố
niềm tin của người dân, doanh
nghiệp, thu hút đầu tư, tạo nền
tảng cho ổn định và phát triển
kinh tế - xã hội.
“Chúng ta đều biết cỗ máy
tăng trưởng của Việt Nam ví
như cỗ xe tammã, gồmba cấu
phần quan trọng nhất là đầu
tư, xuất khẩu và tiêu dùng.
Hội nghị này phải dùng mọi
biện pháp để ba con ngựa kéo
đạt mục tiêu tăng trưởng cao
nhất, để lấy đà cho đất nước”
- người đứng đầu Chính phủ
yêu cầu.
Thủ tướng nhận định chúng
ta có thểđạt tăng trưởngdương,
cao nhất nhì thế giới nhưng
mức tăng trưởng 1,81% trong
sáu tháng đầu nămvẫn là thấp,
trong đó có 12 địa phương
tăng trưởng âm.
“Các đô thị lớn phải là
đầu tàu, nhất là TP.HCM.
Tôi muốn TP.HCM phải có
những quyết sách mạnh mẽ,
tháo gỡmạnhmẽ cho sản xuất,
kinh doanh để đóng góp vào
sự tăng trưởng chung của cả
nước!” - Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc nói.
Không để ai quá khổ,
quá khó khăn
Kết luận hội nghị, Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc
nói: “Chúng ta phải tập trung
làm ngay, làm càng sớm càng
tốt để tận dụng cơ hội phục
hồi phát triển kinh tế - xã hội
với tinh thần là hành động,
hành động hơn nữa, chống
trì trệ, nâng cao trách nhiệm
hơn nữa”.
Thủ tướng yêu cầu phải tiếp
tục theo dõi để đề phòng nguy
cơ dịch bệnh, đồng thời nắm
bắt cơ hội, từ đó Chính phủ
có chính sách đúng, kịp thời
hơn. “Tinh thần vừa phòng thủ
chống bệnh COVID-19, vừa
tấn công trên mặt trận kinh
tế vẫn là thực hiện mục tiêu
kép” - Thủ tướng nhấn mạnh.
“Tôi yêu cầu bộ trưởng, các
chủ tịch tỉnh phải có tinh thần
khó khăn gấp đôi chúng ta cố
gắng gấp ba. Không bàn lùi,
không chùn bướcmà phải tiến
công để phát triển đất nước.
Cả nước chung sức, đồng lòng
để xây dựng đất nước trong
lúc khó khăn dịch bệnh toàn
cầu. Các ngành, các cấp phối
hợp chặt chẽ, hoạt động hiệu
quả và có biện pháp cụ thể
để tháo gỡ khó khăn” - Thủ
tướng nói.
Ông cũng yêu cầu từng bộ,
ngành, địa phương phải thành
lập ban chỉ đạo hoặc tổ công
tác để thường xuyên rà soát,
tháo gỡ, đôn đốc, nhất là tháo
gỡ về đầu tư công và một số
vướngmắc về thể chế hiệnnay.
Nhấn mạnh phục hồi kinh
tế là vấn đề cấp bách, Thủ
tướng yêu cầu các chính sách
điều hành phải chủ động, linh
hoạt hơn để kích thích tổng
cầu, thu hút đầu tư, đảm bảo
mục tiêu ổn định vĩ mô, kiểm
soát lạm phát.
Thủ tướng lưu ý nếu chúng
ta để đứt gãy nền kinh tế sẽ
gây hệ lụy khó lường trong
trung và dài hạn.
Người đứng đầu Chính
phủ cũng yêu cầu chú trọng
các chính sách bảo đảm an
sinh xã hội, đời sống nhân
dân. “Tôi đề nghị hệ thống
tài chính quốc gia từ trung
ương đến địa phương có thể
bơm thêm tiền cho an sinh
xã hội. Không để ai quá
khổ, quá khó khăn trong
lúc đại dịch gây ảnh hưởng
đến người dân” - Thủ tướng
yêu cầu.•
“Tôi muốn
TP.HCM phải có
những quyết sách
mạnh mẽ, tháo gỡ
mạnh mẽ cho sản
xuất, kinh doanh
để đóng góp vào sự
tăng trưởng chung
của cả nước!”
Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc
Không chủ quan nhưng đừng bi quan
Tại hội nghị, Thủ tướng nhắc đến thông tin từ báo
Nikkei
(Nhật Bản) cho biết chỉ số PMI tháng 6 của Việt Nam tăng
mạnh, đạt 51,1 điểm so với 42,7 điểm trong tháng 5 vàmức
thấp kỷ lục, 32,7 điểm trong tháng 4. Điều đó thể hiện sản
xuất phục hồi, đơn hàng mới tăng nhanh, mạnh. Việt Nam
đứng đầu về phục hồi kinh tế trong các nước ASEAN.
“Tuy tăng trưởng thấp nhưng trong bối cảnh quốc tế như
vậy, chúng ta cần bình tĩnh, chủ động, vững tin trong nhận
định, đánh giá tình hình, không chủ quan nhưng tuyệt đối
không được bi quan” - Thủ tướng nhấn mạnh. “Đối với đất
nước ta, mỗi khi gặp gian khó cũng chính là thời điểm để
bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam và sự đoàn kết, chung sức, đồng
lòng của dân tộc ta tỏa sáng. Đó là thời điểm“lửa thử vàng,
gian nan thử sức”, càng khó khăn, càng nỗ lực vượt khó
vươn lên, càng nung nấu quyết tâm hơn!” - Thủ tướng nói.
Tiêu điểm
2%-3%
làmứcnợcôngđượcThủ tướng
chấp thuận tăng lên trongnăm
tài khóa 2020. “Tín dụng năm
nay phải tăng trưởng ít nhất
10%, nợ công có thể nâng như
trên để chính sách tài khóa rõ
nét hơn.Từmứcnợcông64,8%
GDPtrướcđây,chúngtađãgiảm
còn 57%, nay ta tăng thêm2%
là 59% GDP. Quản lý nợ công
chưa phải vấn đề lúc khó khăn
này” - Thủ tướng nói.
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook